Cặp sinh đôi chào đời sau khi được chữa bệnh từ bào thai

Hai b.é g.ái được sinh thường khỏe mạnh, cân nặng đồng đều nhờ được bác sĩ can thiệp từ trong bụng mẹ. Trước đó, hai bé mắc hội chứng từng khiến 90% thai nhi c.hết lưu.

Ba ngày sau khi sinh hai b.é g.ái Nguyễn Tuệ Anh, Nguyễn Tú Anh ở tuần 33, chị Vương Thị Linh (sinh năm 1992, quê ở Phúc Thọ, Hà Nội) vẫn không thể giấu được sự vui mừng. Đối với chị, việc mẹ tròn con vuông vẫn như một giấc mơ thành sự thật bởi không phải ai cũng may mắn như mình.

Cứu cùng lúc 2 thai

Chị Linh cho biết khi biết mình bầu song thai hai b.é g.ái, chị rất hạnh phúc. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu, quá trình theo dõi thai kỳ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, chị được phát hiện hai thai chung một bánh rau, đồng nghĩa sẽ có nhiều nguy cơ hơn so với hai bánh rau độc lập.

Không nằm ngoài dự đoán, chị Linh thường xuyên cảm thấy bụng cương cứng, căng, khó chịu, siêu âm thấy hai con có sự chênh lệch lớn về cân nặng. Sau đó, chị được phát hiện mắc hội chứng truyền m.áu song thai.

“Lúc đó, tôi nghĩ sẽ rất khó giữ được con. Tưởng như hết hy vọng nhưng may mắn khi tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, các bác sĩ đang thực hiện đề tài về hội chứng truyền m.áu song thai nên tôi được vào chương trình điều trị miễn phí của bệnh viện. Nhờ đó, hai con mới thoát khỏi nguy hiểm để chào đời như ngày hôm nay”, chị Linh chia sẻ.

cap sinh doi chao doi sau khi duoc chua benh tu bao thai 73f396

Hai b.é g.ái hiện tự thở, bú tốt sau 3 ngày chào đời. Ảnh: HQ.

BSCKI Nguyễn Thị Sim, Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội – người trực tiếp theo dõi trường hợp này – kể lại sản phụ Linh được phát hiện mắc hội chứng truyền m.áu song thai ở tuần 20 của thai kỳ.

“Lúc này, sản phụ được tiếp tục theo dõi. Ở tuần 23, chúng tôi phát hiện một thai bị hết ối, bó sát vào cơ thể bé như bị hút chân không khiến bé không thể thở, trong khi thai kia lại dư ối khiến em bé bồng bềnh trong nước ối”, bác sĩ Sim kể lại.

Nhận thấy tình trạng nguy cấp, ngày 21/10, sau khi hội chẩn, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc bệnh viện, và bác sĩ Sim đã tiến hành ca can thiệp trong buồng tử cung sản phụ Linh.

Điều đặc biệt ở ca này là cả hai thai đều có dấu hiệu sự sống, bác sĩ phải đấu trí làm sao tìm được các mạch m.áu ở đường nối của bánh rau, đảm bảo ở vị trí cân bằng để tiến hành chặn, mục đích là để hai thai có được dinh dưỡng tối ưu. Nếu để lệch, tính mạng của thai nhi sẽ khó giữ.

“Cái khó là phải can thiệp khi cả hai đều đang cử động trong bào thai, qua màn hình camera siêu bé, lại trong môi trường nước. Bất cứ dụng cụ nào cũng có thể chạm vào em bé gây tổn thương. Nếu không khéo léo sẽ không thể điều khiển được tia laser vào đúng mạch m.áu như ý muốn, như vậy, bệnh sẽ tái phát hoặc khiến em bé rơi vào tình trạng xấu nhất”, bác sĩ Sim kể.

Cuối cùng, ca can thiệp đã thành công sau 40 phút nhờ sự nỗ lực và phối hợp của các y bác sĩ. Sau ca can thiệp, sản phụ Linh tiếp tục được theo dõi sát sao. Hai em bé phát triển đồng đều. Đêm 28/12, ở tuần thai 33, chị chuyển dạ và sinh thường hai bé lần lượt với cân nặng 1,8 kg và 1,7 kg.

Theo bác sĩ Sim, đây là 2 bé sinh đôi đầu tiên chào đời khỏe mạnh sau khi được điều trị hội chứng truyền m.áu song thai bằng can thiệp bào thai tại bệnh viện. Hiện tại, hai bé đã tự thở, bú tốt và được chăm sóc tại khoa Sơ sinh.

cap sinh doi chao doi sau khi duoc chua benh tu bao thai 28468a

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: HQ.

Thủ phạm dẫn đến thai lưu từng bị bỏ qua

Khác với đơn thai, người mang song thai có nhiều nguy cơ, đặc biệt đối với những trường hợp có chung một bánh rau có đến 20-30% mắc hội chứng truyền m.áu song thai.

“Nếu không được phát hiện và can thiệp, 90% thai nhi sẽ biến chứng nặng là phù thai, dẫn tới lưu, chỉ 10% còn lại có thể chào đời nhưng lại mang những di chứng nặng nề về não. Trước đây, hội chứng truyền m.áu song thai thường bị bỏ sót, sau này, dù được phát hiện, các y bác sĩ lại không có phương tiện để điều trị. Do đó, rất nhiều thai phụ đã mất con rất đau đớn”, bác sĩ Sim cho hay.

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho hay Việt Nam đã có những thành công bước đầu về việc triển khai kỹ thuật can thiệp bào thai. Hiện tại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là cơ sở công duy nhất đã trực tiếp thực hiện kỹ thuật này với tỷ lệ thành công ngang tầm thế giới. Trong 15 trường hợp đã được mổ, 2 ca đã sinh con khỏe mạnh. Những trường hợp còn lại đang được chăm sóc miễn phí tại viện. Theo PGS Ánh, việc chăm sóc sau mổ rất quan trọng, mục tiêu kéo dài được t.uổi thai càng lâu càng tốt cho các thai phụ.

“Nếu trước đây, bệnh nhân chỉ biết chờ vào may rủi, đ.ánh cược tính mạng của thai nhi, hiện nay, chúng ta có thể cứu được tới 90% em bé từ trong bụng mẹ. Bào thai chính là một bệnh nhân và phải được chữa bệnh, cứu từ trong bụng mẹ”, PGS Ánh chia sẻ.

Can thiệp bào thai là kỹ thuật hiện đại nhất trong sản khoa hiện nay, có thể can thiệp được ở hầu hết cơ quan của bào thai, thậm chí cả não, tim, màng phổi. Chi phí thực hiện kỹ thuật này trung bình khoảng 50 triệu đồng/ca. Bệnh viện đang miễn phí cho 30 ca đầu tiên.

Theo PGS Ánh, để cứu được em bé trong bụng mẹ bằng kỹ thuật này, điều kiện đầu tiên là phải được chẩn đoán sớm, sau đó là phòng mổ có trang thiết bị hiện đại, chuyên biệt, đòi hỏi chính xác, hoàn hảo về mọi mặt như ánh sáng, dụng cụ,… cuối cùng là con người với các chuyên gia được đào tạo, bàn tay khéo léo, có trách nhiệm.

“Nước ta có tỷ lệ sinh đẻ cao, mỗi năm có tới hàng nghìn ca gặp các biến chứng, đồng nghĩa hàng nghìn em bé không thể chào đời. Tôi mong muốn được sự quan tâm của các cấp, ngành để nhiều nơi đều có thể triển khai kỹ thuật này. Điều này rất ý nghĩa vì cứu được mạng người, đem lại hạnh phúc rất lớn cho các gia đình”, PGS Ánh kỳ vọng.

Theo Zing

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Làm chủ kỹ thuật can thiệp bào thai

Tính đế thời điểm hiện tại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã thực hiện được 7 ca can thiệp bào thai cho thai phụ mang song thai mà các thai nhi có chung bánh nhau.

Việc thực hiện kỹ thuật này được cho là cao nhất trong lĩnh vực sản khoa hiện nay và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện công lập đầu tiên của cả nước tiên phong trong lĩnh vực này.

Được biết, ở hai ca can thiệp đầu tiên, Bệnh viện có sự góp mặt hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia nước ngoài. Tuy nhiên, 5 ca sau thì các bác sĩ của Bệnh viện đã tự thực hiện. Cả 5 ca phẫu thuật đều được đ.ánh giá là đã thành công, đã có 4 thai phụ được xuất viện. Còn một thai phụ mới được thực hiện can thiệp bào thai vào ngày 24/10, hiện sức khoẻ đã ổn định.

benh vien phu san ha noi lam chu ky thuat can thiep bao thai 152633

Thai phụ mang song thai có chung bánh nhau được can thiệp trong buồng ối thành công tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Kỹ thuật can thiệp bào thai được đ.ánh giá là kỹ thuật cao nhất về sản khoa hiện nay trên thế giới. Kỹ thuật này mới chỉ xuất hiện cách đây 15 năm và Anh là nước đầu tiên thực hiện. Hiện nay có các nước Pháp, Bỉ, Mỹ đang thực hiện kỹ thuật này và thực hiện can thiệp được hầu hết các dị tật.

Đây cũng là kỹ thuật có ý nghĩa rất nhân văn. Bởi can thiệp trong bào thai trong buồng tử cung là chữa bệnh cho thai nhi từ trong bụng mẹ, nhằm khắc phục những bệnh lý, bất thường của bào thai khi đã biết rõ những bệnh lý, bất thường này không thể chờ đợi đến khi trẻ chào đời, nếu tiếp tục chờ đợi, thai nhi sẽ t.ử v.ong trong tử cung hoặc chào đời với những dị tật, bất thường nặng hơn.

“Trước đây, nếu không thực hiện kỹ thuật này thì những thai nhi không may mắn bị dị tật hoặc bất thường trong bụng mẹ bác sĩ có biết cũng không thể làm gì mà đành phải phó mặc cho số phận. Còn hiện tại, với kỹ thuật khoa học hiện đại, nếu phát hiện sớm các dị tật và bất thường của thai nhi thông qua khám sàng lọc, chúng ta có thể cứu chữa được thai nhi với tỷ lệ thành công tới 90%, trẻ sinh ra sẽ không còn bị dị tật hoặc tử vong”- Phó Giáo sư Nguyễn Duy Ánh phân tích.

Giám đốc Bệnh viện phụ sản Hà Nội cho biết thêm, việc áp dụng kỹ thuật này đối với các thai nhi cũng được các bác sĩ khám và chẩn đoán cẩn thận. Nếu để các dị tật, bất thường muộn quá thì không thể can thiệp được. Trước khi thực hiện can thiệp, các bác sĩ phải khám kỹ để nhận định dị tật, bất thường này có làm được không, nếu làm được thì tỷ lệ thành công là bao nhiêu, đồng thời phải tư vấn trước với người nhà bệnh nhân.

Ví dụ, bất thường dây xơ quấn chặt cổ tay hoặc cổ chân của thai nhi, khiến cổ chân hoặc cổ tay bị teo dần, chỉ cần can thiệp trong bụng mẹ cắt dây sơ đó thì chân hoặc tay thai nhi sẽ hồng hào trở lại. Trước đây, những trường hợp như này rất khó xử lý hoặc có gia đình ra nước ngoài để can thiệp.

Hiện tại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đang triển khai thực hiện 2 kỹ thuật mà có tỷ lệ thai nhi mắc nhiều nhất nhưng tỷ lệ thành công khi can thiệp lại cao nhất, đó là hội chứng song thai truyền m.áu cho nhau và dây xơ buồng ối.

Trong tương lai gần, Bệnh viện tiến tới sẽ thực hiện các bệnh lý khác nhằm giúp thai nhi không may mắc các bệnh lý vẫn có thể phát triển tốt trong tử cung của người mẹ và chờ đến ngày chào đời. Các bệnh lý như thoát vị cơ hoành, ứ dịch màng phổi, ứ dịch thận, bệnh lý ở buồng tim và thoát vị não… là những bệnh mà nền y học hiện tại đã có thể xử lý được.

Hiện nay, ở các tuyến, các cơ sở y tế có chuyên khoa sản, các dị tật, bất thường của thai nhi hoàn toàn có thể phát hiện sớm. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng có liên hệ với các bệnh viện tuyến dưới nếu trong quá trình khám sàng lọc nếu phát hiện hoặc nghi ngờ thai phụ nào có những bệnh lý nói trên sẽ gửi lên Bệnh viện để thực hiện đ.ánh giá tình trạng nếu có thể sẽ thực hiện can thiệp bào thai.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được công nhận là đơn vị tuyến cuối, nên trong kế hoạch đào tạo và hành động Bệnh viện cũng sẽ đào tạo và cập nhật kiến thức sàng lọc phát hiện những dị tật, bất thường cho nhân viên y tế tuyến dưới.

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội chính thức tiếp nhận các sản phụ có hội chứng truyền m.áu song thai và hội chứng dải xơ buồng ối từ ngày 5/10/2019. Bệnh viện cũng rất mong các bác sĩ phát hiện sớm và chuyển sản phụ về Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội kịp thời, tránh để biến chứng đã quá nặng không thể phẫu thuật được.

30 sản phụ đầu tiên sẽ được miễn phí hoàn toàn. Kinh phí được hỗ trợ bởi Bộ Khoa học công nghệ Việt Nam và Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Sim – Phó Giám đốc Trung tâm sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh & sơ sinh theo số điện thoại: 0833336699

Minh Khuê

Theo laodongthudo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *