Trong quá trình già đi, hệ cơ, xương dây chằng và tuần hoàn m.áu chắc chắn có sự suy giảm, vì thế khả năng nâng đỡ trọng lượng toàn thân cũng bị ảnh hưởng.
Không chỉ chị em phụ nữ mà ngay cả đàn ông cũng sợ sự già đi bởi lão hoá thường đồng nghĩa với việc ngoại hình và sức khỏe sẽ bị suy yếu. Tuy nhiên, lão hoá là một quy luật của tự nhiên mà không ai có thể thay đổi được, chúng ta chỉ có thể đối mặt với chúng và tìm cách làm chậm lại mà thôi.
Nhưng làm sao để biết cơ thể mình đang bị lão hoá? Trong thực tế, chúng ta có thể nhận ra nó thông qua đôi chân. Y học Trung quốc ví đôi chân như “bộ não thứ 2″ của con người, là nền tảng của sức khỏe. Hơn nữa trong quá trình già đi, hệ cơ, xương dây chằng và tuần hoàn m.áu chắc chắn có sự suy giảm, vì thế khả năng nâng đỡ trọng lượng toàn thân cũng bị ảnh hưởng. Đó cũng là lý do vì sao khi chúng ta bị ốm thì tay, chân cũng không thể linh hoạt khi lúc đang khỏe mạnh.
5 dấu hiệu dưới đây ở bàn chân đồng nghĩa với việc cơ thể bắt đầu lão hoá
1. Vết bầm tím trên chân xuất hiện thường xuyên hơn
Giáo sư Adam Friedman (Trường Y khoa và Khoa học Sức khỏe George Washington, Mỹ), cho biết một dấu hiệu quan trọng và không thể bỏ qua của quá trình lão hóa sớm là bạn thấy mình dễ bị bầm tím hơn và vết thương lâu lành hơn so với trước đây. Bởi khi chúng ta già đi, làn da sẽ mỏng manh hơn, làm khó bảo vệ mạch m.áu.
Khi chúng ta già đi, vết bầm ở chân sẽ dễ hình thành hơn.
2. Chân và bàn chân yếu đi
Chân và bàn chân của chúng ta là bộ phận giữ vai trò nâng đỡ toàn bộ cơ thể, đồng thời cũng nằm trong số những cơ quan có sức mạnh nhất. Vì thế khi cơ thể già đi thì triệu chứng dễ nhận thấy là chân tay yếu dần, không còn linh hoạt như trước, đi bộ trong một thời gian ngắn cũng gây mất sức, chân tay đau nhức, thậm chí gây tê, phù chân. Cần phải nghỉ ngơi sau khi đi bộ một quãng đường nhất định, đặc biệt là sau khi leo cầu thang.
Theo nhà trị liệu vật lý, Laura Lapolla (công tác tại Trung tâm ngoại trú Spaulding ở Framingham, Mỹ): Một trong những lý do khiến bạn gặp khó khăn khi đi lại, đặc biệt là khi lên cầu thang chính là sự mất cơ. Khối lượng cơ càng ít, càng nhỏ và yếu hơn đồng nghĩa rằng bạn sẽ khó nâng mình lên để bước đi hay lên bậc cầu thang.
Khi cơ thể già đi thì triệu chứng dễ nhận thấy là chân tay yếu dần, không còn linh hoạt như trước.
3. Đau ở chân và bàn chân
Nếu chúng ta đi bộ trong thời gian dài sẽ không tránh khỏi tình trạng mỏi cơ gây đau nhức, hoặc do dây chằng, xương bị kích thích quá mức, đầu gối, cổ chân và các khớp khác phải chịu lực ma sát quá mức khiến cơ, khớp đau nhức.
Nếu là một người khỏe mạnh, các triệu chứng này thường thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên với người già thì việc phục hồi sẽ rất chậm, thậm chí ngày càng khó chịu hơn.
4. Chân lạnh
Chân là bộ phận ở xa tim, chịu tác dụng của trọng lực nên m.áu từ tim sẽ mất thời gian để chảy về bàn chân. Nếu là một người có tốc độ lưu thông m.áu tốt hoặc đang còn trẻ, bạn sẽ không dễ bị lạnh chân.
Ngược lại khi cơ thể già đi thì quá trình tuần hoàn m.áu của cơ thể sẽ trở nên chậm chạp, lúc này sẽ dễ gây phù chân và gây lạnh chân. Đây là lý do tại sao những người có sức khỏe kém, người lớn t.uổi thường bị lạnh chân tay nhiều hơn so với người bình thường.
Khi cơ thể già đi dễ gây phù chân và gây lạnh chân.
5. Thường xuyên bị chuột rút ở chân
Khi cơ thể già đi nhanh chóng thì tình trạng chuột rút chân sẽ thường xuyên diễn ra. Điều này là do lượng canxi nạp vào cơ thể không đủ, hơn nữa với người già thì khả năng mất canxi nhanh hơn, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể cũng giảm dẫn… dẫn đến dinh dưỡng canxi trong cơ thể không đủ, dễ bị chuột rút ở chân.
3 việc cần làm để trì hoãn lão hóa
1. Bổ sung dinh dưỡng
Cơ thể chúng ta vốn dĩ luôn cần đủ dinh dưỡng để đảm bảo hoạt động bình thường, vì thế khi cơ thể bắt đầu lão hóa thì việc bổ sung dinh dưỡng càng phải chú ý hơn. Bổ sung dinh dưỡng ở đây không phải là ăn nhiều chất bổ mà là chú ý đến việc cân đối dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung đạm, vitamin và các nguyên tố vi lượng.
2. Chú ý đến giấc ngủ
Giấc ngủ ngon vô cùng cần thiết cho sức khỏe của bạn vì giấc ngủ cho phép cơ thể tự phục hồi. Ngược lại, thiếu ngủ sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa cơ thể, khiến bạn trông già nhanh hơn.
3. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là cách để nâng cao thể lực của cơ thể, cũng rất có ích cho việc chống lão hóa. Bởi vì tập thể dục có thể cải thiện sự trao đổi chất của cơ thể, có thể giữ cho cơ thể hoạt động hiệu quả, tăng cường thể chất, làm cho các chi khỏe mạnh hơn… Những người tập thể dục thường xuyên không chỉ tràn đầy năng lượng mà còn trẻ trung, nhanh nhẹn hơn.
Làm gì để “mùa Đông đời người” được an lạc?
Khi bước vào độ t.uổi “xế chiều”, sức khỏe của con người sẽ không thể nào được như trước nữa. Cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu lão hóa, việc đau nhức trở nên thường xuyên hơn, và bệnh tật cũng dễ dàng tìm đến hơn.
T.uổi tác càng cao, người già càng trở nên “khó chiều”, không những về sức khỏe mà cả vấn đề về tâm lý. Sau khi nghỉ hưu, họ không còn cảm giác mình là một người già vui vẻ, không còn giá trị, bị bỏ rơi, bị lãng quên, không còn được người khác tôn trọng. Họ cảm thấy như mình bị mất đi tất cả: công việc, mối quan hệ, quyền lực…Để vượt qua khủng hoảng này, nhiều người cao t.uổi đã chia sẻ với nhau những bí quyết hay.
Suy nghĩ lạc quan
Một cuộc sống khỏe luôn tồn tại song song với một tinh thần khỏe mạnh vì bản thân suy nghĩ gián tiếp tạo nên chất lượng cuộc sống. Bởi vậy, để người cao t.uổi vui vẻ, nên tạo cho họ một cuộc sống tốt với những suy nghĩ tích cực, trở thành người già vui vẻ trong cuộc sống.
Nói cách khác, tâm hồn thanh thản, lạc quan là liều thuốc duy trì thăng bằng của hệ thần kinh, tăng cường sức sống trong cơ thể. Có nhiều người cho rằng,thêm t.uổi nghĩa là bản thân đang già đi trong khi thực chất nếu ý thức mình còn trẻ thì tự dưng cũng sẽ trẻ tới trên chục t.uổi. Do đó cần nghĩ rằng mình luôn còn trẻ, ý nghĩ tích cực này làm cho những người xung quanh thấy vui lây và cuộc sống có thêm nhiều ý nghĩa và trở thành người già vui vẻ.
Ăn uống cũng làm cho người già vui vẻ hơn. Có một quy luật chung về sinh lý, đó là người t.uổi càng cao thì răng không còn chắc chắn và đầy đủ, sức nhai kém. Việc cảm nhận về vị giác như mặn, ngọt, chua, cay… hầu như đều bị giảm ở những mức độ khác nhau. Khẩu vị của t.uổi “xế chiều” cũng khác, bởi vậy người cao t.uổi là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng vì cơ thể thường đã bị lão hóa. Chức năng của các cơ quan, bộ phận đều bị suy giảm. Nói cách khác, riêng với đối tượng như người cao t.uổi luôn cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý.
