Nhân sâm là ‘thần dược’, nhưng cực độc với những người sau

Nhiều người cho rằng nhân sâm là loại thuốc bổ và mát, lại trị được bách bệnh. Thực ra nếu dùng không đúng, nhân sâm sẽ gây ngộ độc làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây c.hết người.

nhan sam la than duoc nhung cuc doc voi nhung nguoi sau e542f4

Ảnh minh họa: Internet

Theo y học cổ truyền, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: sâm, nhung, quế, phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, s.inh d.ục kém, t.rẻ e.m quá gầy yếu, chậm lớn.

Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải dùng cho mọi đối tượng được. Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch m.áu não. Phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng sâm.

Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng nhân sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.

nhan sam la than duoc nhung cuc doc voi nhung nguoi sau c7e5a6

Ảnh minh họa: Internet

T.rẻ e.m cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị k.ích d.ục sớm.

Ngoài ra, những đối tượng này không nên dùng nhân sâm

Người bị thương, cảm mạo, phát sốt

Đối với người bị cảm mạo không nên dùng nhân sâm. Vì nhân sâm rất bổ khí và có thể làm người bệnh ngoại tà trệ lưu trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được khiến bệnh bị kéo dài hơn.

Người bị bệnh gan mật cấp tính

Những người bị bệnh viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính hay bệnh sỏi mật,… được khuyến cáo không nên dùng nhân sâm. Bởi khi dùng nhân sâm sẽ làm cho khí trệ uất kết và khiến chứng bệnh nặng thêm.

nhan sam la than duoc nhung cuc doc voi nhung nguoi sau ca344c

Ảnh minh họa: Internet

Người viêm dạ dày và ruột cấp tính, bị nôn mửa, đau bụng, đi ngoài

Những bệnh này thuộc thấp nhiệt tích trệ, không nên dùng nhân sâm vì sẽ khiến tình trạng ở dạ dày và ruột bị nặng thêm thay vì bồi bổ đấy nhé!

Người bị viêm loét dạ dày cấp tính và xuất huyết

Chứng viêm loét dạ dày là do dịch vị tiết ra quá nhiều. Trong đông y gọi đây là hiện tượng khí trệ vị hỏa khiến sinh ra nhiệt và xuất huyết. Để chữa trị bệnh này cần phải hòa khí huyết mà nhân sâm lại có tác dụng bổ khí, làm khí huyết càng thinh lên. Việc này sẽ khiến bệnh càng thêm trở nặng.

Người bị giãn phế quản, bị lao, ho ra m.áu

Người bị bệnh lý này trong đông y gọi là âm hư hỏa vượng, phế âm suy nhược. Để điều trị cần phải tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết. Mà nhân sâm lại làm cho thương âm động hỏa và khiến hiện tượng nôn ra m.áu trở nên nặng thêm.

nhan sam la than duoc nhung cuc doc voi nhung nguoi sau 5e2417

Ảnh minh họa: Internet

Người bị cao huyết áp

Người bị cao huyết áp cần đặc biệt tránh sử dụng nhân sâm. Bởi dược liệu này có hai tác dụng với huyết áp là khi dùng liệu lượng nhỏ sẽ khiến bị tăng huyết áp, còn liệu lượng lớn lại hạ huyết áp. Nói chung người bị huyết áp không dùng Nhân Sâm.

Nam giới hay bị di tinh, bị x.uất t.inh sớm

Nhân sâm có tác dụng thúc đẩy kích thích tố t.ình d.ục mà nam gới hay bị di tinh và sớm x.uất t.inh sẽ nhạy cảm và dễ bị kích thích mạnh về t.ình d.ục. Nếu uống nhân sâm sẽ khiến tình trạng x.uất t.inh quá sớm trở nặng.

Người có bệnh về hệ thống miễn dịch

Những người bị bệnh về hệ thống miễn dịch như mụn nhọt, viêm khớp dạng thấp, ban đỏ,… cần tránh dùng nhân sâm. Vì nhân sâm có thể làm kháng thể tăng lên nhiều, kích thích kháng hạch kháng thể hoạt động khiến tình trạng bệnh trở nên xấu đi.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Chuyện những cặp đôi không hoàn hảo 11: Nhân sâm và hải sản – “Mối duyên” cấm kỵ truyền kiếp

Sau khi uống nhân sâm nên kiêng ăn tất cả các loại hải sản bởi hải sản đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.

Theo y học hiện đại, nhân sâm là dược liệu quý hiếm có vị đắng, không độc, có tác dụng đại bổ nguyên khí, giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực cho con người nhờ các thành phần hợp chất hữu cơ quan trọng như chất Germanium, Glycoside Panaxin cùng với các vitamin B1, vitamin B2, các axit béo như axit Panmitic, Streari, Linoleic và các axitamin.

Còn theo y học cổ truyền, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: sâm, nhung, quế, phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Được dùng trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, s.inh d.ục kém, t.rẻ e.m quá gầy yếu, chậm lớn.

Đặc biệt, nhân sâm có công dụng tuyệt vời trong việc bồi bổ trí não, phát triển tư duy, trí tuệ, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn ngừa lão hóa.

chuyen nhung cap doi khong hoan hao 10 nhan sam va hai san moi duyen cam ky truyen kiep d3104d

Nhân sâm đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y.

Ngoài ra, loại thảo dược này còn có thể được dùng để hỗ trợ điều trị trong các trường hợp bệnh nhân thiếu m.áu, mắc các bệnh như viêm dạ dày, hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…

Tuy là vị thuốc quý nhưng nhân sâm lại có rất nhiều điều cấm kỵ cần lưu ý. Khi uống nhân sâm nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh…) và hải sản. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.

chuyen nhung cap doi khong hoan hao 10 nhan sam va hai san moi duyen cam ky truyen kiep 295826

Ăn hải sản rồi uống nhân sâm cùng lúc sẽ gây hại tới sức khỏe người dùng.

Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải dùng cho mọi đối tượng được. Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Người bị nôn mửa, trào ngược dạ dày – thực quản, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch m.áu não. Phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng sâm.

Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.

Theo nhiều ghi chép thì khi cơ thể người nhận quá 100g nhân sâm thì sẽ có hưng phấn. Nếu dùng quá 200g thì sẽ xuất hiện các hiện tượng trúng độc như toàn thân nổi ban, ngứa ngáy, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, nhiệt độ cơ thể tăng, xuất huyết…

Ngoài ra nếu dùng nhân sâm trong thời gian dài thì sẽ bị bí tiểu, từ đó dẫn đến phù nước. Nếu người đang mang thai sử dụng nhiều nhân sâm thì sẽ xuất hiện các hiện tượng như nôn mửa, phù nước, huyết áp tăng… thậm chí xuất huyết â.m đ.ạo và có thể dẫn đến sảy thai.

T.rẻ e.m cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì có thể làm cho trẻ bị k.ích d.ục sớm.

Đặc biệt, không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm và không được uống trà sau khi dùng nhân sâm vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.

Phong Linh (tổng hợp)

Theo nguoiduatin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *