Với những người bị bệnh lý cột sống thắt lưng nói chung, một câu hỏi rất được quan tâm đó là có thể chơi môn thể thao nào, không nên chơi môn nào để vừa đảm bảo duy trì sức khỏe mà không ảnh hưởng đến các bệnh lý cột sống thắt lưng.
Một vài gợi ý dưới đây có thể giúp người bệnh đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất cho mình và người thân.
Những môn thể thao nên chơi
Trước hết cần giải thích rõ những người bị bệnh lý cột sống thắt lưng là những người bị những bệnh như thoát vị đĩa đệm; thoái hóa đĩa đệm; gãy eo cột sống, trượt đốt sống; hẹp ống sống; chấn thương cột sống, loãng xương, gai cột sống… Vậy những bệnh nhân này nên chơi những môn thể thao nào.
Môn thể thao đầu tiên thường được nhắc đến đó chính là bơi. Bơi vô cùng tốt cho các bệnh lý về cột sống thắt lưng cũng như mang đến nhiều lợi ích cho các cơ quan khác trong cơ thể, vì khi bơi chúng ta phải vận động hầu hết các cơ quan vận động trong cơ thể. Ngoài ra, nước chính là môi trường để nâng đỡ trọng lượng cơ thể người nên chúng ta không bị trọng lượng cơ thể tì, đè lên các khớp.
Chính vì những lợi ích này nên những người bị các bệnh lý cột sống thắt lưng nên học bơi sớm, đi bơi thường xuyên. Tất nhiên, với những người có thêm các vấn đề bệnh lý như xoang hay tai, nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ trước khi chơi môn thể thao này.
Th.BS Trần Quốc Khánh, Khoa phẫu thuật cột sống, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức
Môn thể thao thứ hai cũng được nhiều bệnh nhân có bệnh lý cột sống thắt lưng lựa chọn là yoga và thiền. Đây là 2 môn thể thao giúp các hệ xương khớp được kéo giãn, điều hòa, tăng độ dẻo dai và tăng sức bền. Với yoga và thiền, hầu hết các bệnh nhân bị chứng bệnh xương khớp đều có thể tập được.
Tuy nhiên khi tập yoga và thiền điều quan trọng là người tập phải biết lắng nghe cơ thể mình, chỉ nên tập những động tác mà mình cảm thấy thích, thoải mái nhất cho xương khớp của mình. Đừng chạy theo những bài tập quá khó, đặc biệt khi tập nếu thấy động tác nào gây đau đớn hoặc sợ gây ra chấn thương nên dừng lại ngay.
Người tập cũng có thể trao đổi về tình trạng bệnh lý của mình với giáo viên dạy yoga và thiền để cùng tìm ra những bài tập thích hợp cho cá nhân mình.
Nếu không thể thường xuyên ra ngoài bơi lội hoặc đến các lớp yoga, thiền, người bị bệnh lý cột sống thắt lưng cũng có thể chọn hít xà đơn, hít đất và gập duỗi cơ bụng. Đây là 3 môn thể dục có thể tự tập tại nhà nhẹ nhàng nhưng cũng rất hữu dụng với các bệnh lý cột sống thắt lưng.
Người bệnh có thể làm cái xà đơn gắn tường, nếu khỏe thì hít xà đơn còn nếu không chỉ cần đu lên xà đơn sau đó thả người xuống để cột sống được kéo dãn ra. Bản chất của việc thả lỏng cột sống trên xà đơn chính là đang kéo dãn cột sống bằng chính trọng lượng cơ thể. Ngoài ra việc hít đất, gập duỗi cơ bụng cũng rất hữu dụng cho những bệnh lý này.
Thông thường khi chúng ta tập thể dục hay bỏ qua những động tác tốt cho lưng, bụng trong khi đó là 2 cơ quan được sử dụng nhiều nhất khi vận động. Rất nên chú ý giảm vòng bụng nâng độ dẻo dai cho cơ lưng sẽ giúp giảm các bệnh lý đau lưng.
Ngoài những môn thể thao nói trên thì người bị bệnh lý cột sống thắt lưng cũng có thể chọn việc đạp xe nhẹ nhàng. Nhưng khi chọn xe nên để ý một điều quan trọng là phải chọn xe giúp khi ngồi đạp lưng ở tư thế thẳng, không chọn xe phải cúi người như vậy sẽ không tốt cho xương khớp. Khi đạp xe nên chọn đường phẳng, tránh đi đường xóc. Cùng với đạp xe thì việc đến phòng gym cũng rất tốt nhưng tránh những môn phải cúi lưng.
Những môn thể thao không nên chơi
Bên cạnh những lưu ý về các môn thể thao nên tập, người bệnh lý cột sống thắt lưng cũng rất cần quan tâm đến các môn không nên chơi để tránh những ảnh hưởng xấu hơn cho bệnh lý của mình. Đầu tiên với những người bị cột sống thắt lưng tuyệt đối không được chạy bộ vì khi chạy bộ trọng lượng cơ thể dồn xuống đĩa đệm gây ra những ảnh hưởng không tốt.
Ngoài ra không nên chơi những môn thể thao như đá bóng, tennis, cầu lông, bóng chuyền… vì bản chất của những môn thể thao này người chơi đều phải chạy chưa kể còn phải thực hiện những động tác không tốt cho bệnh lý của mình như nhảy, đ.ánh, xoắn vặn, xoay lưng đột ngột…
Một môn thể thao nữa cũng nên cho vào danh sách những môn không nên chơi dành cho người có bệnh lý cột sống thắt lưng là những môn đ.ấm đ.á như boxing hay đ.ánh võ. Vì những môn này khi chơi phải vặn người, đá, né, nhảy liên tục nhiều khi còn bị lực tác động vào lưng và bụng.
Những môn vận động nhanh, đột ngột cũng nên tránh. Cùng với đó người có bệnh lý nói trên cũng tránh bê vật nặng đột ngột. Một lưu ý quan trọng cho những người bị cột sống thắt lưng đó là nếu phải thường xuyên duy trì ở một tư thế lâu trên 1 tiếng như học bài, làm việc, ngồi máy bay, ô tô đường dài nên sử dụng đai lưng mềm. Lưng nếu để lâu trong 1 tư thế sẽ mỏi và là t.iền đề của những bệnh lý sau này như chấn thương, thoát vị.
Mỗi người nên duy trì thói quen dự phòng bệnh tật cho mình. Muốn làm được như vậy thì cần lắng nghe cơ thể mình, biết cần làm gì và không nên làm gì thông qua những kênh thông tin khoa học và đáng tin cậy.
Chấn thương khớp vai thường “ẩn mình” dưới những triệu chứng đau nhức thông thường
Chấn thương khớp vai diễn tiến một cách “thầm lặng” vì những triệu chứng của nó hay bị người bệnh chủ quan.
Khác với người bị chấn thương gối, những cơn đau thể hiện rõ ràng khiến người bệnh phải đến bệnh viện ngay thì chấn thương khớp vai bắt đầu từ cảm giác mỏi, tê đằng sau bả vai.
Chấn thương khớp vai là loại chấn thương phổ biến, thường gặp với những người hay chơi thể thao, nhưng đây cũng là căn bệnh phổ biến của những người thực hiện các công việc có nhiều động tác với, đưa tay lên cao qua đầu như thợ sơn, thợ lau kính, nhân viên thu ngân, nhân viên văn phòng, nhân viên thư viện, nhà sách… Nếu không được điều trị đúng cách, chấn thương khớp vai có thể dẫn đến thoái hoá khớp, bại liệt cánh tay, vôi hóa, ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động thường ngày.
Chấn thương khớp vai diễn tiến một cách “thầm lặng” vì những triệu chứng của nó hay bị người bệnh chủ quan. Khác với người bị chấn thương gối, những cơn đau thể hiện rõ ràng khiến người bệnh phải đến bệnh viện ngay thì chấn thương khớp vai bắt đầu từ cảm giác mỏi, tê đằng sau bả vai. Đến khi người bệnh cảm thấy cơn đau ngày càng nặng đến mức không ngủ được, bị hạn chế trong sinh hoạt hằng ngày mới đến bệnh viện thì vị trí chấn thương đã ở giai đoạn tiến triển, gây ra những biến chứng như gai xương, viêm xương khớp thoái hóa, cứng khớp, co rút khớp…
Bác dĩ đang thăm khám cho người bệnh
Để điều trị hiệu quả các chấn thương khớp vai, người bệnh cần được chẩn đoán sớm, thực hiện đúng theo phác đồ điều trị khoa học. Nếu chấn thương nhẹ và ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cần sử dụng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện về tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên đối với những chấn thương nặng, cần can thiệp ngoại khoa thì phẫu thuật nội soi là một trong những phương pháp hiện đại, nhanh hồi phục và có hiệu quả rõ rệt nhất.
ThS BS. Dương Đình Triết – Khoa Chấn thương chỉnh hình BV ĐHYD TPHCM cho biết: “Mục tiêu điều trị chấn thương khớp vai theo phương pháp phẫu thuật nội soi là phục hồi chức năng tối ưu, giảm thiểu tối đa các xâm lấn để thúc đẩy quá trình hồi phục của người bệnh. Đặc biệt đối với những người lao động nặng, người bệnh sau điều trị vẫn có thể hoạt động như trước khi mổ, không cần phải thay đổi công việc. Phẫu thuật nội soi mặc dù phức tạp hơn mổ mở, nhưng các tiến bộ kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại như hiện nay đã đem đến những lợi ích vượt trội hơn hẳn so với hình thức mổ mở truyền thống.”
Trường hợp của người bệnh N.V.L, (60 t.uổi, ngụ tại Đồng Tháp). Ông L. làm nghề thợ sơn nhà đã hơn 15 năm. Suốt 2 năm nay, ông thường đau âm ỉ vùng vai phải nhưng không đến bệnh viện khám mà chỉ uống thuốc giảm đau. Gần đây, ông L. phải đến bệnh viện khám trong tình trạng tay phải yếu, không thể đưa tay lên cao, tối không ngủ được vì đau nhiều một bên vai. Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán ông L. bị rách sụn viền vai, trật khớp cùng đòn bên phải và chỉ định phẫu thuật nội soi để phục hồi chức năng của vai. Sau khi thực hiện phẫu thuật nội soi 6 tháng, người bệnh đã có thể trở lại làm việc, sinh hoạt như bình thường.
ThS BS. Dương Đình Triết – Khoa Chấn thương chỉnh hình BV ĐHYD TPHCM khuyến cáo, chấn thương khớp vai xảy ra khi vận động vai nhiều, thường “ẩn mình” dưới những triệu chứng đau nhức thông thường nên người bệnh hay sử dụng thuốc giảm đau để tự điều trị. Đó là một trong những sai lầm lớn, có thể để lại những hậu quả nặng nề gây mất chức năng khớp vai, nguy hiểm hơn là suy giảm chức năng gan thận do dùng thuốc. Chính vì vậy, người bệnh cần phải sử dụng thuốc dưới sự theo dõi của bác sĩ.
Hình ảnh chụp thoái hóa khớp vai
Nếu đã bị chấn thương cần tuân thủ chế độ tập vật lí trị liệu, tập thói quen sinh hoạt lành mạnh theo hướng dẫn của bác sĩ để vị trí chấn thương nhanh hồi phục. Đối với những người làm các công việc có nguy cơ bị chấn thương khớp vai, có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ sớm như: làm việc đúng tư thế; tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và đúng cách giúp xương khớp khỏe mạnh; có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các chất cần thiết cho hệ cơ xương khớp; thăm khám sức khỏe định kỳ. Bên cạnh đó, việc nhận biết chấn thương là cách tốt nhất để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Vì vậy, ngay khi có các triệu chứng, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ Triết khuyến cáo.