Cụ thể, do nhu cầu năng lượng giảm nên người trong độ t.uổi này cần giảm mức ăn so với thời trẻ, trước hết là ăn giảm cơm. Ví dụ, trước đây mỗi bữa ăn ba, bốn bát cơm, nay chỉ nên ăn hai hoặc một bát. Chú ý giảm thịt, giảm mỡ, giảm đường, giảm muối bằng cách ăn nhạt dần vì ăn muối nhiều có liên quan đến bệnh tăng huyết áp. Ăn thêm đậu, lạc, vừng và cá vừa có nhiều chất đạm lại có nhiều chất dầu giúp phòng các bệnh tim mạch.
Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc… là tình trạng phổ biến ở người cao t.uổi, nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vì vậy, bên cạnh việc tìm nguyên nhân và điều trị đúng cách, việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện phù hợp là biện pháp tốt nhất để người cao t.uổi có giấc ngủ ngon.
Người cao t.uổi không nên uống rượu, bia và các chất kích thích gây tổn hại gan và gây mất ngủ như cà phê, các loại nước có gas. Không hút t.huốc l.á và tránh xa khói t.huốc l.á. Nên duy trì các hình thức tập luyện phù hợp với sức khỏe như đi bộ, tập dưỡng sinh một cách đều đặn hay thực hiện các bài luyện tập nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ và giấc ngủ sẽ sâu hơn.
Ngoài ra, cần tạo môi trường yên tĩnh, thư giãn trước khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ; Tạo thói quen về giờ giấc sinh hoạt, đi ngủ. Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi; Khi đi ngủ không nên đọc sách, xem ti vi, nhìn đồng hồ, tránh căng thẳng, lo lắng, xúc động…
Người cao t.uổi nên đi thăm khám bác sĩ vài lần trong một năm. Ngoài khám lâm sàng, nên làm một số xét nghiệm như: điện tim, siêu âm tổng quát, xét nghiệm đường m.áu, mỡ m.áu… để có thông tin đầy đủ về tình trạng sức khỏe của mình và áp dụng các biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Tập thể dục là một trong những cách hiệu quả giúp người cao t.uổi có thể kéo dài t.uổi thọ. Khi cơ thể của họ khỏe mạnh, bệnh tật cũng sẽ ít mắc phải hơn, sức đề kháng tăng lên, và cơ thể tiếp thu các dinh dưỡng tốt hơn. Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên giúp cho khả năng giữ cân bằng của họ trở nên tốt hơn, tránh việc té ngã và gây tổn thương tới các bộ phận trên cơ thể. Các bài tập thể dục dành cho người cao t.uổi đơn giản, nhẹ nhàng và dễ tập. Nó sẽ giúp ích được cho cơ thể hơn là việc làm tổn thương xương của họ.
Ngoài ra, nhiều người già đã “rỉ tai” nhau bí quyết: “Tự lựa sức mình”: Con người sau khi già đi hãy biết tự lựa sức mình, những việc quá sức thì đừng cố, làm xong mà chẳng có kết quả gì tốt đẹp thì đừng làm. Già rồi thì phải biết buông quyền, yên tâm về con cái mà dưỡng tâm mình, làm một người già vui vẻ, khoẻ mạnh.
“Điều không nhìn”: Nhìn bằng hai mắt, chi bằng nhìn bằng một mắt, nhắm một mắt, mở một mắt sẽ tốt hơn; Chuyện gì cũng quá tính toán quá thông minh, ngược lại còn rước vạ vào thân; Đừng chỉ nghĩ cách thay đổi người khác, mỗi người đều có cách sống của riêng mình. Con cháu có phúc của con cháu, ít quản chuyện phiếm là cách tuyệt vời nhất.
“Việc không quản”: Dẫu thế giới này thiếu đi bất kỳ ai thì trái đất vẫn cứ quay, người khác vẫn cứ sống, mặt trời vẫn chiếu sáng mỗi ngày; Hãy để tâm tới sức khoẻ của bản thân, để tâm tới niềm vui của bản thân, để tâm tới việc mình cần làm, để tâm tới bản thân mình là được rồi; Hãy chăm sóc tốt cho sức khoẻ của mình, đừng làm phiền luỵ đến gia đình, con cháu.
“Điều không cho”: Sau khi già đi, nhất định phải giữ lại cho mình một chút vốn liếng. Những gì không thể chi trả thì đừng chi trả, không thể cho thì đừng cho. Cho càng ít con cháu càng hiền minh. Thứ gì cũng cung cấp đủ đầy, con cháu chắc chắn sẽ chẳng biết làm gì, chỉ biết “há miệng chờ sung”. Chắc chắn chúng sẽ chỉ có thể sống một cuộc sống bình thường, thậm chí cùng khổ. Hãy để con cháu dưỡng thành thói quen tự lực cánh sinh.
“Không chờ đợi”: Đợi nghỉ hưu đợi t.iền tiết kiệm, đợi con cái trưởng thành, đợi trả t.iền nhà… Chúng ta cứ luôn chờ đợi, cuối cùng lại đợi đến khi cử hành lễ tiễn biệt của chính bản thân mình. Đời người ai cũng phải trải qua một lần, đừng quá lao tâm, con cháu chịu chút khổ mới có thể trưởng thành. Trước sau gì thì ai cũng phải rời đi, nhưng đừng tiếc nuối, những việc muốn làm thì đừng chờ đợi. Nhất định phải sống thật tốt và hưởng thụ cuộc sống mỗi ngày.
Đi “du lịch chậm” khi còn sức khỏe và điều kiện
Đặc biệt, để giữa cuộc sống “mùa Đông đời người” luôn vui vẻ, họ hạn chế suốt ngày ở nhà, nằm bẹp xem ti vi. Thay vào đó là họ tìm thấy nhiều niềm vui thích khác như: Tập dưỡng sinh, khiêu vũ, dùng mạng xã hội, giao lưu bạn bè, tham gia các câu lạc bộ, đi tham quan, du lịch. Chất lượng cuộc sống được coi là tốt khi thỏa mãn được các nhu cầu: Ăn, ở, mặc, giải trí, thư giãn…và du lịch và một trong những nhu cầu quan trọng, đối với người già, điều này còn quan trọng hơn.
Với những người già khi đã bước sang t.uổi “xế chiều”, kinh tế ổn định, con cái trưởng thành, tự lập, quỹ thời gian không eo hẹp, tâm lý khắt khe của t.uổi già là một trong những lý do mà nhiều người cao t.uổi và gia đình của họ quyết định chọn một tour “du lịch chậm” để trải nghiệm, tìm kiếm những điều bổ ích sau những dông dài của t.uổi cao niên.
Những nơi mang sẵn trong mình nhịp sống chậm rãi, bình lặng, không gian thoáng đãng và không khí ôn hòa, mát mẻ, trong lành là sự lựa chọn tối ưu cho người cao t.uổi khi đi du lịch. Mùa thu với tiết trời mát mẻ, dễ chịu, không quá nóng cũng không quá lạnh sẽ là khoảng thời gian lý tưởng nhất trong năm để người cao t.uổi thăm thú đó đây và khám phá cảnh sắc thiên nhiên quyến rũ của các vùng miền.
Ngắm lá vàng rơi, tắm suối khoáng nóng hay tản bộ trong những ngôi làng cổ là lựa chọn thú vị cho chuyến du ngoạn t.uổi già. Những tour du lịch thiết kế dành riêng cho người cao t.uổi thường có lịch trình không quá dày, nội dung tham quan được thiết kế thong thả, nhẹ nhàng, khí hậu điểm đến dễ chịu, thực đơn trong mỗi bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng, phù hợp với sức khỏe và sở thích của người già…
Những người lớn t.uổi trước khi thực hiện một chuyến du lịch dù ngắn hay dài ngày đều nên đi gặp bác sĩ để có thể biết trước tình trạng sức khỏe của mình hiện tại và những cách phòng tránh những nguy hiểm dễ xảy ra cho mình và có được lời khuyên dự phòng hữu ích.
Đối với người cao t.uổi khi du lịch cần quan tâm đến vấn đề bảo hiểm để phòng các rủi ro ngoài ý muốn. Hiện nay, các chương trình tour trong và ngoài nước của nhiều công ty du lịch đều tính giá trọn gói, gồm đầy đủ các loại thuế, phí và tặng thêm bảo hiểm du lịch. Vì vậy, cần tham khảo kỹ giá và cân nhắc để lựa chọn gói du lịch hợp lý.
Chuyên gia tâm lý phân tích, cuộc đời một con người cũng thay đổi như bốn mùa Xuân- Hạ – Thu- Đông xoay vần, mỗi mùa khác nhau lại xảy ra những chuyện khác nhau. Mùa xuân gieo hạt, mùa hạ vun xới, mùa thu hái quả, mùa đông cất giữ. Người già như mùa Đông đang dần tới, mang theo sự lôi cuốn đặc biệt khác với 3 mùa Xuân – Hạ – Thu. Mong người cao t.uổi hãy biết nắm giữ và trân trọng những vẻ đẹp mà “mùa Đông đời người” lưu giữ.