Ngày 28-9, Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TPHCM cho biết, vừa tiến hành ghép thận thành công cho anh V.Q.D. (31 t.uổi, ngụ tại Bình Phước). Người hiến thận cho anh D. là chị ruột tên V.T.H., (37 t.uổi, ngụ tại Bình Dương).
GS.TS.BS. Trần Ngọc Sinh khám cho bệnh nhân trước khi xuất viện
Theo ThS.BS. Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng khoa Nội thận – Thận nhân tạo BV Đại học Y Dược TPHCM, cách đây 2 năm, anh D. được chẩn đoán bị suy thận mạn giai đoạn cuối.
Sau đó, anh được điều trị bằng thận nhân tạo chu kỳ tại bệnh viện địa phương. Gần đây trong quá trình chạy thận nhân tạo, anh D. thường xuyên bị tăng huyết áp, khó thở, suy tim, ăn uống kém, chân tay sưng phù, cơ thể bị suy nhược nặng.
Anh D. được chuyển đến BV Đại học Y Dược TPHCM để tiếp tục điều trị. Các bác sĩ chuyên khoa đ.ánh giá, ghép thận là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị cho anh D..
Khi biết tin anh D. cần được ghép thận, tất cả các thành viên trong gia đình đều đến bệnh viện để xét nghiệm với hi vọng có thể tìm được quả thận phù hợp cho anh.
Sau khi thực hiện các kiểm tra cần thiết, chỉ chị H. có các chỉ số miễn dịch học, chỉ số sinh hóa phù hợp và đủ sức khỏe để thực hiện phẫu thuật cắt một quả thận. Chị H. được thực hiện phẫu thuật nội soi sau phúc mạc (bên phải) để lấy thận. Sau phẫu thuật 4 ngày, chị được xuất viện, sức khỏe ổn định.
Sau ghép thận, anh D. được chăm sóc đặc biệt tại phòng cách ly tuyệt đối trong vòng 5 ngày, sau đó được chuyển lên khoa Tiết niệu để tiếp tục theo dõi, cách ly tương đối sau ghép và duy trì thuốc ức chế miễn dịch liều cao.
Gần 2 tuần sau ghép, anh D. được Hội đồng Ghép thận BV cho xuất viện với tình trạng sức khỏe ổn định, các chỉ số cho thấy chức năng thận đã trở về bình thường. Anh D. được lên kế hoạch điều trị duy trì sau ghép và tái khám định kỳ tại Khoa Nội thận – Thận nhân tạo.
GS.TS.BS. Trần Ngọc Sinh, Cố vấn chuyên môn BV ĐHYD TPHCM đồng thời là phẫu thuật viên chính của ca mổ này cho biết, về mặt kỹ thuật, người bệnh có nhiều mạch m.áu dị dạng bất thường nên việc tạo hình mạch m.áu, kéo dài tĩnh mạch để ghép thận phải vào hốc chậu phải phức tạp hơn so với bình thường.
Người bệnh còn có t.iền căn bị tai nạn giao thông gây gãy khung chậu trái và phải mổ tạo hình vỡ bàng quang, đã khâu với di chứng túi thừa giả.
Điều này cũng là thử thách cho ê-kíp ghép thận vì buộc phải ghép thận vào hốc chậu phải, đồng thời việc nối niệu quản của thận ghép vào bàng quang cũng khó khăn hơn. Sau 6 giờ, với sự nỗ lực của cả ê-kíp, ca phẫu thuật được thực hiện thành công.
Giải pháp bảo vệ bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối trước Covid-19
Bộ Y tế đã trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia Mỹ trong buổi tọa đàm trực tuyến.
Tọa đàm trực tuyến hôm qua (12/8) có sự tham gia của ông Alex Azar, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (Mỹ), quyền Phó đại sứ Mỹ tại Việt Nam, cùng đại diện Bộ Y tế, các chuyên gia về bệnh thận.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết bệnh thận mạn tính là nguyên nhân t.ử v.ong thứ 12 trên thế giới. Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, người mắc bệnh thận giai đoạn cuối bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Việt Nam đã có nhiều giải pháp như ghép thận, chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, lọc m.áu tại nhà… cho bệnh nhân suy thận. Tuy nhiên, sự thiếu hụt số lượng và chất lượng đội ngũ chuyên môn cũng như hiểu biết của cộng đồng, tính tiếp cận, khả năng chi trả cho giải pháp này còn hạn chế.
Các điểm cầu cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về điều trị, giải pháp bảo vệ bệnh nhân suy thận. Ảnh: Lê Hảo.
Các chuyên gia quốc tế khuyến cáo trong bối cảnh gia tăng ca mắc Covid-19, người có bệnh mạn tính như suy thận, tim mạch, ung thư, tiểu đường… đối mặt nguy cơ t.ử v.ong cao. Việt Nam nên triển khai các phương pháp lọc màng bụng tại gia đình để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo tại bệnh viện.
Nếu điều kiện cho phép, bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể chuyển sang lọc màng bụng tự động với chức năng kê toa từ xa. Đây là phương pháp Mỹ đang thực hiện.
BSCKII Tạ Phương Dung, Phó chủ tịch Hội Thận học TP.HCM, đ.ánh giá lọc màng bụng là phương pháp hiệu quả và an toàn trên thế giới. Tuy nhiên, các trung tâm thận nhân tạo tại Việt Nam hiện quá tải, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn cần được quản lý nghiêm ngặt.
Bác sĩ Dung đề nghị Bộ Y tế đưa ra chính sách ưu tiên phát triển lọc m.áu tại nhà và ban hành hướng dẫn chăm sóc người bệnh suy thận trong giai đoạn dịch. Thận nhân tạo cần được triển khai tới cơ sở y tế quận, huyện để giảm tải cho tuyến trên.
Sau khi lắng nghe ý kiến các chuyên gia, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết trong tổng số trường hợp t.ử v.ong được ghi nhận tại Việt Nam từ đầu mùa dịch đến nay, 71% mắc bệnh lý suy thận.
Trước tình hình này, Bộ Y tế quyết định xây dựng Đơn nguyên Thận Nhân tạo tại Trung tâm Y tế Hòa Vang (Đà Nẵng). Đơn vị này có nhiệm vụ tiếp nhận bệnh nhân lọc m.áu, chạy thận định kỳ, suy thận giai đoạn cuối.
Để bảo vệ nhóm người suy thận trong cộng đồng, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế thực hiện khám, chữa bệnh từ xa. Bệnh nhân nên đăng ký khám sức khỏe theo lịch hẹn và kê đơn thuốc trong 3 tháng.
Tại tọa đàm, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ gửi lời chúc mừng tới Chính phủ Việt Nam đã triển khai các biện pháp hiệu quả với đại dịch Covid-19. Các biện pháp này trở thành hình mẫu cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương và toàn thế giới.