Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng đeo khẩu trang còn giúp gia tăng phản ứng miễn dịch của người đeo, giúp họ mắc COVID-19 ở thể nhẹ và ít nguy hiểm hơn.
Khách du lịch đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Rio de Janeiro, Brazil ngày 15/8/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhiều nhà khoa học coi khẩu trang là “tấm lá chắn” hiệu quả nhất phòng chống virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Tuy nhiên, hiện nay, một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng khẩu trang còn giúp làm tăng phản ứng miễn dịch của người đeo, giúp họ mắc COVID-19 ở thể nhẹ và ít nguy hiểm hơn.
Giả thuyết chưa chứng minh được này cho thấy khẩu trang có thể giúp chúng ta phòng bệnh trong khi chờ có vắcxin. Khẩu trang y tế dùng một lần được khuyến nghị trên toàn thế giới là biện pháp tốt nhất giúp ngăn chặn lây lan virus SARS-CoV-2 từ người sang người.
Theo một nghiên cứu đăng tải trong tháng này trên tạp chí uy tín New England Journal of Medicine (NEJM), khẩu trang dù không thể bảo vệ người dùng hoàn toàn, song có thể giúp làm giảm lượng virus SARS-CoV-2 mà người đeo nó, hít vào.
Một trong những tác giả của nghiên cứu, Monicoa Gandhi, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California San Francisco (UCSF) nói: “Chúng tôi đặt giả thuyết cho rằng lượng virus bạn hít vào nhiều hơn thì bạn sẽ ốm nặng hơn. Do vậy, việc đeo khẩu trang giúp làm giảm lượng virus mà bạn hít vào, như vậy, làm tăng tỷ lệ mắc COVID-19 không có triệu chứng.”
Theo bà Gandhi, đồng thời là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu AIDS UCSF-Gladstone, các ca mắc COVID-19 không biểu hiện triệu chứng, có liên quan tới phản ứng miễn dịch mạnh mẽ từ tế bào lympho T, một loại tế bào bạch cầu, có phản ứng kháng lại virus SARS-CoV-2.
Bà Gandhi nhấn mạnh khẩu trang có thể đóng vai trò như là “cầu nối” tới vắcxin khi tạo một số miễn dịch cho chúng ta. Bà cho biết các nhà khoa học đang tiến hành một vài nghiên cứu để chứng minh giả thuyết này, như xem xét liệu yêu cầu đeo khẩu trang ở một số thành phố có làm giảm mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh ở đó, hoặc xem xét các nghiên cứu về kháng thể ở Đài Loan (Trung Quốc), nơi người đeo khẩu trang rất nhiều trong khi áp đặt rất ít biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Carson, bang California, Mỹ ngày 4/7/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong khi đó, nhà nghiên cứu về virus thuộc Đại học Columbia ở New York, Angela Rasmussen cho rằng hiện vẫn chưa rõ liệu lượng virus ít có nghĩa là gây ra bệnh ở thể nhẹ hơn cũng như liệu khẩu trang có làm giúp làm giảm mức độ nhiễm virus.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Gandhi cho biết một số nghiên cứu đã chứng tỏ việc đeo khẩu trang rất hữu hiệu trong phòng chống COVID-19.
Trong một nghiên cứu ở Hong Kong (Trung Quốc) đối với chuột đồng, các nhà khoa học đã đặt lồng chuột đồng mắc COVID-19 bên cạnh một lồng chuột khỏe mạnh.
Kết quả cho thấy những con chuột khỏe ít có nguy cơ mắc COVID-19 hơn nếu chúng được đeo khẩu trang và thậm chí nếu chúng mắc bệnh thì ở thể nhẹ hơn.
Ngoài đời thực cũng đã có ví dụ cụ thể. Đó là trường hợp một du thuyền khởi hành từ Argentina hồi giữa tháng 3 đã yêu cầu mọi người trên thuyền phải đeo khẩu trang y tế sau khi tàu này phát hiện ca nhiễm đầu tiên.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy 81% số người mắc COVID-19 trên tàu không có biểu hiện, trong khi nhà nghiên cứu Gandhi cho rằng tỷ lệ này là 40% ở những tàu không bắt hành khách đeo khẩu trang./.
Những biện pháp hiệu quả nhất phòng ngừa Covid-19 trong ‘trạng thái bình thường mới’
Nghiên cứu quy mô nhất từ trước đến nay cho thấy đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay là các biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa lây nhiễm Covid-19.
Một quán cà phê ở Thái Lan giữ khoảng cách giữ nhân viên với khách bằng hệ thống ròng rọc giao hàng – REUTERS
Hãng Reuters ngày 2.6 dẫn nghiên cứu quy mô nhất cho thấy việc giữ khoảng cách ít nhất 1m, đeo khẩu trang và bảo vệ mắt là những cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc Covid-19.
Nghiên cứu dựa trên kết quả của 172 nghiên cứu trước đó tại 16 nước còn cho thấy việc rửa tay thường xuyên và giữ vệ sinh tốt cũng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa Covid-19, dù việc kết hợp tất cả các biện pháp trên cũng không giúp bảo vệ tuyệt đối.
Các chuyên gia cho rằng nghiên cứu sẽ giúp định hướng cho cơ quan chức năng vì nhiều nơi còn mâu thuẫn trong khuyến cáo các biện pháp phòng dịch, chủ yếu do thiếu thông tin về Covid-19.
[VIDEO] Khẩu trang có chống Covid-19 hiệu quả không? Chuột hamster có câu trả lời
“Đây là kết quả đầu tiên đưa ra dựa trên tổng hợp thông tin đa chiều về Covid-19, SARS và MERS, cung cấp chứng cứ tốt nhất hiện có về cách tối ưu trong sử dụng các biện pháp phổ biến và đơn giản để làm biểu đồ đi ngang”, theo chuyên gia Holger Schnemann tại Đại học McMaster (Canada) dẫn đầu nhóm nghiên cứu.
Chứng cứ hiện nay cho thấy Covid-19 lây lan phổ biến nhất thông qua những giọt li ti, đặc biệt khi bệnh nhân ho, và lây nhiễm khi vào mắt, mũi và miệng trực tiếp hoặc thông qua các bề mặt.
Trong nghiên cứu mới nhất, nhóm các chuyên gia quốc tế phân tích một cách có hệ thống 172 nghiên cứu trước đó về tính hiệu quả trong ngăn ngừa Covid-19, SARS và MERS của các biện pháp như giữ khoảng cách, đeo khẩu trang và bảo vệ mắt.
Đại dịch Covid-19: cáo chung cho t.iền giấy?
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng việc giữ khoảng cách từ 1m trở lên giúp giảm nguy cơ mắc Covid-19 và khoảng cách 2m hiệu quả hơn, bên cạnh các biện pháp khác.
Theo chuyên gia Derek Chu tại Đại học McMaster đồng chủ trì nghiên cứu, mọi người nên lưu ý thêm rằng đeo khẩu trang không phải là biện pháp thay thế việc giữ khoảng cách, bảo vệ mắt hoặc các biện pháp cơ bản khác như giữ vệ sinh tay để ngừa Covid-19.
Hơn 1,8 triệu ca Covid-19 ở Mỹ, Brazil ghi nhận số ca Covid-19 cao thứ 2 thế giới