Trị liệu tinh thần dựa trên khiêu vũ, sự di chuyển của cơ thể (dance/movement therapy) có tác dụng thúc đẩy tinh thần, cảm giác hạnh phúc cũng như cải thiện sức khỏe thể chất nói chung – theo nghiên cứu gần đây.
Liệu pháp này xem việc di chuyển của cơ thể là hoạt động trọng tâm của con người và khẳng định mối liên hệ tương hỗ liên tục giữa thân thể và tinh thần của chúng ta.
Liệu pháp này có thể được kết hợp với âm nhạc hoặc không cần đến âm nhạc, thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm, cặp đôi. Các chuyên gia trị liệu đôi khi cũng khiêu vũ với khách hàng của mình để quan sát diễn biến của họ.
Các cụ ở Hà Nội tập khiêu vũ ngoài công viên – Ảnh minh họa
1 – Khiêu vũ mang lại tác dụng tích cực với suy nhược tinh thần
Khiêu vũ làm dịu trạng thái cảm xúc và mang lại cảm giác vui vẻ, giúp giảm stress và lo lắng.
Khiêu vũ can thiệp vào sự tương tác thân – tâm, khả năng điều chỉnh cảm xúc thông qua các tư thế và cử động của thân người.
Các cử động này đ.ánh thức cảm nhận và cảm xúc, giúp chúng ta nhìn thấy nhiều khả năng trong một tình huống nhất định. Các cấu trúc trong cử động mới và cũ trong bài tập giúp thân thể vững vàng hơn, thấu hiểu hơn về bản thân mình cũng như môi trường xung quanh.
Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy khiêu vũ mang lại tác dụng tích cực trong điều trị suy nhược tinh thần, trầm cảm ở người trưởng thành.
2 – Tốt cho người bị bệnh Parkinson
Về cơ bản, khiêu vũ có liên quan đến việc học một chuỗi các bước chân và cử động trong không gian, kết hợp với âm nhạc. Nói cách khác, môn vận động này đòi hỏi sự tham gia của thể chất và sự tư duy nên giúp cải thiện cơ, sức mạnh và sự cân bằng, sự phối hợp cũng như trí nhớ, khả năng chú ý và xử lý hình ảnh – không gian.
Khi so sánh tác dụng lâu dài của khiêu vũ (trong thời gian từ 6 – 18 tháng) với rèn luyện thể chất truyền thống, các chuyên gia thấy có nhiều sự cải thiện trong khả năng chú ý, trí nhớ ngôn ngữ và tính dẻo dai của não bộ (neuroplasticity) ở người trưởng thành khỏe mạnh.
Các nghiên cứu cũng phát hiện những cải thiện về trí nhớ, khả năng tư duy ở người cao t.uổi bị suy giảm khả năng nhận thức nhẹ sau khi tham gia chương trình khiêu vũ trong 40 tuần.
Ở bệnh nhân Parkinson, can thiệp bằng khiêu vũ đặc biệt có lợi cho chức năng xử lý của não bộ – các quá trình giúp chúng ta lên kế hoạch, tổ chức và điều chỉnh hành động của mình.
3 – Làm thay đổi cấu trúc não bộ
Một phân tích mô tả từ 8 nghiên cứu khác nhau cho thấy sự thay đổi trong cấu trúc não bộ khi can thiệp bằng khiêu vũ như: dung tích khu vực hồi hải mã và hồi thái dương (liên quan đến trí nhớ), tăng lượng chất xám trong khu vực hồi trán (liên quan đến kiểm soát chuyển động) và sự nguyên vẹn của chất trắng trong khu vực thể chai (liên quan đến sự giao tiếp giữa hai bán cầu não).
Nhìn chung, các nghiên cứu đều gợi ý sử dụng khiêu vũ và liệu pháp khiêu vũ/di chuyển trong điều trị các rối loạn về thần kinh và tâm lý như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và các rối loạn cảm xúc, tinh thần khác.
Đức Hòa
Theo World Economic Forum/Báo Giác ngộ
Khiêu vũ giữ tâm trí sắc bén
Hai nghiên cứu cho thấy khiêu vũ không chỉ đem lại niềm vui, mà còn giúp giữ cho trí não sắc bén và trái tim khỏe mạnh.
Shutterstock
Cuộc khảo sát liên quan đến 49.000 người được thực hiện tại Anh và công bố trên chuyên san American Journal of Preventive Medicine cho thấy khiêu vũ với cường độ vừa phải giúp giảm nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim.
Những lợi ích của khiêu vũ đối với sức khỏe tim mạch có thể là nhờ các động tác di chuyển liên tục và tác dụng giảm căng thẳng của môn nghệ thuật này.
Tương tự, một nghiên cứu khác do các nhà khoa học Mỹ thực hiện được công bố trên chuyên san Frontiers in Aging Neuroscience cho thấy việc học khiêu vũ, vũ đạo mang lại lợi ích về nhận thức cũng như thể chất.
Các chuyên gia thấy rằng khiêu vũ kích thích một khu vực quan trọng của não bộ và làm chậm quá trình lão hóa não tự nhiên.
Theo Thanh niên