Chúng ta đều biết nên ăn chín uống sôi nhưng có những loại rau ăn sống thậm chí còn tốt hơn cho sức khỏe và có những loại rau bắt buộc phải ăn chín nếu không sẽ gây ngộ độc.
Rau là món ăn quen thuộc và hầu hết chúng ta đều ăn rau đã nấu chín. Tuy nhiên, có một số món ăn như salad, gỏi hay các loại rau sống cũng đều được nhiều người yêu thích.
Điều này cũng đặt ra câu hỏi ăn rau sống hay đã nấu chín sẽ tốt hơn? Một số người cho rằng việc nấu chín rau sẽ phá hủy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích sự khác biệt về dinh dưỡng giữa rau sống và rau nấu chín, cũng như loại rau nào nên ăn sống và loại rau nào nên nấu chín, đồng thời hướng dẫn bạn cách ăn để được hưởng giá trị dinh dưỡng cao mà không gây hại tới sức khỏe.
Ăn rau sống và rau chín, cái nào có lợi hơn?
Nhiều người cũng biết rằng sau khi rau chín, rất nhiều vitamin sẽ bị mất đi. Trong rau xanh có chứa enzyme có thể giúp tiêu hóa nhưng enzyme này rất nhạy cảm với nhiệt độ và dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ cao, chỉ cần khoảng 47C là enzyme trong rau sẽ bị cạn kiệt.
Bên cạnh đó, một số vitamin trong rau có thể dễ dàng bị phá hủy trong quá trình nấu, đặc biệt là vitamin nhóm B và vitamin C. Trong số các cách chế biến rau, luộc là cách dễ khiến rau bị mất chất dinh dưỡng nhất, mất khoảng 50-60%.
Vì vậy, nếu bạn muốn giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn thì hấp, rang hoặc xào là cách tốt hơn. Nếu kéo dài thời gian đun hoặc nấu, các chất dinh dưỡng của rau sẽ bị mất nhiều hơn. Trong khi một số khoáng chất và vitamin khác trong quá trình nấu cũng bị mất đi, chỉ có vitamin D, E và K là ít bị mất đi khi nấu.
Một số loại rau ăn sống sẽ giữ được dinh dưỡng nhưng một số loại cần nấu chín để tránh ngộ độc. (Ảnh minh họa)
Nhưng so với thức ăn sống, thức ăn nấu chín dễ nhai, dễ tiêu hóa hơn, và đôi khi nó có thể có dinh dưỡng cao hơn. Một số loại rau nếu ăn sống có thể gây khó tiêu, khó hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng. Ví dụ, ngũ cốc nấu chín hoặc các loại đậu sau khi nấu chín ngoài việc tiêu hóa tốt hơn, còn có thể làm giảm hàm lượng chất chống dinh dưỡng (anti-Nutrition), một chất do thực vật sản xuất và ngăn cản cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng một số loại rau sau khi nấu chín sẽ bổ sung thêm một số hàm lượng chất chống oxy hóa chẳng hạn như lycopene trong cà chua sau khi nấu chín sẽ được cơ thể hấp thụ nhiều hơn.
Ngoài ra, một chức năng rất quan trọng khác của việc nấu chín thực phẩm là tiệt trùng, tránh được việc ngộ độc hoặc tiêu chảy do ăn đồ sống. Đặc biệt ở những nơi không đảm bảo vệ sinh thì phải nấu chín rau củ quả mới được ăn.
4 loại rau bổ dưỡng hơn khi ăn sống
– Súp lơ: So với súp lơ luộc , súp lơ xanh ăn sống có thể tiêu thụ nhiều hơn 3 lần chất sulforaphane – một chất chống ung thư.
– Bắp cải: Myrosinase là một enzym ngăn ngừa ung thư trong bắp cải, dễ bị phá hủy khi gặp nhiệt độ cao, vì vậy khi nấu bắp cải nên giảm thời gian nấu càng nhiều càng tốt để giữ lại nhiều enzym.
(Ảnh minh họa)
– Hành tây: Hành tây sống có thể ức chế sự đông m.áu bất thường của tiểu cầu và ngăn ngừa bệnh tim, nhưng hiệu quả này sẽ bị mất sau khi nấu.
– Tỏi: Tỏi sống giàu sulfua, có khả năng chống ung nhưng sau khi nấu ăn, những sulfide sẽ bị phá hủy.
7 loại rau phải nấu chín mới được ăn
– Măng tây: Muốn hấp thụ được chất dinh dưỡng của măng tây, bạn phải phá hủy thành tế bào rất dày của nó, sau khi nấu chín thì cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, E và axit folic.
– Ớt đỏ: Mặc dù ớt đỏ ăn sống có thể nhận được nhiều vitamin C hơn, nhưng nếu bạn muốn nhận được nhiều chất chống oxy hóa hơn như carotene và axit ferulic, hãy xào hoặc nướng.
– Các loại đậu: Các loại rau có vỏ như đậu Hà Lan có chứa lectin (Lectin) khi còn sống, là một loại độc tố có hại cho cơ thể, nhưng nó có thể được đào thải sau khi ngâm và nấu chín.
Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu nành phải ngâm và nấu chín để loại bỏ độc tố. (Ảnh minh họa)
– Nấm: Bất kể cách nấu nào, miễn là nấm được đun nóng, hàm lượng kali sẽ tăng lên .
– Cải bó xôi: Sau khi nấu chín thì hàm lượng axit folic trong cải bó xôi cao hơn cùng với sắt, magiê và canxi và các khoáng chất khác sau khi nấu chín sẽ dễ hấp thu hơn.
– Cà chua: Mặc dù hàm lượng lycopene trong cà chua sẽ tăng hơn 60% sau khi được nấu chín, nhưng hàm lượng vitamin C sẽ giảm khoảng 29%.
– Cà rốt: Cà rốt luộc có nhiều -carotene hơn cà rốt sống.
“T.iền mất tật mang” vì lõi lọc nước quá hạn sử dụng
Thói quen hiện nay của nhiều gia đình hiện nay là uống nước trực tiếp từ bình lọc nước RO, tuy nhiên, quy trình thay lõi lọc thường xuyên, định kỳ lại không được nhiều người mảy may quan tâm.
Trường hợp bà N.T.C bị đau bụng nhưng đi khám và xét nghiệm đều không rõ nguyên nhân gây bệnh. Sau thời gian uống thuốc, triệu chứng đau bụng vẫn không thuyên giảm. Bà Lan người hàng xóm đến nhà chơi được mời uống nước từ bình lọc nước RO, cảm thấy vị nước không ngọt tự nhiên dù hai nhà có sử dụng loại máy lọc nước cùng hãng sản xuất, bà Lan bày tỏ thắc mắc.
Khi hỏi bà C. việc có thay lõi lọc nước thời gian qua thì bà C. giải thích là từ ngày mua cách đây hơn 1 năm, gia đình bà chưa có thay lõi lọc. Trái ngược, gia đình bà Lan cứ định kỳ 6 tháng là gọi thợ bảo hành máy đến kiểm tra lõi lọc nước và thường xuyên kiểm tra nguồn nước từ bể lọc để nguồn nước uống trực tiếp được đảm bảo.
Khi gọi thợ kiểm tra, bà C. tá hỏa khi nhìn thấy hình ảnh cáu bẩn đen sì một lớp dày cộm trên lớp bông của lõi lọc. Người thợ sửa cũng khuyến cáo việc lõi lọc quá thời hạn thay, do vậy nguồn nước sử dụng tái nhiễm một phần nếu uống nước trực tiếp từ bình lọc nước. Sau lần đó, bà C. quan tâm hơn đến việc kiểm tra và thay lõi lọc nước định kỳ. Sức khỏe của bà C. cũng đã cải thiện từ ngày thay lõi lọc nước mới.
Mỗi gia đình cần chú ý trong việc kiểm tra lõi lọc nước định kỳ để nguồn nước sinh hoạt đảm bảo.
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, việc không thay lõi lọc định kỳ sẽ khiến lõi lọc bị quá tải và hoạt động kém hiệu quả, làm tăng khả năng tái nhiễm khuẩn nguồn nước, giảm tỉ lệ thu hồi nước tinh khuyết, giảm t.uổi thọ của máy. Có một thực tế, nhiều người thường nghĩ rằng mua máy lọc nước t.iền triệu thì khẳng định là nguồn nước tốt khi sử dụng mà không quan tâm nhiều đến việc kiểm tra và thay thế lõi lọc theo định kỳ. Hoặc không ít trường hợp như bà C. tại khu dân cư, họ thường quan niệm bể chứa nguồn nước đầu vào sạch, trong từ nước máy nên chủ quan việc thay lõi lọc thường xuyên.
Chức năng của lõi lọc nước lưu giữ lại các chất bẩn, tạp chất và vi khuẩn gây hại của nước. Ngoài ra, các lõi lọc chức năng có tác dụng bổ sung các khoáng chất có lợi cho cơ thể, ổn định vị ngọt cho nước, giúp nước đầu ra đảm bảo an toàn tránh tái nhiễm khuẩn. Qua thời gian hoạt động, các chất cặn bẩn và vi khuẩn sẽ bít lõi hoặc màng lọc làm giảm khả năng hoạt động nếu quá hạn. Điều này có thể gây ra tắc màng lọc hoặc nước đầu ra bị nhiễm vi khuẩn, tạp chất, không đảm bảo để sử dụng.
Đối với các lõi lọc chức năng khi hết thời gian sử dụng, các khoáng chất không thể phát huy tác dụng khiến nước sau lọc có vị lợ, lạt, khó uống, không có khoáng chất, thậm chí bị tái nhiễm khuẩn. Khi sử dụng thường xuyên các chất cặn bẩn sẽ tích tụ trong cơ thể, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, ngộ độc,…
Một lưu ý khi thấy máy lọc nước có một trong các hiện tượng, cần kiểm tra và thay lõi lọc ngay. Thứ nhất, nước đầu ra chảy chậm, có dấu hiệu bị tắc; Thứ hai nước có mùi hôi, mùi lạ khó chịu; Thứ 3 máy lọc nước khi hoạt động có tiếng kêu cạch cạch; Thứ tư, nước đầu ra có cặn, vẩn đục; Thứ năm nước có vị lợ, lạt, khó uống.
Việc thay lõi lọc còn phụ thuộc vào thời gian sử dụng, chất lượng nguồn nước đầu vào và lượng nước mỗi gia đình sử dụng hàng ngày. Nếu nguồn nước đầu vào là nước giếng khoan, nước nhiễm phèn nặng thì t.uổi thọ của lõi lọc sẽ ngắn hơn so với nước máy. Bởi vậy, ngoài việc tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất về thời hạn thay lõi lọc, người tiêu dùng cần phụ thuộc tình hình sử dụng thực tế để luôn đảm bảo nguồn nước sạch khi sử dụng.
Khi người tiêu dùng mua máy lọc nước RO đều được nhà sản xuất khẳng định việc có thể uống trực tiếp, đồng nghĩa với việc nguồn nước sạch an toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, người dân cần “ăn chín, uống sôi”, vừa đảm bảo diệt 100% vi khuẩn, vừa tránh tái nhiễm khuẩn do đường ống rò rỉ, ăn mòn,… Nhất là trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp thì việc chăm sóc sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là ưu tiên hàng đầu.
“Bệnh tật do ăn uống mà ra”, nếu nguồn nước không an toàn, vừa ảnh hưởng đến chất lượng sống, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật. Ngược lại, việc sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo, cuộc sống vui khỏe, an tâm.