Cứu sống bệnh nhân bị phình động mạch bụng vỡ sau phúc mạc, rất nguy kịch.

Ngày 31/12, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công cho một nữ bệnh nhân bị phình động mạch bụng vỡ sau phúc mạc, rất nguy kịch.

cuu song benh nhan bi phinh dong mach bung vo sau phuc mac rat nguy kich 1a232d

Bệnh nhân đang được theo dõi và điều trị tại bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ

Trước đó, bệnh nhân N. T. P (42 t.uổi, quê Cần Thơ) bị đau bụng quanh rốn, đau lói ra sau lưng nên đến phòng khám tư và điều trị tại một số bệnh viện địa phương khác nhưng không khỏi.

Trên đường bệnh nhân di chuyển bằng xe máy đến trung tâm thành phố Cần Thơ thì bất ngờ bệnh nhân bị đau bụng dữ dội nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Thốt Nốt, sau đó chuyển đến Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ điều trị.

Khi nhập viện, bệnh nhân không có bảo hiểm y tế, không có t.iền đóng viện phí nhưng nguy cơ đe dọa tính mạng rất cao nên các bác sĩ nhanh chóng hội chẩn, tiến hành phẫu thuật cắt túi phình, thay ống ghép nhân tạo cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật diễn ra trong 3 giờ.

Sau mổ, bệnh nhân tiếp tục được hồi sức tích cực, hiện tiến triển sức khỏe tốt.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Văn Phương – Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, đây là trường hợp bệnh nặng cần cấp cứu tối khẩn và có trình độ kỹ thuật cao mới xử lý được. Đối với các bệnh nhân phình động mạch chủ bụng, khi có các triệu chứng như đau bụng, ngất, da niêm nhạt… cần nghĩ đến khả năng túi phình đã vỡ. Khi túi phình vỡ, nếu không được phẫu thuật kịp thời, bệnh nhân có thể bị t.ử v.ong.

“Gia cảnh bệnh nhân khó khăn, khi đưa đến bệnh viện, bệnh nhân không có t.iền đóng viện phí và không có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, các bác sĩ của bệnh viện đã nêu cao tinh thần cứu người cứu người là trên hết”, bác sĩ Phương cho biết.

Hoàng Tùng

Theo dantri

Điều trị bướu cổ không cần phẫu thuật

Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ vừa triển khai kỹ thuật đốt vi sóng xử lý khối bướu mà không cần mổ, thời gian xử lý chỉ trong vòng 15 phút và ra viện ngay trong ngày. Đây là phương pháp điều trị đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và một số bệnh viện lớn tại Việt Nam.

dieu tri buou co khong can phau thuat be77d9

Bác sĩ Phạm Văn Phương thăm khám cho người bệnh đầu tiên sau thủ thuật đốt vi sóng.

Cô Nguyễn Thị Kim Liên (55 t.uổi, ở quận Ninh Kiều) là một trong hai nữ bệnh nhân đầu tiên được tiếp cận kỹ thuật mới, kể: “Tôi bị bướu cổ lâu rồi, khối bướu ngày càng to làm khó thở, ăn uống khó khăn và ngày càng ốm. Nhiều lần đi khám bệnh, bác sĩ chỉ định mổ, nhưng vì sợ, nên khất lần. Sức khỏe ngày càng suy kiệt, cứ phải vô bệnh viện hoài. Mới đây, bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị mới, có cách xử lý khối bướu cổ mà không cần phẫu thuật, nên tôi đồng ý làm ngay”. Theo cô Liên, nghe nhiều người nói mổ bướu cổ thì có tai biến, khàn giọng, mất tiếng nên cũng sợ, không biết phương pháp mới này ra sao. Nhưng giờ nói chuyện, nghe giọng vẫn bình thường, cô rất mừng.

Bác sĩ CKII Phạm Văn Phương, Trưởng Khoa Ngoại lồng ngực – mạch m.áu Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cũng dặn dò, tư vấn cho bệnh nhân Liên trước khi xuất viện, về nhà theo dõi sức khỏe. Trong tuần đầu sau thủ thuật, chỗ khối bướu có thể to lên do phản ứng sưng, nhưng sau một tháng thì sẽ teo nhỏ lại và sau 3 tháng thì hầu như biến mất, chỉ còn vết sẹo. Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn tái khám định kỳ của bác sĩ. Thông qua hình ảnh siêu âm các lần tái khám, bác sĩ sẽ theo dõi được hiệu quả điều trị triệt để khối bướu.

U tuyến giáp lành tính, dân gian gọi là bướu cổ, chứa đầy chất rắn hoặc chất lỏng hình thành trong tuyến giáp – một tuyến nhỏ nằm trước vùng cổ, ngay trên xương ức. Tỉ lệ mắc bệnh tăng lên theo t.uổi, thường gặp nhiều ở nữ. Theo bác sĩ CKII Phạm Văn Phương, đa phần người dân phát hiện bệnh khi đã có triệu chứng khàn giọng, nuốt nghẹn, sờ ở cổ thấy khối u ngày càng to mới đến bác sĩ thăm khám chứ chưa chủ động tầm soát bệnh định kỳ. Trước đây, việc điều trị bướu cổ và các u tuyến giáp lành tính, bác sĩ thường mổ mở hoặc nội soi từ ngực hoặc nách. Khi phẫu thuật, phải gây mê bệnh nhân, nằm viện lâu ngày và để lại sẹo mổ. Chưa kể, việc phẫu thuật tiềm ẩn một số nguy cơ biến chứng như khàn giọng hay suy giáp.

Hiện nay, việc ứng dụng nhiệt trong điều trị các khối u rất hiệu quả. Bệnh nhân chỉ cần được gây tê tại chỗ khoang quanh tuyến giáp và vẫn tỉnh táo suốt quá trình bác sĩ thực hiện thủ thuật. Các bác sĩ đưa một kim nhỏ vào vùng nhân giáp và sử dụng nhiệt của vi sóng để đốt, phá hủy toàn bộ nhân giáp. Tiến bộ của kỹ thuật này là không phải rạch da, nên sau đốt vi sóng, bệnh nhân chỉ cần nằm lại bệnh viện để bác sĩ theo dõi vài giờ và xuất viện trong ngày. Phương pháp này giúp bảo tồn tối đa chức năng tuyến giáp và hạn chế thấp nhất tỷ lệ biến chứng so với phẫu thuật.

Theo các bác sĩ, dù xử lý khối bướu bằng đốt vi sóng hay phẫu thuật, đều có khả năng tái phát, trừ việc cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp. Do vậy, người có t.iền sử có bướu giáp cần dự phòng ngăn ngừa bệnh, bằng cách tầm soát sức khỏe định kỳ, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung muối I-ốt, ăn hải sản, hạn chế ăn rau cải trắng… Bác sĩ lưu ý, tuyến giáp nằm ở vị trí phía trước cổ nên rất dễ nhận ra những biểu hiện khác thường. Mọi người hãy đi khám ngay khi thấy các triệu chứng: sờ thấy khối u ở cổ, nổi hạch to ở cổ, ho mạn tính kéo dài, khàn giọng, khó nuốt, khó thở, đau trong họng hoặc vùng cổ.

Kỹ thuật đốt vi sóng điều trị bướu giáp lành tính đã được triển khai ở một số bệnh viện trong nước và được bảo hiểm y tế thanh toán. Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ mới triển khai kỹ thuật này, đã đăng ký với Sở Y tế, thực hiện quy trình thủ tục để đưa vào danh mục kỹ thuật được thanh toán bảo hiểm y tế giúp người bệnh trong vùng được tiếp cận kỹ thuật cao với chi phí hợp lý.

Bài, ảnh: THU SƯƠNG

Theo baocantho

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *