Chứng cảm lạnh sẽ không còn làm phiền bạn chỉ bằng những bước đơn giản này

Chúng ta đang sống trong những ngày lạnh giá của mùa đông miền Bắc. Nếu không giữ gìn sức khỏe, nhiều người dễ mắc chứng cảm lạnh.

Đặc biệt, dấu hiệu ban đầu và giúp bạn dễ nhận biết nhất là những cơn ngứa họng. Vậy, làm thế nào để nhanh chóng tạm biệt chứng cảm lạnh? Hãy cùng theo dõi những bước làm rất đơn giản sau đây nhé.

Một điều mà ai cũng dễ nhận thấy là không có cách đặc trị cảm lạnh thông thường nào nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ giúp thuyên giảm nhanh các triệu chứng khi bị cảm lạnh. như ngậm nước muối hay thực hiện các bài vận động nhẹ nhàng.

chung cam lanh se khong con lam phien ban chi bang nhung buoc don gian nay 3f06e7

Duy trì chế độ ăn uống đều đặn

Lựa chọn đồ ăn, thức uống cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình hồi phục sức khỏe khi bị cảm lạnh. Nước lọc, nước ép trái cây hay các món canh đều có tác dụng chuyển hóa các chất trong cơ thể nhanh và ngăn ngừa mất nước.

Theo các chuyên gia, bạn có thể tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung thêm một lượng chất lỏng, vitamin C và kẽm.

Hơn nữa, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không thể thiếu rau xanh, trái cây, nước ép hoa quả (dạng lỏng) giúp nhanh chóng xua tan dấu hiệu khi bị cảm lạnh.

Ngược lại, nếu bạn sử dụng cà phê, đồ uống có cồn hay thức uống có ga sẽ càng khiến cơ thể dễ bị mất nước.

chung cam lanh se khong con lam phien ban chi bang nhung buoc don gian nay 2c5ecb

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không thể thiếu rau xanh, trái cây, nước ép hoa quả (dạng lỏng) giúp nhanh chóng xua tan dấu hiệu khi bị cảm lạnh.

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Khi bị cảm lạnh, ai cũng thấy khó chịu. Do vậy, một chế độ nghỉ ngơi sẽ rất quan trọng với người bệnh. Không những vậy, tránh tiếp xúc với bên ngoài sẽ giảm khả năng lây bệnh cho người khác.

Do đó, các bác sĩ khuyên rằng, bạn nên tăng cường hệ miễn dịch bằng một chế độ ngủ đủ giấc, giải tỏa căng thẳng.

Giúp cổ họng luôn dễ chịu

Sử dụng một số loại thuốc trị viêm họng để giảm chứng đau họng, đồng thời các loại thuốc này cũng có tác dụng ngăn chặn chứng cảm lạnh biến chuyển nặng hơn.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe NHS của Vương quốc Anh khuyến cáo, người lớn khi mắc chứng cảm lạnh có thể súc miệng nước muối ấm, điều này sẽ giúp cổ họng dễ chịu hơn.

chung cam lanh se khong con lam phien ban chi bang nhung buoc don gian nay 60e21a

Sử dụng một số loại thuốc trị viêm họng để giảm chứng đau họng, đồng thời các loại thuốc này cũng có tác dụng ngăn chặn chứng cảm lạnh biến chuyển nặng hơn.

Để cơ thể tiết ra mồ hôi

Khi mắc chứng cảm lạnh, bạn cũng có thể thực hiện một số bài tập vận động nhẹ nhàng. Chia sẻ về điều này, một bác sĩ nội khoa thuộc trường Northshore University HealthSystem ở Chicago cho biết: “Việc vận động nhẹ nhàng khi bị cảm lạnh sẽ giúp cơ thể người bệnh khoan khoái, dễ chịu hơn”.

Cũng theo nữ bác sĩ đã chia sẻ trên Everyday Health: “Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, khi một người mắc virus cảm lạnh thì việc tập thể dục sẽ rất tốt và khá an toàn.

Nhiều người cũng cho biết, việc tập thể dục khi bị cảm lạnh giúp cơ thể dễ chịu hơn. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là đẩy lùi được chứng cảm lạnh nhanh chóng.

Còn theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh truyền nhiễm, việc tập thể dục khi mắc cảm cúm hay cảm lạnh sẽ không gây bất kỳ biến chứng nào nếu người bệnh không có các vấn đề nào khác về sức khỏe.

Đối với những người mắc chứng hen suyễn, bệnh tim hay một số bệnh nội khoa khác thì cần thăm khám bệnh nếu mắc chứng cảm lạnh và không nên tập thể dục vì điều này có thể tiềm ẩn một số nguy cơ bất lợi.

chung cam lanh se khong con lam phien ban chi bang nhung buoc don gian nay 90d271

Việc tập thể dục khi mắc cảm cúm hay cảm lạnh sẽ không gây bất kỳ biến chứng nào nếu người bệnh không có các vấn đề nào khác về sức khỏe.

Trị chứng nghẹt mũi, sổ mũi

Nếu chứng cảm lạnh trở nên trầm trọng hơn thì việc thường xuyên xì mũi sẽ khiến cơ thể thấy khó chịu hơn. Vì theo các bác sĩ, việc xì mũi mạnh gây kích ứng bên trong mũi, làm tổn thương niêm mạc mũi và gây xoang mũi.

Trong trường hợp này, dùng các loại thuốc nhỏ mũi, xịt mũi để điều trị chứng nghẹt mũi, sổ mũi sẽ giúp bạn dễ thở hơn.

(Nguồn: Independent)

Theo Helino

Cách phân biệt trẻ mắc cúm và bị cảm lạnh, cha mẹ cần biết để ‘cứu’ con

Rất dễ bị nhầm lẫn giữa các triệu chứng của cúm với các triệu chứng của cảm lạnh. Mặc dù chúng khá giống nhau nhưng có một số điểm khác biệt mà bạn cần lưu ý để đưa trẻ đi khám kịp thời.

cach phan biet tre mac cum va bi cam lanh cha me can biet de cuu con ef5582

Ảnh minh họa: Internet

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 – 45 triệu trường hợp mắc cúm với khoảng trên 61.000 trường hợp t.ử v.ong do biến chứng viêm phổi do cúm.

Nguyên nhân gây cúm

Virus cúm lây lan từ người này sang người khác thông qua không khí, nước, thực phẩm và tiếp xúc hằng ngày. Vì vậy, trẻ sẽ bị cúm khi:
Tiếp xúc với người bị cúm khi họ hắt hơi hoặc ho

Tiếp xúc hoặc dùng chung đồ với những đ.ứa t.rẻ đang bị cúm. Virus cúm tồn tại ở nhiều nơi như bút chì, tập vở…

Uống chung bình nước hoặc ăn chung với người bị cúm.

Kể từ khi bị lây nhiễm, các triệu chứng của cúm sẽ bắt đầu biểu hiện và kéo dài khoảng 7 ngày. Virus cúm thường lây lan cho người khác trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị nhiễm. Điều này khiến cho việc ngăn ngừa cúm trở nên khó khăn.

TS Đỗ Thiện Hải, Phó giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m – Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hầu hết các trường hợp cúm mùa phải nhập viện là trẻ nhỏ dưới 2 t.uổi, trẻ có cơ địa đặc biệt, sốt cao không hạ, co giật, một số có bệnh lý kèm theo như viêm phổi, viêm phế quản có suy hô hấp, tim mạch bẩm sinh, suy giảm miễn dịch…

cach phan biet tre mac cum va bi cam lanh cha me can biet de cuu con b7fe07

Ảnh minh họa: Internet

Các dấu hiệu trẻ bị cúm

Rất dễ bị nhầm lẫn giữa các triệu chứng của cúm với các triệu chứng của cảm lạnh. Mặc dù chúng khá giống nhau nhưng có một số điểm khác biệt mà bạn cần lưu ý.

Cảm lạnh và cúm là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau do các loại virus khác nhau gây ra. Cảm lạnh không có cách điều trị, bạn chỉ có thể ngăn hoặc kiểm soát các triệu chứng của nó.

Còn cúm là do một loại siêu virus thuộc họ cúm gây ra và bệnh này có cách để điều trị. Dấu hiệu con bị cúm gồm nhức đầu, cùng với các triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh như ho, đau họng, đau cơ… Cúm cũng có thể gây ra ói mửa, tiêu chảy, sốt cao.

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn là thở khò khè và thường bắt đầu sau 2 ngày khi trẻ mắc bệnh.

Một số triệu chứng mắc cúm thường gặp

Sốt

Ớn lạnh

Nhức đầu

Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể

Ho

Mệt mỏi và yếu ớt

Sổ mũi hoặc nghẹt mũi

Đau họng

Chóng mặt

Chán ăn, buồn nôn hoặc nôn

Đau tai

Tiêu chảy.

Những triệu chứng này khá phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh cúm A hoặc cúm B.

Những trẻ mắc cúm C thường có các triệu chứng sau

Chảy nước mắt

Khó chịu

Mắt, mũi, cổ họng và da bị đỏ

Cúm C thường rất hiếm gặp và ít gây ra bệnh dịch.

Cúm là một bệnh nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng. Đây là một bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh. Do đó, bạn nên đưa trẻ tới bác sĩ càng sớm càng tốt.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *