Lá lách người đàn ông vỡ đôi sau khi ngã xe đạp

Sau khi bị ngã xe đạp, người đàn ông được đưa tới bệnh viện cấp cứu trong tình trạng sốc mất m.áu do vỡ đôi lá lách và gãy 6 xương sườn.

la lach nguoi dan ong vo doi sau khi nga xe dap a11 5239977

Các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân bị vỡ đôi lá lách. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây

Ngày 19/9, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây cho biết, đơn vị này vừa qua đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp bệnh nhân bị vỡ đôi lá lách sau khi ngã xe đạp. Theo đó, bệnh nhân là ông N.T. (60 t.uổi, ở Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội).

Bệnh nhân được người nhà đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng sốc mất m.áu mạnh nhanh 110l/p, huyết áp 80/40 mmHg, da xanh, niêm mạc nhợt, đau bụng dữ dội vùng bụng trái bụng phản ứng, đau ngực trái, không khó thở.

Tại bệnh viện, sau khi thăm khám, chụp chiếu, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân sốc mất m.áu do vỡ lách độ IV, chấn thương ngực kín, gãy xương sườn 6 bên trái, tràn m.áu ổ bụng, tiên lượng rất nặng, nguy hiểm tới tính mạng. Quá trình hội chẩn khẩn cấp diễn ra, bệnh nhân nhanh chóng được đưa vào phòng mổ cấp cứu.

Trong quá trình phẫu thuật, ê-kíp bác sĩ đã lấy từ ổ bụng của bệnh nhân 1800ml m.áu tươi lẫn m.áu cục. Đặc biệt, lách của bệnh nhân bị vỡ làm đôi nên các bác sĩ đã tiến hành cắt bỏ để cấp cứu. Sau đó, bệnh nhân tiếp tục được truyền m.áu và các chế phẩm m.áu.

Tới thời điểm hiện tại, bệnh nhân đã tỉnh táo, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, da niêm mạc hồng. Bệnh nhân được chuyển tới khoa Ngoại Tổng hợp thep dõi và điểu trị. Dự kiến, bệnh nhân có thể xuất viện trong vài ngày tới.

la lach nguoi dan ong vo doi sau khi nga xe dap ee3 5239977

Sau tai nạn, lá lách người đàn ông bị vỡ đôi. Ảnh: PN Online

Trao đổi với PN Online, bác sĩ Phạm Tiến Dung – Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây cho biết, lá lách là cơ quan dễ bị tổn thương nhất trong các chấn thương đụng, dập vào vùng bụng. Một trong các nguyên nhân thường gặp là bị tai nạn giao thông điển hình là ngã xe đạp khiến vùng bụng đ.ập vào tay lái.

Người bệnh có thể sống mà không cần lá lách. Tuy nhiên, do lá lách đóng vai trò quan trọng trong khả năng chống lại một số vi khuẩn nhất định, nên không có nội tạng này sẽ khiến người bệnh có nguy cơ cao bị n.hiễm t.rùng, đe dọa tính mạng.

Chính vì thế, người bệnh nên tiêm vắc-xin phế cầu khuẩn, vaccine não mô cầu và vaccine Hib. Những vắc-xin này thường được tiêm trước 14 ngày khi người bệnh được cắt lách, hoặc 14 ngày sau phẫu thuật.

Cung cấp kịp thời 40 đơn vị chế phẩm m.áu cứu sản phụ thoát khỏi tử thần

40 đơn vị chế phẩm m.áu đã được Viện Huyết học – Truyền m.áu TƯ cung cấp cho BVĐK Sơn Tây để cấp cứu cho sản phụ bị băng huyết, sốc mất m.áu.

Trước đó, sáng 3/7, chị Nguyễn Thị Tám (30 t.uổi – thôn Ké, xã Tản Lĩnh, Ba Vì) vào Bệnh viện đa khoa Sơn Tây, sinh thường được một b.é g.ái khỏe mạnh.

Tuy nhiên, ngay sau đó, tử cung của sản phụ co kém, m.áu â.m đ.ạo ra nhiều, da xanh nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ. Qua hội chẩn, lãnh đạo bệnh viện nhận định đây là trường hợp rất nặng: sốc mất m.áu, rối loạn đông cầm m.áu do đờ tử cung, chỉ định phẫu thuật cắt tử cung bán phần.

cung cap kip thoi 40 don vi che pham mau cuu san phu thoat khoi tu than d6c 5071149

Sau phẫu thuật và truyền các chế phẩm m.áu, chị Tám đã có thể tươi tỉnh, trò chuyện với bác sĩ bên đứa con gái nhỏ đáng yêu (ảnh: BVCC).

Bệnh viện lập tức kích hoạt quy trình “báo động đỏ”, huy động các bác sĩ, điều dưỡng của khoa Sản, Ngoại tổng hợp, Hồi sức cấp cứu, Gây mê hồi sức, Huyết học – Truyền m.áu; chuẩn bị phương tiện, thiết bị sẵn sàng ứng cứu.

Khoa Xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây đã liên hệ với khoa Lưu trữ và phân phối m.áu của Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương để được “chi viện” các chế phẩm m.áu an toàn. Do nhu cầu sử dụng m.áu ít, không thường xuyên, nên bệnh viện chỉ dự trữ một số đơn vị khối hồng cầu; trong khi đây lại là ca bệnh phức tạp, cần nhiều chế phẩm m.áu đặc biệt (huyết tương, tủa lạnh…) nhằm bù đắp sự thiếu hụt các yếu tố đông m.áu. Viện Huyết học và Truyền m.áu Trung ương đã vận chuyển chế phẩm m.áu kịp thời, nhưng vẫn chưa đủ cho sản phụ, Bệnh viện Sơn Tây tiếp tục cho xe đến Viện nhận thêm chế phẩm m.áu để truyền cho người bệnh.

Tính đến sáng 4/7, trong vòng chưa đầy 24 giờ đồng hồ, bệnh nhân đã được truyền tổng cộng 40 đơn vị chế phẩm m.áu. Sau khi được phẫu thuật, truyền dịch, thuốc hồi sức, truyền các chế phẩm m.áu kịp thời nhằm giảm tình trạng đông m.áu, mất m.áu, đến sáng 6/7, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo, sức khỏe ổn định, các chỉ số cận lâm sàng được cải thiện đáng kể, vết mổ khô, hiện đang được theo dõi tiếp tại bệnh viện.

BS. Kiều Thanh Vân – Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây cho biết, băng huyết sau sinh là một tai biến thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong mẹ, là thách thức đối với các bác sĩ sản khoa, hồi sức cấp cứu. “Trường hợp sản phụ Nguyễn Thị Tám là ca bệnh rất nặng, tiên lượng t.ử v.ong cao do mất m.áu và rối loạn đông cầm m.áu, cần đến lượng chế phẩm m.áu lớn trong thời gian ngắn”- BS Kiều Thanh Vân cho biết.

Việc triển khai hiệu quả, linh hoạt quy trình “báo động đỏ” của Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây và việc chuẩn bị chu đáo, cung cấp kịp thời các chế phẩm m.áu an toàn từ Viện Huyết học và truyền m.áu Trung ương đã giúp những trường hợp như chị Tám được thoát khỏi “tử thần”, mang lại niềm tin cho người bệnh./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *