Bệnh đái tháo đường gia tăng ở Việt Nam

Một trong những vấn đề sức khỏe hiện nay là đái tháo đường, khoảng 80% ca bệnh mới ở nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, theo bác sĩ Minh Nguyệt.

Đái tháo đường sẽ là một trong những vấn đề sức khỏe chính ở thế kỷ 21. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2014 có 422 triệu người toàn cầu phải sống chung với bệnh đái tháo đường, con số này gần gấp đôi so với năm 1980.

Tại Việt Nam, vào năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh theo báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới. Con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện.

Bệnh đái tháo đường gia tăng nhanh, nhất là đái tháo đường type 2, bệnh có thể được ngăn chặn nếu cải thiện được các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Nhận biết bệnh đái tháo đường

Các dấu hiệu điển hình của tăng đường huyết là khát và uống nhiều, tiểu nhiều, mau đói, thèm ăn, ăn nhiều nhưng sụt cân nhanh, mệt mỏi, uể oải toàn thân, hoa mắt, chóng mặt… Nếu có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ, nên đến bệnh viện khám ngay để được kiểm tra lượng đường trong m.áu.

Xác định bệnh chủ yếu dựa vào xét nghiệm lượng đường trong m.áu lúc đói 126mg/dL ( 7mmol/L) hoặc đường m.áu bất kỳ 200mg/dL ( 11,1 mmol/L).

benh dai thao duong gia tang o viet nam e92 5258561

Người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám khi có các dấu hiệu bất thường.

Phòng bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường type 1 không thể dự phòng được nhưng chiếm tỷ lệ không lớn. Còn đái tháo đường type 2 lại có nhiều yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến lối sống như sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có đường, thực phẩm có hàm lượng chất béo cao và carbohydrate tinh chế cao, lối sống hiện đại ít vận động… Các hành vi này cùng phối hợp làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì và sự phát triển của đái tháo đường type 2.

Can thiệp thay đổi các hành vi này góp phần ngăn ngừa sự gia tăng của bệnh. Cụ thể, cần xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, chọn lựa thực phẩm thông minh. Ăn đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm bột đường, đạm, béo, rau và trái cây trong mỗi bữa ăn chính. Bổ sung sữa và chế phẩm từ sữa trong khẩu phần hàng ngày giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng.

Hạn chế các thức ăn làm tăng đường huyết nhanh như đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt hoặc ăn quá nhiều bột đường… Tăng cường các thức ăn giúp làm chậm hấp thu đường như rau, củ quả, chọn lựa bột đường hấp thu chậm như gạo lứt, các loại hạt nguyên vỏ nguyên cám, sữa có chỉ số GI thấp… Phân bố bữa ăn hợp lý, ăn đủ bữa, không bỏ bữa ăn sáng.

Mọi người cũng nên kết hợp lối sống lành mạnh năng vận động, hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, t.huốc l.á… Nếu bị thừa cân béo phì, cần duy trì cân nặng cơ thể ở mức lý tưởng (bằng chiều cao (m) x chiều cao (m) x 22).

Bệnh đái tháo đường thường diễn biến âm thầm, có thể không gây ra bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng gì, do đó để không bỏ sót bệnh nên tầm soát giúp chẩn đoán sớm. Xét nghiệm đường m.áu định kỳ hàng năm ở người từ 45 t.uổi trở lên hoặc thường xuyên hơn (3-6 tháng một lần) ở những người có nguy cơ cao đái tháo đường như người thừa cân béo phì, béo bụng; có người thân bị đái tháo đường; phụ n.ữ s.inh con 4 kg; rối loạn lipid m.áu…

Có những dấu hiệu này hãy nghĩ đến ung thư tụy

Ung thư tụy diễn tiến từ từ với những triệu chứng lâm sàng như đau âm ỉ vùng thượng vị, vàng da, sụt cân, ăn uống kém. Khi xuất hiện cục chướng ở ổ bụng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Ông Bùi C.N (67 t.uổi, trú tại Quảng Ninh) vào cấp cứu tại Bệnh viện Bãi Cháy với các biểu hiện đau bụng thượng vị, nôn nhiều. Ông có t.iền sử tăng huyết áp, đái tháo đường.

Qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, các bác sĩ kết luận chẩn đoán u đầu tụy kích thước 8x6cm trên nền u tụy mạn, sỏi tụy. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt khối tá tụy để triệt căn và kéo dài sự sống cho người bệnh. Ca phẫu thuật kéo dài 6 giờ đồng hồ.

co nhung dau hieu nay hay nghi den ung thu tuy b8d 5242048

Phẫu thuật cắt khối tá tụy là lựa chọn tối ưu điều trị triệt căn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư tụy

Ung thư tụy là một trong những bệnh lý ác tính của đường tiêu hóa, tỷ lệ sống tiên lượng không tốt như các loại ung thư khác. Phẫu thuật cắt khối tá tụy là lựa chọn tối ưu điều trị triệt căn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân u tụy, ung thư tụy.

Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Khoa Ung bướu 1, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết việc chẩn đoán, điều trị ung thư tụy còn nhiều khó khăn do tuyến tụy nằm sâu sau phúc mạc, dạ dày, được bao bọc bởi nhiều cơ quan và mạch m.áu quan trọng (tá tràng, gan, lách, động mạch treo tràng trên, tĩnh mạch gánh).

Ung thư tụy diễn tiến từ từ với những triệu chứng lâm sàng như đau âm ỉ vùng thượng vị, vàng da, sụt cân, ăn uống kém. Khi xuất hiện cục chướng ở ổ bụng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Bệnh nhân có thể t.ử v.ong trong tình trạng suy gan trước khi ung thư tụy hoành hành.

“Tại thời điểm chẩn đoán xác định bệnh chỉ có khoảng 20% số bệnh nhân có thể phẫu thuật điều trị hiệu quả, 80% không thể phẫu thuật điều trị do phát hiện muộn”, BS Dũng nhấn mạnh.

Phẫu thuật cắt khối tá tụy điều trị triệt căn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân u tụy, ung thư tụy là đại phẫu có độ khó cao, phức tạp nhất trong chuyên ngành phẫu thuật tiêu hóa ổ bụng. Phương pháp phẫu thuật này đòi hỏi phẫu thuật viên phải có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng phẫu tích, khâu vá, nối rất tỉ mỉ. Bác sĩ gây mê phải giàu kinh nghiệm, đảm bảo an toàn cho cuộc mổ kéo dài 6-8 giờ đồng hồ tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng.

“Phẫu thuật cắt khối tá tụy rất phức tạp do phải can thiệp đến nhiều cơ quan như dạ dày, đường mật, ruột, đầu tụy, túi mật, tái lưu thông mật tụy, dạ dày và ruột với nhiều miệng nối phức tạp. Quá trình phẫu thuật có liên quan đến nhiều tạng lớn và mạch m.áu lớn trong cơ thể nên nguy cơ xảy ra các tai biến trong và sau mổ rất cao như ra m.áu, viêm phúc mạc ổ bụng, rò bục miếng nối, rò tụy… dẫn đến tử vong”, BS Dũng cho biết.

Ung thư tụy là căn bệnh ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm bởi khó phát hiện, khó điều trị và tỷ lệ t.ử v.ong cực cao. Hầu hết bệnh nhân ung thư tụy sau khi điều trị bằng phẫu thuật chỉ sống được khoảng 2-3 năm, tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật cũng khá lớn. Còn với những bệnh nhân giai đoạn sau, không thể can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật thì đa số người bệnh đều không sống quá 1 năm sau khi phát hiện bệnh.

Tiên lượng của bệnh nhân ung tuỵ dù đã được tích cực điều trị bằng các phương pháp hiện đại nhưng vẫn còn rất kém. Theo báo cáo của Hiệp Hội Ung Thư Mỹ, tỷ lệ bệnh nhân ung thư tụy ngoại tiết sống sót sau chẩn đoán 1 năm chỉ khoảng 23% và sau chẩn đoán 5 năm, chỉ còn 4% bệnh nhân sống sót.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *