B.é t.rai nguy kịch vì suy hô hấp, viêm phổi được cứu sống nhờ kỹ thuật mới

Ngay sau khi nhận được yêu cầu trợ giúp khẩn từ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, nhóm bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã kịp thời có mặt, tiến hành đặt ECMO cấp cứu một b.é t.rai nguy kịch tính mạng do suy hô hấp nặng, viêm phế quản phổi.

B.é t.rai may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần đó là cháu Nguyễn Quốc Huy 14 tháng t.uổi. Từ khi mới sinh ra cho đến khi 12 tháng t.uổi, cháu đã ra vào bệnh viện như cơm bữa. 14 tháng t.uổi nhưng bé Huy chỉ nặng 7kg. Ngày 15/12, cháu được gia đình đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh do tình trạng suy hô hấp nặng, viêm phế quản phổi.

Tại đây, cháu được các bác sĩ tích cực chăm sóc điều trị bằng thở máy nhưng tình trạng sức khỏe của cháu vẫn diễn biến xấu đi nhanh chóng . Trẻ được chỉ định hỗ trợ bằng máy thở cao tần nhưng không đáp ứng điều trị. Trước tiên lượng t.ử v.ong cao của bệnh nhi, các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã chỉ định sử dụng ECMO để cứu cháu.

be trai nguy kich vi suy ho hap viem phoi duoc cuu song nho ky thuat moi 491e3a

Sức khỏe của bệnh nhi hiện đã ổn định.

Do tình trạng sức khỏe bệnh nhi rất nguy kịch, không thể vận chuyển lên tuyến trên, các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh quyết định nhờ đến sự hỗ trợ của các đồng nghiệp tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Chiều ngày 16/12, nhận được cú điện thoại “cầu cứu” của các đồng nghiệp, PGS-TS Trần Minh Điển – PGĐ Bệnh viện Nhi Trung ương đã nhanh chóng nắm bắt tình hình.

Cuộc hội chẩn giữa lãnh đạo hai bệnh viện đi đến quyết định: cử một ekip gồm các bác sĩ chuyên khoa Hồi sức Ngoại, Ngoại tim mạch cùng các trang thiết bị xuống tận nơi cấp cứu cháu bé.

Vượt quãng đường hơn 200km, 21h cùng ngày, ekip các bác sĩ Bệnh viện Nhi đã có mặt tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh. Tại đây, tiến sĩ bác sĩ Trịnh Xuân Long chuyên khoa Hồi sức Ngoại – Trưởng phòng Quản Lý chất lượng đã cùng các đồng nghiệp nhanh chóng tiến hành thăm khám, kiểm tra toàn trạng của bệnh nhi sau đó khẩn trương tiến hành đặt ECMO để cấp cứu cháu bé.

Chia sẻ về trường hợp của cháu Huy, tiến sĩ bác sĩ Trịnh Xuân Long cho biết “ECMO là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống cho các bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc/và suy hô hấp nặng, đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với các biện pháp hồi sức thông thường. Với những bệnh nhân mà tiên lượng rất xấu như cháu Huy, ECMO được coi là tia hy vọng cuối cùng cho những trường hợp chỉ cách cửa ải “tử thần” trong gang tấc”

Trở lại với công việc tại Bệnh viện Nhi Trung ương sau khi hỗ trợ các đồng nghiệp tuyến dưới, PGS. TS Trần Minh Điển cùng các bác sĩ trong ekip cấp cứu vẫn tiếp tục phối hợp với các bác sĩ tại bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của cháu Huy.

Ngày 21/12, sau 1 tuần đặt ECMO, sức khỏe bé Huy đã tiến triển khả quan, bé cai được ECMO. Đến ngày 22/12, bệnh nhi được rút nội khí quản thở máy không xâm nhập. Hiện tại, cháu đã có thể tự thở, bú mẹ tốt và hoàn toàn tỉnh táo.

Ôm đứa con bé bỏng trong vòng tay khi được nghe các bác sĩ thông báo về việc con đã ổn định và chuẩn bị cai ECMO, gia đình cháu Huy không giấu được giọt nước mắt xúc động:” Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bác sĩ đã hồi sinh cuộc đời của con tôi.”

PGS.TS Trần Minh Điển cho biết, những cuộc hội chẩn khân câp qua điện thoại và xuống trưc tiêp điều trị cho bệnh nhi nguy kich tại bệnh viện cac tuyến như trường hợp của cháu Nguyễn Quốc Huy là một trong số các hoạt động thường quy của Bệnh viện Nhi Trung ương nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho các đồng nghiệp tuyến dưới.

“Chúng tôi hy vọng, với sự hỗ trợ của bệnh viện tuyến trung ương, các đồng nghiệp tại bệnh viện tuyến sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm xử trí các ca bệnh nặng, nâng cao chất lượng y tế ở địa phương”- PGS Điển chia sẻ.

Lê Mai

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Sử dụng kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể để thắp sáng lên tia hi vọng cuối cùng, cứu sống bệnh nhân nhi viêm phổi nặng

Nhờ có sử dụng kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO) cứu sống bệnh nhân nhi 14 tháng t.uổi trong tình trạng suy hô hấp/ viêm phổi rất nặng. Theo các bác sĩ nếu không dùng kỹ thuật ECMO tiên lượng tỷ lệ t.ử v.ong của bé là 100%.

Trẻ vào viện được tiên lượng rất nặng

Đêm ngày 15/12/2019, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhi Nguyễn Phúc K.(14 tháng t.uổi), cân nặng 7kg, (Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Trẻ nhập viện trong tình trạng thở gắng sức, tím nhẹ, phải thở máy không xâm nhập.

Sau nhập viện, trẻ có diễn biến bệnh tiến triển nặng, không đáp ứng, phải thở máy xâm nhập, tình trạng CO2 trong khí m.áu tăng cao, được chỉ định thở máy cao tần (HFO). Tuy nhiên, tình trạng trẻ vẫn không cải thiện nhiều, lâm sàng tiến triển xấu, CO2 trong khí m.áu tăng lên rất cao sau điều trị nội khoa tích cực không giảm. Tiên lượng bệnh nhân rất nặng.

su dung ky thuat tuan hoan ngoai co the de thap sang len tia hi vong cuoi cung cuu song benh nhan nhi viem phoi nang ba0fbb

Trẻ vào viện tiên lượng rất nặng nên cuối cùng phải dùng kỹ thuật ECMO để cứu sống.

Qua hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định dùng kỹ thuật ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể) để cung cấp oxy qua màng ngoài cơ thể, từ đó chuyển m.áu có oxy vào hệ tuần hoàn trong cơ thể cung cấp oxy cho mô và các cơ quan trong cơ thể trẻ.

Sau khi kết nối được với hệ thống ECMO, m.áu có oxy được chuyển vào hệ tuần hoàn để cung cấp oxy cho mô và các cơ quan trong cơ thể trẻ được đảm bảo, lượng CO2 trong khí m.áu giảm xuống. Thắp sáng lên tia hi vọng cuối cùng để cứu sống bệnh nhân nhi.

Trong thời gian thực hiện kỹ thuật ECMO, các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu phải thường xuyên theo dõi, túc trực, điều chỉnh liên tục theo diễn biến bệnh để tìm phương án tối ưu nhất cứu trẻ.

Sau 1 tuần chạy ECMO, sức khỏe của trẻ được cải thiện, chức năng phổi tốt lên, khí m.áu CO2 về giá trị sinh lý bình thường. Các bác sĩ tiến hành cai ECMO, sau cai ECMO, trẻ vẫn được thở máy, điều trị nội khoa tích cực giúp trẻ tiến triển tốt, tiến hành rút máy thở cho trẻ tự thở.

Hiện tại sau 10 ngày điều trị tích cực không ngừng nghỉ của cả tập thể Khoa Hồi sức cấp cứu đến nay trẻ đã tỉnh, tự thở khí trời, dấu hiệu sinh tồn ổn định, ăn sữa hoàn toàn, có thể xuất viện trong tuần tới.

su dung ky thuat tuan hoan ngoai co the de thap sang len tia hi vong cuoi cung cuu song benh nhan nhi viem phoi nang 233c9d

Sau thời gian điều trị trẻ qua cơn nguy kịch, đang được chăm sóc và hồi phục tại bệnh viện.

Nếu không kịp thời dùng kỹ thuật ECMO, tiên lượng tỷ lệ t.ử v.ong của bé là 100%

BSCKII Đinh Thị Lan Oanh (PGĐ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh) cho biết, trường hợp bé K.(14 tháng t.uổi) bị biến chứng suy hô hấp/ viêm phổi/ bệnh phổi mạn không đáp ứng điều trị nội khoa tối ưu – tích cực thì ECMO là lựa chọn cuối cùng có khả năng cứu sống người bệnh. Nếu không được hỗ trợ kịp thời bằng ECMO, tiên lượng tỷ lệ t.ử v.ong của bé là 100%.

Đây là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống ở các bệnh nhân bị suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng. Máy sẽ thay tim hoạt động bình thường, bảo đảm m.áu truyền đến các cơ quan trong cơ thể.

Để thực hiện kỹ thuật ECMO cần có một ekip các bác sĩ, kỹ thuật viên vận hành máy liên tục trong suốt thời gian chạy máy. Ekip bác sĩ mạch m.áu có nhiệm vụ đặt hệ thống canulas vào mạch m.áu của bệnh nhân để kết nối máy với bệnh nhân. Bác sĩ Ngoại khoa mạch m.áu sẽ rút hệ thống canulas khi bệnh nhân ổn định cai được máy ECMO.

Đây là trường hợp bệnh nhi đầu tiên được thực hiện kỹ thuật ECMO tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, việc triển khai thành công sẽ giúp việc xử lý các ca bệnh khẩn cấp kịp thời, mang lại cơ hội sống cho nhiều trẻ t.rẻ e.m mắc bệnh hiểm nghèo.

Theo baodansinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *