‘Kẻ xâm nhập’ nguy hiểm

Dị ứng thuốc tùy thuộc cơ địa từng người, không phụ thuộc vào liều thuốc sử dụng. Bất kỳ loại thuốc nào cũng có nguy cơ gây dị ứng, kể cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên.

ke xam nhap nguy hiem 37e 5256658

Ảnh minh họa

Theo dược sĩ Vĩnh Phú, thuốc là hợp chất hoặc hỗn hợp nhiều chất được đưa vào cơ thể nhằm mục đích phòng, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Tuy nhiên, cùng với việc mang lại tác dụng trị liệu thì nó cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, hoặc những biến cố có hại trong quá trình sử dụng. Mà trong đó, dị ứng thuốc là một trong những phản ứng có hại của thuốc không đoán được. Đó chính là “kẻ xâm nhập” nguy hiểm.

Về nguyên tắc, dị ứng thuốc là khi cơ thể không dung nạp được với hoạt chất hoặc tá dược có trong thuốc, dẫn đến phản ứng của hệ miễn dịch, gây nên các biểu hiện bất thường và có hại cho cơ thể người sử dụng thuốc. Dị ứng thuốc tùy thuộc cơ địa từng người, không phụ thuộc vào liều thuốc sử dụng. Bất kỳ loại thuốc nào cũng có nguy cơ gây dị ứng, kể cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên. Tuy nhiên, gây dị ứng nhiều nhất là các thuốc kháng sinh và tiếp đến là vitamin, thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs).

Có thể kể đến một số dị ứng thuốc như sau:

– Dấu hiệu trên da: Hầu hết các trường hợp dị ứng thuốc đều có các biểu hiện đầu tiên trên da, là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất xuất hiện sau vài phút đến vài ngày. Người mắc thường nổi mề đay, bệnh nhân có cảm giác ngứa rát, châm chích vài chỗ trên da, khu trú ở đầu, mặt, cổ, tứ chi hoặc toàn thân. Càng gãi sẽ càng lan rộng. Người mắc cũng có thể bị phát ban đỏ, thường từ thân mình rồi lan sang các chi, đầu cổ, có thể kèm theo ngứa và sốt nhẹ.

Cần lưu ý, những dấu hiệu dị ứng đầu tiên trên da có thể là khởi đầu cho tình trạng dị ứng nặng và nghiêm trọng, vì vậy không được chủ quan, cần theo dõi và đến bệnh viện ngay nếu chúng tiến triển nhanh chóng hoặc có thêm các dấu hiệu bất thường khác.

– Các dấu hiệu toàn thân và sốc phản vệ: Liên quan đến nhiều hệ thống của cơ thể do hệ miễn dịch phản ứng thái quá với thuốc – đây chính là “kẻ xâm nhập” nguy hiểm. Với tai biến sốc phản vệ nặng, nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ dần hôn mê, nghẹt thở, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, nhồi m.áu, ngừng tim và có thể t.ử v.ong.

Cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay nếu có các dấu hiệu sau: Cảm giác bất thường: Tê cứng và sưng môi, lưỡi, bồn chồn, hốt hoảng. Khó thở, thở nhanh và nông, có thể có tiếng rít do phù nề thanh khí quản, co thắt cơ trơn. Huyết áp hạ do giãn mạch nặng, tim đ.ập nhanh. Đau quặn bụng, nôn, chảy nước mũi, tiêu tiểu không kiểm soát.

Để phòng tránh dị ứng thuốc thì nhất thiết phải ngừng ngay loại thuốc đang sử dụng khi có các dấu hiệu dị ứng đầu tiên và báo với bác sĩ điều trị. Khai báo những loại thuốc đã từng gây dị ứng và các loại thuốc (kể cả thuốc Nam, thuốc Bắc), thực phẩm chức năng đang sử dụng khi bác sĩ kê toa hoặc khi mua thuốc ở nhà thuốc. Không tự ý mua thuốc điều trị. Tuyệt đối không dùng lại những loại thuốc đã có dấu hiệu dị ứng dù là tình trạng nhẹ, vì phản ứng dị ứng lần sau sẽ nặng nề hơn rất nhiều do hệ miễn dịch đã “ghi nhớ” và sẽ phản ứng nhanh, mạnh hơn với loại thuốc đó.

Gia tăng tỷ lệ bệnh nhân bị dị ứng, miễn dịch

Bệnh dị ứng xảy ra đối với những nhóm người dễ bị tổn thương, các nguy cơ cao của nhiều bệnh và tình trạng y khoa xảy ra. Trong khi đó, hiểu biết về bệnh dị ứng không phải ai cũng nắm rõ.

Hiện nay, các hiểu biết về bệnh dị ứng và miễn dịch của các bệnh dị ứng đang tăng dần lên khiến mọi người lo lắng về bệnh dị ứng và điều trị của mình đối với các bệnh về dị ứng này.

1. Dị ứng là gì?

Tình trạng dị ứng là bệnh lý của phản ứng miễn dịch với các nguyên nhân gây ra tổn thương tổ chức và rối loạn chức năng của một số cơ quan.

Trong khi đó bệnh dị ứng rất hay gặp ở mọi đối tượng, có khi chỉ gây mẩn ngứa, hắt hơi và đau bụng. Tuy nhiên, phản ứng xảy ra quá mức có thể sẽ dẫn đến tình trạng t.ử v.ong ở bệnh nhân bị dị ứng.

Theo GS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E cho biết, tỷ lệ bệnh nhân đến thăm khám vì dị ứng, miễn dịch thời điểm hiện tại so với trước đây tăng cao. Trong khi đó các loại dị ứng thường gặp xảy ra như: nổi mề đay, hen, dị ứng thuốc, thức ăn, thời tiết,…

Do đó, GS Thành đã đưa ra cảnh báo về bệnh dị ứng – miễn dịch về bản chất không thể tự ý chẩn đoán hay điều trị mà bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được xác định nguyên nhân, chuẩn đoán và được điều trị đúng cách.

Đối với các trường hợp tự ý mua thuốc để bôi có thể khiến bệnh theo chiều hướng nặng hơn.

2. Các bệnh dị ứng

Các loại bệnh dị ứng hiện như:

– Nổi mề đay.

– Bệnh hen phế quản.

– Lupus ban đỏ hệ thống.

gia tang ty le benh nhan bi di ung mien dich 478 5057151

Dị ứng Lupus ban đỏ hệ thống – Ảnh Internet

– Bị dị ứng với một số loại thuốc.

– Dị ứng thức ăn (hải sản,…)

– Các dị ứng xảy ra khi thay đổi thời tiết.

Thực tế, các bệnh về dị ứng đang tăng một cách đáng báo động. Các hiểu biết về nhóm bệnh dị ứng không phải mọi người đều hiểu biết rõ.

3. Chẩn đoán và điều trị bệnh dị ứng

3.1. Chẩn đoán bệnh dị ứng

Muốn đẩy lùi bệnh dị ứng mà bệnh nhân mắc phải nhất định phải tìm đến bác sĩ và nhận chuẩn đoán bệnh chính xác. Có một vài kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán bệnh dị ứng, thực hiện xét nghiệm dị ứng cần thiết để cho kết quả về nguyên nhân của các triệu chứng về bệnh dị ứng:

– Thực hiện xét nghiệm da: Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh dị ứng phổ biến nhất. Trong xét nghiệm da để kiểm tra tình trạng và phát hiện bệnh dị ứng gồm có 3 phương pháp: xét nghiệm da, xét nghiệm tiêm ngừa, xét nghiệm “lẫy da”.

– Xét nghiệm tìm kháng nguyên.

– Thực hiện các xét nghiệm m.áu gồm:

Xét nghiệm Immunoglobulin E (IgE) bằng cách đo nồng độ các chất gây bệnh dị ứng có liên quan để kiểm tra bệnh dị ứng.

Đếm tế bào m.áu toàn phần (CBC), trong khi đó chủ yếu là các tế bào bạch cầu ái toan để tìm kiếm nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng.

– Đối với những trường hợp được khuyên tránh các chất nhất định bạn cần kiểm tra liệu có thể giảm hoặc sử dụng các chất bị nghi ngờ gây ra triệu chứng dị ứng nặng hơn không. Việc thực hiện xét nghiệm này bằng cách kiểm tra các loại thực phẩm hoặc thuốc dị ứng.

gia tang ty le benh nhan bi di ung mien dich 335 5057151

Thực hiện xét nghiệm m.áu để chuẩn đoán bệnh dị ứng – Ảnh Internet

Sau đó, chuyên gia da liễu sẽ kiểm tra phản ứng dị ứng của bạn đối với loại chất bị nghi ngờ gây dị ứng bằng cách sử dụng nhiệt, lạnh và có kích thích khác đến cơ để xem phản ứng dị ứng có xuất hiện hay không. Cũng có những trường hợp bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp nhỏ chất gây dị ứng vào mi mắt để quan sát triệu chứng dị ứng.

– Xét nghiệm m.áu để chuẩn đoán dị ứng.

3.2. Các phương pháp dùng để điều trị bệnh dị ứng

Đối với việc điều trị bệnh dị ứng, có nhiều phương pháp có thể thực hiện giúp giảm các triệu chứng và tránh xa các tác nhân gây dị ứng đặc biệt là dị ứng xảy ra khi sử dụng thuốc và thực phẩm. Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng giúp làm giảm triệu chứng dưới đây:

Sử dụng thuốc là một trong các biện pháp điều trị bệnh dị ứng thì thuốc là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thì tùy thuộc và phân loại mức độ triệu chứng, độ t.uổi và sức khỏe của bệnh nhân mà việc chỉ định sử dụng thuốc sẽ khác nhau.

Các loại thuốc được sử dụng như:

– Thuốc kháng histamin: Loại thuốc gồm các viên dạng viên nang uống, thuốc nhỏ mắt, xịt mũi hay tiêm.

– Kháng viêm chứa steroid: Đây là loại thuốc có sẵn với nhiều hình thức như: thuốc mỡ cho da, thuốc nhỏ mắt, xịt mũi, xịt vào phổi hoặc các loại kem. Đối với các trường hợp bệnh nhân bị bệnh nặng thì có thể kê thuốc uống hoặc tiêm.

– Thuốc chống xung huyết: Loại thuốc này giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi ở người bệnh.

Ngoài sử dụng thuốc còn có các phương pháp khác như:

– Tiêm ngừa dị ứng: Việc tiêm ngừa chất dị ứng là một phương pháp trị liệu miễn dịch thường được khuyến cáo nếu không ngăn được dị ứng và các triệu chứng dị ứng trở nên khó kiểm soát.

– Liệu pháp chữa trị miễn dịch dưới lưỡi, miễn dịch dưới lưỡi là một trong các cách giúp điều trị dị ứng mà không tiêm. Bác sĩ cho bệnh nhân liều lượng nhỏ chất gây dị ứng dưới lưỡi để tăng khả năng chịu đựng các chất ở người bệnh và giúp giảm triệu chứng của bệnh dị ứng.

Dị ứng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh dị ứng, bạn cần tìm đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và nhận điều trị đúng cách.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *