Khi đi khám, bác sĩ phát hiện niêm mạc tử cung của bà M. dày gấp 5 lần bình thường, được chẩn đoán ung thư, phải cắt bỏ toàn bộ tử cung.
Bà N.T.M., 60 t.uổi ở TP. Uông Bí, Quảng Ninh mãn kinh đã 8 năm nay. Cách đây 3 năm, bà đột nhiên thấy vùng kín ra nhiều khí hư, xuất huyết â.m đ.ạo bất thường nên đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí thăm khám, phát hiện niêm mạc tử cung dày 7 mm, trong khi ở người bình thường chỉ 3 mm.
Bác sĩ tư vấn bà nhập viện làm xét nghiệm sinh thiết niêm mạc tử cung. Tuy nhiên người bệnh không vào viện ngay mà về nhà, khám định kỳ tại phòng khám tư.
Gần đây khi phát hiện niêm mạc tử cung tiếp tục dày thêm, bà mới quay lại bệnh viện kiểm tra. Lúc này, độ dày đã lên tới 15 mm. Kết quả xét nghiệm sinh thiết khẳng định mà bắc ung thư nội mạc tử cung giai đoạn 1. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung và 2 phần phụ, vét hạch chậu hai bên.
Niêm mạc tử cung dày lên có nguy cơ tiến triển thành ung thư
Sau khi bệnh nhân hồi phục, bác sĩ hẹn tái khám sau 1 tháng để cân nhắc các phương án điều trị tiếp theo.
BS Đặng Ngọc Dương, Phó Trưởng khoa Phụ khoa, người trực tiếp khám và điều trị cho bệnh nhân M. cho biết, giai đoạn đầu, bệnh nhân bị quá sản nội mạc tử cung. Đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh hoặc t.iền mãn kinh, từ 45-75 t.uổi.
Nếu người bệnh được phát hiện sớm ở giai đoạn quá sản, bác sĩ chỉ cần phẫu thuật một lần điều trị triệt để. Tuy nhiên, do bệnh nhân 3 năm sau mới quay lại nên quá sản đã tiến triển thành ung thư.
Ung thư nội mạc tử cung hay còn gọi là ung thư tử cung là loại ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ, thường gặp ở phụ nữ trên 55 t.uổi.
Ung thư tử cung bắt nguồn từ các tế bào hình thành niêm mạc tử cung. Đến nay nguyên nhân chính xác chưa được tìm ra, song nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ có liên quan đến bệnh như có k.inh n.guyệt quá sớm trước 12 t.uổi, mãn kinh quá muộn sau 55 t.uổi, mất cân bằng nội tiết tố, k.inh n.guyệt không đều, béo phì, tăng huyết áp, t.iền sử gia đình có người thân bị ung thư vú, ung thư buồng trứng…
Các triệu chứng sớm của ung thư tử cung bao gồm: Xuất huyết â.m đ.ạo bất thường ở những người đã mãn kinh, k.inh n.guyệt kéo dài bất thường, ra khí hư bất thường, đau vùng chậu thường xuyên, sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi…
Với ung thư tử cung, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỉ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 80-95%. Do đó, việc phát hiện sớm bệnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong điều trị ung thư này.
BS Dương khuyến cáo, phụ nữ thời kỳ mãn kinh hoặc t.iền mãn kinh cần chú ý khám chuyên khoa định kỳ để kiểm soát tình trạng quá sản nội mạc tử cung, sàng lọc ung thư cổ tử cung. Không nên để đến khi có các triệu chứng như tăng dịch tiết â.m đ.ạo, rong m.áu, đau vùng hố chậu, thắt lưng… mới đi khám thì nhiều khả năng bệnh đã tiến triển thành ung thư, khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
“Đặc biệt hiện nay nhiều phụ nữ có xu hướng tự sử dụng các sản phẩm hỗ trợ nội tiết không theo tư vấn của bác sĩ, đây là một trong những nguy cơ làm gia tăng bệnh ung thư nội mạc tử cung”, BS Dương cảnh báo.
Để tầm soát ung thư tử cung, chị em có thể làm xét nghiệm pap – phết tế bào tử cung định kỳ 1-2 lần/năm. Sau 3 năm liên tiếp, nếu kết quả đều âm tính thì làm test 2 năm một lần. Ngoài ra có thể soi tử cung hay sinh thiết nội mạc tử cung.
Các dấu hiệu ung thư phụ khoa không được phụ nữ để ý
Nhiều phụ nữ không phân biệt được các loại ung thư phụ khoa nên mơ hồ về triệu chứng bệnh.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, hơn 100.000 phụ nữ Mỹ bị chẩn đoán mắc các bệnh ung thư phụ khoa mỗi năm, dẫn tới 30.000 ca t.ử v.ong. Trong số đó, nhiều trường hợp có thể tránh được tình huống nguy kịch nếu phát hiện sớm.
Theo một khảo sát gần đây của Hiệp hội Sức khỏe Phụ nữ Anh, phần lớn nữ giới rất mơ hồ về ung thư phụ khoa. Họ thậm chí không phân biệt được các loại bệnh, chưa nói tới việc phòng chống.
Bản điều tra đưa ra 19 triệu chứng phổ biến của ung thư phụ khoa. Kết quả cho thấy có khoảng cách lớn về hiểu biết giữa những người tham gia khảo sát. Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là chủ đề ít được mọi người thường xuyên nhắc tới, chia sẻ.
Bốn loại ung thư phụ khoa phổ biến là ung thư vú, cổ tử cung, tử cung và buồng trứng. Để bảo đảm sức khỏe và tính mạng của mình, bạn cần lưu ý ít nhất 6 dấu hiệu dưới đây:
1. Táo bón
Theo Tổ chức Clearity – đơn vị hoạt động vì mục đích tăng tỷ lệ hồi phục của bệnh nhân ung thư phụ khoa, táo bón có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng.
“Điều này xảy ra do ung thư xâm lấn đại tràng hoặc áp lực của chất dịch có thể tác động tới khu vực này”, tổ chức trên giải thích.
Bởi vậy, bạn nên tới gặp bác sĩ nếu thấy có sự khác lạ trong thói quen đi vệ sinh của mình.
2. Cảm thấy đầy hơi trướng bụng
Khi bạn ăn một số món nhất định, bạn có thể cảm thấy đầy bụng. Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng của ung thư phụ khoa. Một lượng lớn dịch tích tụ thành khối có kích cỡ như quả bóng trong bụng khiến phụ nữ trông như có bầu.
3. Đi tiểu nhiều
Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ cho hay, nếu bạn đi tiểu nhiều hơn thường lệ, đó là cảnh báo bạn có nguy cơ bị ung thư buồng trứng hoặc â.m h.ộ.
Theo Tổ chức Clearity, đó là do dịch tích tụ quanh bàng quang, gây thêm áp lực khiến bệnh nhân phải sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên hơn.
4. Tăng cân
Mặc dù giảm cân thường được gắn với ung thư, phụ nữ bị ung thư buồng trứng đôi khi cũng tăng cân không lý do. Điều đó chủ yếu do tình trạng mệt mỏi khiến bệnh nhân ít vận động và hoạt động thể chất.
Khi bắt đầu điều trị, một số người tăng cân do căng thẳng hoặc chế độ ăn thay đổi vì hóa trị liệu.
5. Giảm cân
Giảm cân liên quan tới nhiều loại ung thư và do tác dụng phụ trong chữa trị. Tuy nhiên, thậm chí trước khi can thiệp y học, ung thư phụ khoa cũng dẫn tới giảm cân.
Nếu bạn không thay đổi chế độ ăn hoặc tập luyện mà vẫn đột ngột giảm từ 4 kg trở lên, bạn cần gặp bác sĩ.
6. Rất mệt mỏi
Một nửa số bệnh nhân mắc ung thư phụ khoa trải qua thời gian mệt mỏi quá mức. Điều bất ngờ hơn, những phụ nữ trẻ thường thấy đuối sức hơn người lớn t.uổi. Ngay cả khi đã vượt qua cuộc chiến ung thư, họ vẫn thường xuyên trải qua sự mệt mỏi.