Các chuyên gia thuộc Bệnh viện Del Mar ( Tây Ban Nha) phát hiện mức kẽm trong m.áu thấp có liên quan tình trạng bệnh trở nặng ở bệnh nhân Covid-19.
Mức kẽm trong m.áu thấp có liên quan tình trạng bệnh trở nặng ở bệnh nhân Covid-19 – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo nhóm nghiên cứu, nồng độ kẽm tăng lên làm giảm sự nhân lên hoặc sinh sản của một số loại virus.
“Mức kẽm thấp hơn khi nhập viện tương quan với tình trạng viêm cao hơn trong quá trình nhiễm bệnh. Nồng độ kẽm trong m.áu lúc nhập viện có liên quan tỷ lệ t.ử v.ong vì Covid-19 trong nghiên cứu của chúng tôi”, Hãng tin IANS dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu Guerri-Fernandez cho biết.
Theo nghiên cứu, mức kẽm trong m.áu thấp hơn 50 mcg/dl lúc nhập viện có liên quan nguy cơ t.ử v.ong tăng gấp 2,3 lần so với mức kẽm trong m.áu là 50 mcg/dl hoặc cao hơn.
Mức kẽm trong m.áu cao hơn có liên quan đến nồng độ thấp hơn của interleukin-6 (protein chỉ tình trạng viêm toàn thân) trong thời kỳ nhiễm bệnh.
Nghiên cứu cũng cho thấy mỗi đơn vị kẽm trong m.áu tăng khi nhập viện có liên quan đến việc giảm 7% nguy cơ t.ử v.ong khi nhập viện.
Người mắc Covid-19 dễ lây nhất khi nào?
Một người mắc Covid-19 không triệu chứng sẽ hoàn toàn không ý thức được việc mang virus và tùy theo lối sống và nghề nghiệp của họ, có thể gặp rất nhiều người mà không thay đổi hành vi.
Nhưng số ca nhiễm thực tế có thể cao hơn nhiều. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính 40% những người bị Covid-19 thực sự không có triệu chứng, điều này khiến các chuyên gia y tế khó theo dõi sự lây truyền.
Các số liệu khác cho thấy 16% trường hợp lây truyền virus corona là do người mang mầm bệnh không biểu hiện các triệu chứng hoặc chỉ biểu hiện các triệu chứng rất nhẹ và, trong khi lây bệnh cho người khác, họ có thể không tin rằng mình đang bị nhiễm bệnh.
Biết khi nào một người nhiễm có thể lây SARS-CoV-2 cho người khác cũng quan trọng như biết virus lây lan nhanh như thế nào.
Một nghiên cứu ở thị trấn Vò của Ý đã cách ly được công bố trên tạp chí Nature vào tháng 6 cho thấy hơn 40% trường hợp nhiễm Covid-19 không có triệu chứng.
Với dân số khoảng 3.200 người, Vò báo cáo trường hợp t.ử v.ong liên quan đến Covid-19 đầu tiên ở Ý vào ngày 20 tháng 2. Do đó, cư dân của thị trấn đã bị cách ly trong 14 ngày.
Khoảng 2,6% thị trấn có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 khi bắt đầu phong tỏa, nhưng con số này đã giảm xuống 1,2% sau hai tuần. Trong suốt thời gian này, 40% những trường hợp nhiễm là những người không có triệu chứng. Các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng phải mất 9,3 ngày để những người có kết quả xét nghiệm dương tính không còn virus.
“Một người bị nhiễm không có triệu chứng sẽ hoàn toàn không nhận thức được việc mang virus và, theo lối sống và nghề nghiệp của họ, có thể gặp rất nhiều người mà không thay đổi hành vi”, nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Hoàng gia London và Đại học Padua phát hiện.
Enrico Lavezzo, giảng viên khoa y học phân tử của Đại học Padua cho biết: “Nếu chúng tôi tìm thấy một số người có triệu chứng có xét nghiệm dương tính, chúng tôi dự kiến sẽ có một số người tương đương mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng, do đó khó xác định và khó cách ly hơn nhiều”.
Điều này đặt ra câu hỏi về mức độ lây bệnh của những người này chúng sau khi nhiễm virus, và họ sẽ còn lây bệnh trong bao lâu.
Biết khi nào một người bị nhiễm có thể lây SARS-CoV-2 cho người khác cũng quan trọng như biết virus lây lan nhanh chóng như thế nào. WHO gần đây đã công bố một bản tóm tắt khoa học về cách virus lây lan, đặc biệt là ở những người không biểu hiện triệu chứng.
Virus có thể được phát hiện ở người từ một đến ba ngày trước khi họ bắt đầu có triệu chứng, với tải lượng virus cao nhất vào khoảng ngày khỏi phát triệu chứng, sau đó giảm dần theo thời gian. Mức độ lây có vẻ là từ 1 đến 2 tuần đối với những người không có triệu chứng và lên đến 3 tuần hoặc hơn đối với những bệnh nhân mắc bệnh nhẹ đến trung bình.
Virus này có thể được phát hiện trước khi có triệu chứng từ 1 đến 3 ngày, với tải lượng virus cao nhất vào ngày đầu tiên.
“Lây truyền SARS-CoV-2 có thể xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp hoặc tiếp xúc gần với người bị nhiễm qua các chất tiết bị nhiễm như nước bọt và dịch tiết đường hô hấp hoặc các giọt b.ắn đường hô hấp, được thải ra ngoài khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc hát”, WHO cho biết. Điều này khiến lây truyền từ người không có triệu chứng ngày càng phổ biến hơn.
Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu trên những người không có triệu chứng đều có những hạn chế, WHO nói thêm: “Ví dụ, một số nghiên cứu không mô tả rõ ràng cách thức theo dõi những người không có triệu chứng tại thời điểm xét nghiệm để xác định xem họ có từng xuất hiện các triệu chứng hay không. Những nghiên cứu khác định nghĩa “không triệu chứng” rất hẹp, như là những người không bao giờ bị sốt hoặc các triệu chứng về đường hô hấp, chứ không là những người không bị bất kỳ triệu chứng nào”.