Sau thời gian ngắn uống thuốc, người đàn ông phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 29/9, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết bệnh nhân là T.T.C. (40 t.uổi, ngụ tại Bắc Giang). Trước đó, người này được gia đình chuyển đến cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, vàng da, mắt và không đi tiểu được.
Theo bác sĩ Cấp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng từng tiếp nhận trường hợp bị viêm gan B mạn tính tự ý bỏ điều trị, dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc.
Sau 2 tháng, bệnh nhân có triệu chứng chán ăn, vàng da, người mệt mỏi, tri giác lơ mơ. Tại bệnh viện, người này được chẩn đoán suy gan nặng không hồi phục. Gia đình xin đưa bệnh nhân về nhà.
Người đàn ông phải thở máy, tiên lượng nặng sau khi uống thuốc điều trị viêm gan B trên mạng. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết những trường hợp bỏ điều trị theo phác đồ, tự ý mua thuốc không rõ nguồn gốc như trên không phải hiếm. Người may mắn giữ được mạng sống cũng rơi vào tình trạng nặng, việc điều trị rất khó khăn, tốn kém.
“Khi mắc viêm gan B và C mạn tính, người bệnh phải uống thuốc kháng virus đều đặn, hạn chế biến chứng của bệnh. 90% trường hợp mắc viêm gan B cấp tính có thể khỏi được. Tuy nhiên, việc điều trị khỏi hoàn toàn viêm gan B mạn tính khó khăn. Những phương thuốc được quảng cáo chữa khỏi hoàn toàn bệnh này rất đáng nghi ngờ”, bác sĩ Cấp nhấn mạnh.
Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2010-2016, trong số gần 25.000 ca mắc ung thư gan, 2/3 trường hợp nhiễm virus viêm gan B, 1/4 là viêm gan C. Hiện tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B tại Việt Nam chiếm 8-20%. Bệnh nhân mắc viêm gan B có nguy cơ dẫn đến ung thư gan cao hơn 15-20 lần so với người bình thường.
Hôn mê nghi do ngộ độc thuốc nam
Bệnh nhân nam, 40 t.uổi, ở Bắc Giang, sau nhiều ngày uống thuốc nam chữa viêm gan B đã lâm vào tình trạng hôn mê, chức năng gan rất kém.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết người đàn ông này bị viêm gan B mạn tính, điều trị bằng thuốc kháng virus hai năm nay. Gần đây anh uống thuốc nam bán trên mạng. Nhiều ngày sau, bệnh nhân vàng da, vàng mắt, không thể đi tiểu, lơ mơ, hôn mê, xét nghiệm chức năng gan rất xấu, nhập viện hôm 26/9.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc xơ gan do viêm gan B mạn tính, nghi ngộ độc do uống thuốc nam. Hiện, tình trạng tiên lượng nặng, bác sĩ cố gắng tìm căn nguyên gây ngộ độc để cứu bệnh nhân.
Theo bác sĩ Cấp, rất nhiều người bệnh viêm gan B tăng nặng do tự ý sử dụng thuốc nam, có trường hợp t.ử v.ong, bác sĩ không thể cứu chữa.
“Bệnh viêm gan B mạn tính rất khó điều trị dứt điểm. Những lời quảng cáo nói rằng sẽ điều trị khỏi bệnh viêm gan B mạn tính là không đáng tin”, bác sĩ Cấp cảnh báo.
Bác sĩ Cấp khám cho nam bệnh nhân ngày 28/9. Ảnh: Chi Lê
Bác sĩ Mai Đình Cửu, Phó Trưởng khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết người tự ý sử dụng thuốc nam, bỏ thuốc điều trị viêm gan thường nhập viện trong tình trạng nặng. Hậu quả rất đáng tiếc, ví dụ bị xơ gan mất bù, ung thư…
Về nguyên tắc, khi bệnh nhân bỏ thuốc điều trị, virus đang bị ức chế nay không còn được kiểm soát, bệnh bùng phát và nặng hơn nhiều lần. Nguy cơ virus kháng thuốc tăng, góp phần tăng nặng xơ gan và ung thư hóa gan, đặc biệt với bệnh nhân t.iền sử viêm gan B.
Vì vậy bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân mắc viêm gan B, C cần tuân thủ điều trị, khống chế tiến triển của virus để ngăn chặn nguy cơ xơ hóa gan, loại bỏ nguy cơ đề kháng kháng thuốc, tổn thương gan nặng nề.
Những người đã mắc viêm gan virus cần tuân thủ điều trị, khám bệnh định kỳ, chủ động kiểm soát bệnh, tránh để lâu, bệnh nặng mới chữa. Khi đã điều trị, người bệnh không được bỏ uống thuốc.