Theo y học cổ truyền, viêm khớp dạng thấp (VKDT) thuộc bệnh chứng cơ khớp. Bệnh có nhiều nguyên nhân, phần nhiều do (nội nhân) chức năng gan tỳ thận bị suy yếu, do (ngoại nhân) nhiễm phong, hàn, thấp, gây huyết trệ đàm ngưng, gây đau tại khớp viêm.
Y học cổ truyền cho rằng: gan chủ gân, thận chủ xương, tỳ chủ sinh huyết, nghĩa là gan chủ nuôi dưỡng gân cơ, thận chủ nuôi dưỡng x.ương c.ốt, tỳ chủ hấp thu dinh dưỡng, tạo huyết. Khi chức năng nội tạng suy yếu, phong tà xâm nhiễm, kinh lạc ứ trệ đều có thể đau cơ khớp và viêm khớp dạng thấp. Chữa trị viêm khớp dạng thấp chủ yếu là bổ khí huyết khu phong trừ thấp. Sau đây là 3 bài thuốc cổ phương tiêu biểu phòng trị bệnh theo từng thể:
Thể phong hàn thấp: Biểu hiện đau cứng khớp, đau tăng vào buổi sáng, thời tiết lạnh ẩm, xoa dầu chườm ấm thấy dễ chịu. Dùng bài Quyên tý thang gia vị gồm: đương quy 14g, xích thược 14g, xuyên khung 14g, hoàng kỳ 14g, phòng phong 10g, khương hoàng 12g, quế chi 12g, khương hoạt 10g, trần bì 12g, cam thảo 6g, đại táo 3quả.
Viêm khớp dạng thấp nguyên nhân phần nhiều do chức năng gan tỳ thận bị suy yếu, do nhiễm phong, hàn, thấp.
Thể phong thấp nhiệt: Biểu hiện khớp sưng nóng đỏ đau. Dùng bài Cửu vị khương hoạt thang gia vị gồm: sinh địa 20g, xuyên khung 14g, đương quy 14g, bạch chỉ 14g, thương truật 12g, khương hoạt 8g, phòng phong 10g, tế tân 6g, thông bạch 12g, hoàng cầm 10g, sinh khương 12g, cam thảo 6g. Bài này thích hợp với người viêm khớp dạng thấp có sưng nóng đỏ đau, kèm ngoại tà xâm nhiễm đau cấp hoặc tái phát.
Thể phong thấp tý: Biểu hiện đau sưng, đau cố định một chỗ, đau nhiều phần dưới cơ thể, người nặng nề. Dùng bài Độc hoạt ký sinh gia vị gồm: sinh địa 20g, đương quy 14g, xuyên khung 14g, xích thược 14g, nhân sâm 12g, phục linh 14g, độc hoạt 8g, tế tân 6g, tần giao 10g, phòng phong 8g, quế chi 14g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả. Bài này thích hợp viêm khớp dạng thấp thể phong thấp tý, bệnh lâu chức năng can thận suy tổn, thường đau phần dưới cơ thể, người nặng nề.
Ngoài ra còn có thể khí huyết đều hư đờm ngưng kết tụ biến dạng khớp.
Các món ăn hỗ trợ điều trị:
Ngoài dùng thuốc, người bệnh nên ăn thực phẩm giàu vitamin C, D, E, A, Ca, PP có trong rau, củ, quả như trái bơ, đu đủ, cà rốt, bí đỏ, kinh giới, tía tô, lá lốt, ngò rí, cải xoong, cần tây, thì là, húng quế, hoa lý, gừng, hành, hẹ, tiêu, tỏi, nghệ…; ăn sụn, móng, gân, xương động vật, lươn, trạch, cá rô, tôm, cua, cá nhỏ…; ngũ cốc gạo lứt, ngô khoai tươi mới…
Kinh giới, tía tô.
Nếu viêm khớp dạng thấp thiên về thể “phong hàn” nên tăng cường ăn nhóm thực phẩm có tính bổ, ấm như thịt dê, thịt chó, thịt heo, chim, gà, bò; tốt nhất ăn sụn, móng, cật, đuôi…; các món từ rau, củ, quả hoặc thịt, cá nên cho thêm gia vị cay ấm như: gừng, hành, tiêu, ớt, sả… có tính khử phong hàn. Kiêng thức ăn lạnh như cam, măng, cà, nước dừa…; các vị chua, đắng quá.
Nếu viêm khớp dạng thấp thiên về phong nhiệt: Thường biểu hiện khớp có sưng, nóng, đỏ, đau. Nên tăng cường ăn rau, củ, quả vị bổ mát trừ thấp, tốt nhất nên ăn các loại rau thơm như: kinh giới, tía tô, rau húng quế, rau mùi, thì là… Kiêng các loại thức ăn cay nóng, dễ gây dị ứng động phong như: thịt bò, thịt gà, tôm, cua.
Lương y Minh Phúc
Theo SK&ĐS
Chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo không ăn hạt hướng dương theo 2 cách này vì có thể gây hại cho sức khỏe
Hạt hướng dương là loại hạt nhiều người thích ăn, đặc biệt là hướng dương được mọi người ăn nhiều trong dịp lễ tết. Tuy nhiên không ít thông tin cho rằng “ăn hạt hướng dương sẽ gây hại cho sức khỏe của gan”. Vậy thông tin này đúng hay sai?
Lợi ích của hạt hướng dương với sức khỏe
– Hạt hướng dương chứa nhiều magie, chất khoáng giúp làm khỏe cấu trúc xương, cho cơ thể có một khung xương chắc khỏe. Cùng với canxi, magie cũng là một chất khoáng cần thiết để cho hệ xương của cơ thể.
Hạt hướng dương chứa nhiều magie, chất khoáng giúp làm khỏe cấu trúc xương, cho cơ thể có một khung xương chắc khỏe.
– Trong loại hạt này còn chứa vitamin E và beta carotene rất có lợi trong việc ngăn ngừa lão hóa da. Ăn hạt hướng dương có thể làm dịu những triệu chứng của viêm khớp, hen suyễn và viêm khớp dạng thấp.
– Các acid béo trong hạt tạo ra collagen và elastin, có tác dụng kháng khuẩn, giúp da luôn mịn màng, và tươi sáng.
– Phytosterols và các chất béo tốt trong hạt giúp làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Bên cạnh đó, phytosterols và lognans có hoạt tính ức chế sự phát triển các tế bào ung thư trong cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Tại sao ăn hạt hướng dương sẽ gây hại cho gan?
Nguyên nhân được cho là hạt hướng dương thường xuyên có sự xuất hiện của aflatoxin, độc tố được sản sinh bởi các loại nấm Aspergillus, là một trong những chất tiềm ẩn gây ung thư gan, độc tố này thường bị nhiễm vào các loại hạt, trong đó có hạt hướng dương. Ngoài ra, tác hại của hạt hướng dương còn phụ thuộc vào cách sử dụng của mọi người. Chuyên gia dinh dưỡng không khuyên bạn ăn hướng dương theo 2 cách này.
Tác hại của hạt hướng dương còn phụ thuộc vào cách sử dụng của mọi người.
Chuyên gia dinh dưỡng Vương Tư Lộ, Giám đốc Hiệp hội Dinh dưỡng và Sức khỏe Thủ đô Bắc Kinh, khuyên bạn không nên ăn hướng dương theo 2 cách này:
1. Không ăn quá nhiều hạt hướng dương
Có những người rất đặc biệt đó là thích ăn hạt hướng dương sống. Phương pháp này, hạt hướng dương chưa qua các phương pháp chế biến, sẽ không làm mất đi một số chất dinh dưỡng. Trong đó các thành phần như axit béo không bão hõa, chất xơ, protein, vitamin E, canxi, sắt, kẽm, đối với cơ thể có tác dụng chống oxy hóa, trì hoãn lão hóa, phòng ngừa các bệnh tim mạch và mạch m.áu não.
Tuy nhiên không kiến nghị mọi người ăn với số lượng lớn, bất luận là ăn hạt hướng dương sống hay hướng dương đã qua chế biến. Hàm lượng chất béo/100 gram hạt hướng dương có thể đạt khoảng 52g và số lượng calo là hơn 600 Kcal. Những người mỗi ngày ăn 100g hạt hướng dương, vậy mỗi ngày cơ thể hấp thu lượng calo lớn, gần như là ăn tương đương với 6 bát cơm.
Mặc dù nói “ăn hạt hướng dương tương đương với việc ăn dầu” có phần cường điệu hóa, nhưng ý nghĩa của nó nhắc nhở mọi người nên ăn ít hướng dương. Lượng quả hạch mà 1 người trưởng thành khỏe mạnh có thể ăn là từ 25-35g, khi ăn cần phải chú ý, tránh ăn quá nhiều. Một khi ăn hướng dương quá nhiều, không chỉ khiến cơ thể dễ béo, lượng calo lớn và thành phẩn chất béo được chuyển hóa ở gan, cũng gây bất lợi cho sức khỏe của gan.
Trong quá trình sinh trưởng, hạt hướng dương thu nhận từ đất tất cả các nguyên tố vi lượng có trong đó, trong số này có nguyên tố cadmi có hại cho sức khoẻ với hàm lượng cao. Nếu nhấm nháp hạt hướng dương đã trở thành một thói quen thì có thể dẫn đến sự phá huỷ hoạt động của hệ thần kinh và thận mà thủ phạm chính là nguyên tố cadmi”.
2. Không nên ăn hạt hướng dương được tẩm ướp gia vị
Để cho hạt hướng dương giòn và giữ được vị thơm ngon lâu hơn, nhiều nhà sản xuất đã thêm phèn vào.
Trên thị trường hiện nay bán nhiều các loại hạt hướng dương có vị mặn, hạt hướng dương rang bơ, những loại hạt này ăn nhiều sẽ nguy hại hơn rất nhiều so với hạt hướng dương nguyên thủy. Đây là vì trong quá trình chế biến, một lượng lớn muối, đường và các thành phần khác được thêm vào, không đơn giản làm tăng lượng calo, còn dễ khiến cơ thể một ngày hấp thu nhiều muối, đường, gây ra nhiều loại bệnh tật. Ăn các loại hướng dương tẩm ướp các loại gia vị nhiều sẽ thường thấy hiện tượng chướng bụng đầy hơi, lâu ngày sẽ gây ra các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Ngoài ra, để cho hạt hướng dương giòn và giữ được vị thơm ngon lâu hơn, nhiều nhà sản xuất đã thêm phèn vào. Phèn này có chứa nhôm mà khi vào cơ thể sẽ rất khó bị đào thải ra ngoài, ảnh hưởng đến tế bào não, tế bào thần kinh, dẫn đến suy giảm trí nhớ, nghiêm trọng hơn sẽ làm teo não, đãng trí, ung thư. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các cơ quan như gan, phổi, hệ xương, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai.
Theo Helino