Chìa khóa để có chế độ ăn lành mạnh

Một bữa ăn lành mạnh cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng không cung cấp quá nhiều năng lượng để tránh tích mỡ thừa.

Cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bú sữa mẹ

Từ sơ sinh đến 6 tháng t.uổi, hãy cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn (nghĩa là không bổ sung thêm cho trẻ ăn và uống bất kỳ thực phẩm nào khác) và cho trẻ ăn “theo yêu cầu” (tức là ăn khi trẻ muốn, cả ngày và đêm)

Sau 6 tháng t.uổi, cho trẻ ăn bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng và an toàn, và tiếp tục cho trẻ bú mẹ tới khi được 2 t.uổi hoặc hơn. Không thêm muối hoặc đường vào thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cung cấp tất cả các dưỡng chất mà trẻ cần trong 6 tháng đầu để tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có sức đề kháng tốt hơn chống lại các bệnh thông thường ở t.rẻ e.m như tiêu chảy, n.hiễm t.rùng đường hô hấp và n.hiễm t.rùng tai. Trong cuộc sống sau này, những người được nuôi bằng sữa mẹ khi sơ sinh ít có khả năng bị thừa cân hoặc béo phì, hoặc mắc các bệnh không truyền nhiễm, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.

chia khoa de co che do an lanh manh e1646e

Ảnh minh họa

Ăn đa dạng các loại thực phẩm

Ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm nhóm các loại thực phẩm chính (ví dụ như ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, ngô hoặc gạo, hoặc củ có tinh bột như khoai tây, khoai mỡ, khoai môn hoặc sắn), các loại đậu (ví dụ đậu lăng, đậu), rau, trái cây và thực phẩm từ các nguồn động vật (ví dụ thịt, cá, trứng và sữa)

Việc ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau (tức là chưa qua chế biến) và thực phẩm tươi mỗi ngày giúp t.rẻ e.m và người lớn có được lượng chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết. Nó cũng giúp họ tránh chế độ ăn nhiều đường, chất béo và muối, có thể dẫn đến tăng cân không lành mạnh (tức là thừa cân và béo phì) và các bệnh không truyền nhiễm. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ và sự phát triển; nó cũng giúp người già có cuộc sống khỏe mạnh và năng động hơn.

Ăn nhiều loại rau và trái cây

Đối với đồ ăn nhẹ, chọn rau sống và trái cây tươi, thay vì thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo hoặc muối. Tránh chế biến quá kỹ rau và trái cây vì điều này có thể dẫn đến mất các vitamin quan trọng. Khi sử dụng rau và trái cây đóng hộp hoặc sấy khô, hãy chọn các loại không có muối và đường

Rau và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ, protein thực vật và chất chống oxy hóa quan trọng. Những người có chế độ ăn nhiều rau và trái cây có nguy cơ béo phì, bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và một số loại ung thư thấp hơn đáng kể.

Ăn một lượng vừa phải chất béo và dầu

Sử dụng dầu thực vật chưa bão hòa (ví dụ: dầu ô liu, đậu nành, hướng dương hoặc dầu ngô) thay vì dầu mỡ động vật hoặc dầu có nhiều chất béo bão hòa (ví dụ: bơ, mỡ lợn, dầu dừa và dầu cọ,..)

Chọn thịt trắng (ví dụ thịt gia cầm) và cá, thường ít chất béo, giảm lượng thịt đỏ. Chỉ ăn một lượng hạn chế các loại thịt chế biến vì chúng có nhiều chất béo và muối. Nếu có thể, hãy chọn các các sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc giảm béo

Đừng quên những thực phẩm làm từ bơ sữa

Hãy uống kèm một ly sữa ít béo hoặc không béo trong bữa ăn trong ngày. Sữa ít béo cung cấp một hàm lượng canxi và các chất dinh dưỡng thiết yếu tương đương sữa nguyên chất nhưng ít chất béo và ít calo hơn. Nếu không thích uống sữa ít béo, bạn có thể uống sữa đậu nành, ăn sữa chua ít béo hay không béo cho bữa ăn hằng ngày.

Tránh thực phẩm chế biến, nướng và chiên có chứa chất béo trans-fat được sản xuất một cách công nghiệp

Chất béo và dầu là nguồn năng lượng chính, và ăn quá nhiều chất béo, đặc biệt là các loại chất béo không tốt, có thể gây hại cho sức khỏe. Ví dụ, những người ăn quá nhiều chất béo bão hòa và chất béo trans-fat có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn. Chất béo trans-fat có thể có tự nhiên trong một số sản phẩm thịt và sữa, nhưng chất béo trans-fat được sản xuất một cách công nghiệp (ví dụ như dầu hydro hóa một phần) có trong các thực phẩm chế biến khác nhau là nguồn chính.

Ăn giảm muối và đường

Khi nấu và chế biến thực phẩm, hãy hạn chế lượng muối và gia vị có hàm lượng natri cao (ví dụ: nước tương và nước mắm). Tránh thực phẩm (ví dụ: đồ ăn nhẹ), có nhiều muối và đường. Hạn chế uống nước ngọt hoặc soda và các loại đồ uống khác có nhiều đường (ví dụ: nước ép trái cây, nước ép và xi-rô, sữa có hương vị và đồ uống sữa chua). Chọn trái cây tươi thay vì đồ ăn nhẹ ngọt như bánh quy, bánh ngọt và sô cô la.

Những người có chế độ ăn nhiều natri (bao gồm muối) có nguy cơ cao huyết áp cao hơn, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Tương tự, những người có chế độ ăn nhiều đường có nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì cao hơn và tăng nguy cơ sâu răng. Những người giảm lượng đường trong chế độ ăn uống của họ cũng có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh không truyền nhiễm như bệnh tim và đột quỵ.

M.Trang (TH)

Theo phapluatplus

Kiểm soát chế độ dinh dưỡng sau đột quỵ

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm xảy ra bất cứ lúc nào và dễ dẫn đến t.ử v.ong đột ngột.

Vì vậy, đối với những bệnh nhân vừa trải qua cơn đột quỵ thì việc duy trì chế độ ăn lành mạnh rất cần thiết. Điều này sẽ giúp bệnh nhân dần phục hồi sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa cơn đột quỵ tái phát cũng như các tình trạng có liên quan khác.

Phòng ngừa tái phát đột quỵ bằng cách kiểm soát cân nặng, huyết áp và các yếu tố nguy cơ khác là chiến lược tối ưu và lâu dài của bệnh nhân sau đột quỵ. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và thường xuyên kiểm tra sức khoẻ là cách kiểm soát sau đột quỵ hợp lý nhất.

Nhóm thực phẩm cần được sử dụng sau đột quỵ

Ngũ cốc: Nên lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt, các thực phẩm giàu chất xơ.

Rau quả: Chọn các loại rau xanh đậm và màu cam thường giàu dinh dưỡng và nhớ thường xuyên ăn đậu khô và đậu Hà Lan.

Trái cây: Ăn nhiều loại trái cây tươi, đông lạnh hoặc khô mỗi ngày.

Sữa: Chọn sữa ít chất béo hoặc thực phẩm từ sữa không có chất béo, hay các loại thực phẩm giàu canxi không có sữa mỗi ngày.

Protein: Chọn thịt nạc và thịt ít mỡ, thịt gia cầm và nên thay đổi thường xuyên với các loại đậu, đậu Hà Lan, các loại hạt, hạt giống và các nguồn cá. Về chất béo, ưu tiên nguồn chất béo từ cá, các loại hạt và dầu thực vật. Hạn chế các nguồn chất béo từ bơ, bơ thực vật hoặc mỡ heo.

kiem soat che do dinh duong sau dot quy 174a36

Ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau mỗi ngày để hạn chế các nguy cơ gây tái phát đột quỵ.

10 chiến lược ăn uống để giảm nguy cơ tái phát đột quỵ

Ăn nhiều loại thức ăn mỗi ngày: Bổ sung đa dạng nhiều loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết trong cơ thể. Thực tế, dinh dưỡng cần thiết để có sức khoẻ tốt không thể đầy đủ chỉ với một loại thực phẩm, đặc biệt với người bị đột quỵ.

Ăn thức ăn có màu sắc “cầu vồng” trong mỗi bữa ăn: Bổ sung thêm những chất dinh dưỡng bảo vệ sức khỏe trong trái cây và rau quả, quan trọng phải lựa chọn nhiều loại thức ăn đầy màu sắc “cầu vồng” ở mỗi bữa ăn bằng cách chọn các loại trái cây, rau và các loại đậu – màu đỏ đậm, cam, vàng rực rỡ, xanh đậm, xanh và tím…

Ăn ít nhất 5 khẩu phần trái cây và rau mỗi ngày: Các loại rau củ đều rất tốt cho não, nó cải thiện các phản ứng sinh hóa trong não. Bệnh nhân nên ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau mỗi ngày. Một khẩu phần rau bằng: chén rau nấu chín. Một phần trái cây bằng: 1 cỡ vừa (cỡ trái banh tennis) trái cây (chuối, bưởi, hạt lựu dưa hoặc dâu, trái cây sấy khô…).

Lựa chọn thực phẩm tốt và đúng: Khi lựa chọn các loại thực phẩm để giảm nguy cơ đột quỵ, tập trung vào các thông tin sau trên nhãn thực phẩm cho mỗi phần ăn, bao gồm: năng lượng, tổng số chất béo, chất béo bão hòa, cholesterol, natri và chất xơ. Việc đọc nhãn thực phẩm giúp xây dựng cho bệnh nhân sau đột quỵ chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Hạn chế ăn chất béo bão hòa và cholesterol: Cơ thể cần cholesterol để duy trì sức khỏe của các tế bào. Tuy nhiên, quá nhiều cholesterol trong m.áu có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim. Hạn chế cholesterol trong thực phẩm là một bước quan trọng để kiểm soát cholesterol và quản lý đột quỵ, có thể đạt được bằng cách: cắt loại bỏ mỡ có thể nhìn thấy từ các loại thịt và loại bỏ da từ gia cầm; hạn chế bơ; loại bỏ mỡ lợn và mỡ động vật; chọn thực phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo…

Hạn chế natri (muối): Ăn quá nhiều natri có thể làm cơ thể giữ nước và tăng huyết áp, là nguy cơ làm tái phát đột quỵ. Thay vì sử dụng muối, hãy thử sử dụng các loại thảo mộc và gia vị. Tránh gia vị hỗn hợp và hỗn hợp gia vị gồm muối hoặc muối tỏi. Sử dụng ít thực phẩm chế biến và đóng hộp. Hạn chế các loại thức ăn nhanh.

Chọn thực phẩm giàu chất xơ: Là một phần của một chế độ ăn lành mạnh cho tim, chất xơ có thể làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ đối với bệnh tim mạch. Chất xơ bạn ăn giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu, thúc đẩy và ngăn ngừa bệnh tiêu hóa và giúp kiểm soát cân nặng, tức là giảm các yếu tố nguy cơ của tái phát đột quỵ. Các nguồn tốt nhất của chất xơ là các loại trái cây tươi hoặc nấu chín và rau quả, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu (ví dụ: đậu khô, đậu lăng, đậu Hà Lan…).

Duy trì hoặc đạt được một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh: Duy trì cân nặng là điều quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ. Khẩu phần ăn hợp lý, bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, tăng hoạt động thể chất là tất cả các cách để đạt được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.

Giảm lượng đường: Dư thừa đường trong cơ thể kết hợp với tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường type 2 và rối loạn lipid m.áu… đều là nguy cơ gây tái phát đột quỵ. Hãy nhớ rằng đồ ngọt và món tráng miệng chứa rất nhiều đường.

Có đủ kali: Đủ lượng kali trong chế độ ăn uống là cần thiết để duy trì chức năng tim ổn định. Tuy nhiên, hầu hết người lớn không tiêu thụ đủ kali. Kali có nhiều trong các sản phẩm trái cây, rau, sữa.

Đột quỵ tái phát chiếm khoảng một phần tư trong số gần 800.000 trường hợp đột quỵ ở Mỹ mỗi năm. Cách tốt nhất để chống lại đột quỵ tái phát là trang bị cho bệnh nhân thông tin và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Quản lý chế độ ăn uống đóng một vai trò then chốt làm hạn chế các yếu tố nguy cơ (huyết áp, đái tháo đường, béo phì…) gây tái phát đột quỵ. Hãy thực hiện một chiến lược ăn uống lành mạnh và thường xuyên đến bác sĩ kiểm tra sức khỏe để phòng tránh đột quỵ tái phát.

TS.BS. Lê Thanh Hải

Theo suckhoedoisong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *