Công dụng trị cúm của củ gừng

Gừng được cho là một loại kháng sinh đặc biệt vì nó có khả năng điều trị cảm cúm, giảm đầy hơi, khó tiêu và giúp ngủ ngon hơn, nhất là khi kết hợp cùng với mật ong.

cong dung tri cum cua cu gung 75187d

Canh gừng trị cảm cúm.

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội đông y Hà Nội), những ngày dịch cúm A đang lan rộng, người dân lo lắng tìm thuốc trị cúm thì có thể sử dụng một số bài thuốc giảm cảm cúm từ gừng rất có hiệu quả.

Gừng là một gia vị thực phẩm không thể thiếu trong rất nhiều món ăn. Trong Y học cổ truyền, nó còn là vị thuốc quý: sinh khương (gừng tươi), can khương (gừng khô), bào khương (vỏ gừng).

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rosc., họ gừng (Zingibernacae). Trong củ gừng có 2 – 3% tinh dầu, ngoài ra còn có chất nhựa (5%), chất béo (3,7%), tinh bột và chất cay (zingeron, zingerola, shogaola…). Các chất trong gừng có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau và giảm ho, chống viêm, chống co thắt, chống nôn, chống loét và tăng kiện vận trong đường tiêu hóa, ức chế thần kinh trung ương… và có hoạt tính miễn dịch.

Theo Đông y, củ gừng có vị cay, tính hơi ôn; vào các kinh phế, tỳ và vị. Có tác dụng điều vị, tán hàn giải biểu, ôn phế chỉ khái, ôn trung chỉ tả, giải độc. Dùng làm gia vị, khai vị, trợ tiêu hóa. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong hàn, đau bụng nôn ói tiêu chảy, đau bụng do ngộ độc tôm cua cá, ngộ độc nam tinh, bán hạ khi dùng không đúng quy cách.

Nước ép gừng tươi có tác dụng tiêu đờm, chữa trúng phong mê man, kéo đờm cấm khẩu không nói được, thường kết hợp với trúc lịch; mỗi lần dùng 1 thìa canh. Gừng tươi được bọc trong giấy bản, lùi vào đống tro nóng cho chín; dùng làm ấm bụng, trừ hàn, có thể trị giun do lạnh dạ dày. Gừng làm thuốc giải độc nam tinh và bán hạ (bán hạ úy sinh khương). Liều dùng, cách dùng: 5 – 30g bằng cách đ.ập giập hoặc thái lát.

Lương y Trung giới thiệu một số món ăn từ củ gừng rất tốt khi bị cảm cúm như gừng ngâm mật ong. Nguyên liệu cho món này cần 1 củ gừng tươi, 300 ml nước sôi để nguội, 1 thìa mật ong. Cách làm: Cạo sạch vỏ, thái gừng thành từng lát mỏng. Sau đó cho vài lát gừng vào cốc, đổ nước, đun sôi và chờ trong khoảng 5 phút để gừng ngấm nước, thêm một muỗng cà phê mật ong vào cốc nước gừng.

Bên cạnh món trà gừng mật ong trị cảm cúm thì gừng còn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa và giải cảm hiệu quả.

Món canh gừng trị cảm cúm: Món ăn bổ dưỡng này giúp lưu thông khí huyết, hạ sốt nhanh. Nguyên liệu cần lấy 20 gram gừng tươi 20 gram, 50 gram thịt gà. Sau đó rửa sạch gừng, thái nhuyễn dạng sợi. Cho gừng vào tô canh gà vừa nấu chín và thưởng thức

Chè gừng trị cảm cúm: Đây là món ăn dành cho người bị bệnh cảm cúm, khó ra mồ hôi. Nguyên liệu gừng tươi và đường. Thêm một chút nức rồi nấu sôi hỗn hợp nước, đường và gừng. Sử dụng khi chè còn nóng hoặc hơi ấm ấm để có tác dụng tốt hơn.

Theo infonet

5 điều không nên làm khi bạn có dấu hiệu bệnh

Khi cảm thấy không khỏe do thời tiết thay đổi, nhiều người sẽ muốn nằm lên giường, đắp mền, uống thuốc và ăn những món giàu dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe. Thế nhưng, ăn hay uống không đúng cách có thể khiến bệnh thêm nặng.

5 dieu khong nen lam khi ban co dau hieu benh 286779

Lạm dụng các loại thuốc không kê đơn có chứa paracetamol có thể gây tổn hại gan – Ảnh minh họa: Shutterstock

Theo các chuyên gia, đây là những điều không nên làm khi cơ thể bắt đầu cảm thấy không khỏe, theo MSN.

Ăn những món nhiều dầu mỡ

Khả năng hấp thu đường sữa của ruột sẽ giảm đi rất nhiều khi bị các bệnh đường ruột như ngộ độc thực phẩm, vi rút dạ dày hay tiêu chảy do ăn thức ăn lạ, theo MSN.

Khi chúng ta bị bệnh, các món giàu chất béo như sữa sẽ khó tiêu hóa. Do đó, những món nhiều dầu mỡ như thịt đỏ, chiên cũng cần tránh ăn.

Tập cường độ cao

Không nên tập luyện cường độ cao khi cơ thể đang cảm thấy mệt mỏi, uể oải do thay đổi thời tiết. Trong trạng thái này, hệ miễn dịch chúng ta đang bị kém đi, khiến thể lực và sức mạnh cũng đi xuống.

Tập luyện cường độ trong trạng thái này dễ gây mất cân bằng điện giải và làm tăng rủi ro chấn thương. Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta chỉ nên tập với cường độ nhẹ, vừa phải. Điều quan trọng nhất là phải lắng nghe cơ thể mình, tránh tình trạng quá sức.

Uống nhiều thuốc hơn mức cần thiết

Lạm dụng thuốc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe. Những loại thuốc không kê đơn được dùng để điều trị cảm cúm thường có chất paracetamol. Nếu uống quá nhiều có thể làm tổn thương, thậm chí là phá hủy gan, theo MSN.

Lạm dụng kháng sinh

Đừng bao giờ tự ý uống kháng sinh trừ phi được bác sĩ hay dược sĩ kê đơn. Nhiều người có thể nghĩ rằng khi bị cảm lạnh thì uống kháng sinh sẽ khỏi bệnh. Nhưng trên thực tế, kháng sinh không giúp ích gì cả.

Kháng sinh dùng để t.iêu d.iệt vi khuẩn, còn cảm lạnh chủ yếu do vi rút gây ra. Hơn nữa, dùng kháng sinh đến mức lạm dụng sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc, theo MSN.

Không nên dùng quá nhiều thuốc xịt mũi

Khi bị nghẹt mũi đến mức không thở được, thuốc xịt mũi có thể giúp giảm nghẹt và dễ thở hơn. Mặc dù nhiều loại thuốc xịt rất hiệu quả nhưng cũng không được lạm dụng. Nếu sử dụng kéo dài quá 3 ngày thì khi ngưng sử dụng, người bệnh có thể cảm thấy bị nghẹt nặng hơn, các chuyên gia cảnh báo, theo MSN.

Theo Thanh niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *