Phát bệnh tâm thần cấp tính do Covid-19

71 người từ các khu cách ly Covid-19 được chuyển đến Bệnh viện Tâm thần Hà Nội trong 8 tháng qua, bởi phát nhiều dấu hiệu bệnh tâm thần.

Bác sĩ Nguyễn Đức Vượng, phụ trách khu cách ly Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, cho biết những bệnh nhân này chia thành hai nhóm. Thứ nhất là nhóm người phải vào khu cách ly tập trung vì có yếu tố dịch tễ, sau đó xuất hiện những dấu hiệu bệnh tâm thần như mất ngủ, nói nhảm…

Nhóm thứ hai là người có t.iền sử bệnh tâm thần, đã điều trị, sức khỏe ổn định, sau đó đi du học hoặc làm việc tại nước ngoài… khi phải cách ly, không điều trị đúng liệu trình khiến bệnh tái phát.

Bác sĩ Vượng vẫn nhớ trường hợp Duy (đã đổi tên), xuất khẩu lao động sang Nhật Bản gần một năm thì Covid-19 đến. Anh nghỉ chỗ làm cũ vì thu nhập không đủ chi trả phí sinh hoạt đắt đỏ. Anh không tìm được việc khác. Tháng 4, Duy phải về nước, cách ly tập trung ngay khi nhập cảnh theo quy định.

Vài ngày ở trong khu cách ly tập trung, Duy bắt đầu mất ngủ, nói lảm nhảm, đi lại như người mất hồn cả ngày lẫn đêm. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly Covid-19 dành riêng cho người có dấu hiệu tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội để điều trị.

Theo bác sĩ Vượng, Duy có những dấu hiệu bệnh tâm thần, song chưa đủ chẩn đoán là tâm thần phân liệt hay trầm cảm. Bác sĩ nhận định việc thay đổi môi trường sinh hoạt, cộng với áp lực kinh tế khiến Duy khởi phát bệnh tâm thần.

Một trường hợp khác, được bác sĩ Vũ Kim Hoàn, Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện dã chiến Củ Chi, TP HCM, tạm gọi tên Hiếu. Người này hồi tháng 4 do có yếu tố dịch tễ nên cách ly tập trung 14 ngày. Trong thời gian cách ly, anh bị hoang tưởng, luôn nghĩ “có người muốn hại mình”. Anh Hiếu không nhiễm nCoV, song do biểu hiện tâm thần nên được đưa vào Bệnh viện dã chiến Củ Chi điều trị.

Bác sĩ Hoàn cho rằng có thể trước đó anh Hiếu đã có những rối loạn về tâm thần. Nay bắt buộc phải cách ly, anh không thích nghi được với nỗi lo lắng, căng thẳng, sinh ra rối loạn hoang tưởng cảm ứng tức thời.

“Dịch bệnh có thể là chất xúc tác thúc đẩy quá trình bệnh lý tâm thần của người bệnh diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn, nghiêm trọng hơn”, bác sĩ Hoàn nói.

Sức khỏe tâm thần do Covid-19 ngay từ đầu dịch đã được các chuyên gia y tế thế giới cảnh báo, trong bối cảnh số ca nhiễm và số t.ử v.ong tăng cao liên tục. Nỗi lo lắng, sợ hãi thường trực; cuộc sống thay đổi; tỷ lệ mất việc thất nghiệp tăng; kinh tế khó khăn, phá sản… đè nặng. Hồi tháng 5, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres, cảnh báo những người có nguy cơ mất sinh kế, bị tách khỏi người thân hoặc phải chịu lệnh phong tỏa nghiêm ngặt vì Covid-19 có thể chịu tác động tâm lý.

WHO ghi nhận tỷ lệ người trải qua đau đớn về tinh thần trong cuộc khủng hoảng tại Iran là 60%, tại Mỹ là 45%. Gần một nửa nhân viên y tế của Canada cần hỗ trợ về tâm lý.

Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu hay thống kê chính thức nào về số người bị ảnh hưởng tâm thần do Covid-19. Tuy nhiên đã xuất hiện các bệnh nhân có dấu hiệu tâm thần trong thời gian cách ly, như 71 trường hợp đưa vào Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, hoặc như bệnh nhân Hiếu ở Bệnh viện dã chiến Củ Chi. Những trường hợp khác chưa được ghi nhận.

Bác sĩ Hoàn lý giải: “Tâm thần là bệnh lý diễn tiến lâu dài, chỉ vài trường hợp bộc phát đột ngột như các rối loạn tâm thần cấp. Vì thế, hiện khó có thể thống kê hay khẳng định bệnh nhân mắc các bệnh lý tâm thần là hoàn toàn do Covid-19, mà có thể là yếu tố xúc tác”.

Bệnh viện Tâm thần TP HCM từ đầu năm đến nay tiếp nhận 150.000 lượt khám các bệnh lý liên quan đến sức khỏe tâm thần, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy bác sĩ Hoàn dự báo tình trạng phá sản, thất nghiệp, giảm thu nhập, phải cách ly… do Covid -19 là chuỗi nguyên nhân có thể khiến số bệnh nhân tâm thần tăng lên trong thời gian tới.

Hai bệnh nhân mắc tâm thần trong khu cách ly được nêu ở trên, sau đó điều trị giống mọi bệnh nhân tâm thần khác, sử dụng thuốc và hóa dược. Theo bác sĩ Hoàn, nhờ đã tìm ra nguyên nhân thực sự khiến bệnh phát tác là liên quan Covid-19, bệnh nhân được điều trị triệt để theo căn nguyên này và hồi phục nhanh.

Bệnh nhân Hiếu khi hoàn thành cách ly tập trung 14 ngày, về nhà, uống thuốc theo toa của bác sĩ, bệnh đến nay đã khỏi hẳn.

phat benh tam than cap tinh do covid 19 f9c 5258122

Nhiều bệnh nhân có dấu hiệu tâm thần được cho là liên quan Covid-19. Ảnh: Medium

Theo các bác sĩ, nhiều dấu hiệu ở bệnh nhân tâm thần. Thứ nhất là mất ngủ hoàn toàn trong 24 giờ. Một số trường hợp rối loạn định hướng không gian và thời gian, như không thể xác định được mình đang ở đâu, lúc này là thời điểm nào trong ngày. Cùng với đó là hoang tưởng và ảo giác. Bệnh nhân thường có ảo giác là nhìn thấy những hình ảnh không có thật như các động vật nhỏ (kiến, gián, chim, chuột) hoặc các hình ảnh ghê rợn (ma quỷ).

Dấu hiệu tâm thần thứ hai là phản ứng stress cấp. Đây là một rối loạn tâm thần đột ngột xuất hiện ngay sau khi nhận thông báo đi cách ly hoặc bắt buộc điều trị do nhiễm nCoV. Cuộc sống bị gián đoạn và xáo trộn bất ngờ khiến bệnh nhân không kịp thích ứng. Bệnh nhân có thể biểu hiện bằng c.hết lặng hoặc kích động như khóc lóc, la hét, bỏ chạy, van xin…

Triệu chứng thứ ba là lo âu lan tỏa. Khi tình trạng phong tỏa xã hội kéo dài vài tháng, việc cách ly trong không gian hẹp dài ngày, khiến nếp sống bị đảo lộn hoàn toàn. Họ sợ sẽ lây nhiễm nCoV do số người nhiễm và người c.hết vì Covid-19 tăng quá nhanh. Hoặc, họ quá căng thẳng vì mất khả năng chi trả các hóa đơn do cạn t.iền vì đóng cửa nền kinh tế.

“Tình trạng phong tỏa xã hội và đóng cửa nền kinh tế càng dài, càng rộng thì nguyên nhân thứ ba sẽ càng tăng lên”, bác sĩ Vượng phân tích.

Trong tình hình cả nước phòng dịch bệnh, bác sĩ Vượng khuyên người có t.iền sử hoặc đang điều trị tâm thần nên luôn chuẩn bị dự trù thuốc phù hợp trong thời gian 1-3 tháng. Bệnh nhân cũng không tự ý ngừng hoặc bỏ thuốc điều trị các bệnh tâm thần mạn tính. Nếu lịch tái khám định kỳ bị hoãn do dịch, người bệnh nên tư vấn từ xa với nhân viên y tế theo đúng hẹn.

Người mất ngủ thường xuyên từ hai tuần trở lên, dùng t.huốc n.gủ không hiệu quả, tinh thần suy sụp, cảm thấy buồn chán, lo âu nhiều… bác sĩ đề nghị đến bệnh viện khám và điều trị sớm.

Hành trình người anh tìm được em gái mất tích 24 năm ở khu cách ly COVID-19

Trước khi tìm lại được người thân ở khu cách ly phòng COVID-19, bà Huệ từng trải qua những ngày tháng sống tủi hờn bên cạnh người chồng “hờ” nghiện ngập.

Hành trình tìm kiếm 24 năm

Vào ngày 17/7 vừa qua, gia đình ông Trần Thế Nguyên (trú tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn để đón người em gái là bà Trần Thị Huệ (58 t.uổi) sau 24 năm mất tích.

Em gái ông Nguyên được Công an tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) trao trả về Việt Nam và cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Bà Huệ có biểu hiện về tâm thần và được các y bác sĩ điều trị tích cực giúp bệnh nhân nhớ ra gia đình.

Ngày 19/7, trả lời VTC News, ông Trần Thế Nguyên cho biết, hiện em gái ông đang ở riêng với mẹ già 97 t.uổi. Sức khỏe của bà Huệ vẫn rất yếu và vẫn chưa kể được về kí ức tại sao lại mất tích sang Trung Quốc.

“Cô ấy chỉ nói mỗi điều rằng ở Quảng Tây làm công việc xách nước tưới cây, còn đâu thì nói lí nhí tiếng Trung Quốc xen lẫn tiếng Việt…“, ông Nguyên kể.

hanh trinh nguoi anh tim duoc em gai mat tich 24 nam o khu cach ly covid 19 158 5096149

Ông Nguyên (bên phải ảnh) cùng người em rể đến đón bà Huệ hôm 17/7 (Ảnh: BVĐKLS)

Kể từ khi về nhà, ông Nguyên đều đặn mang cơm cho mẹ và em gái. Tuy nhiên, bà Huệ tuyệt đối không ăn thịt, chỉ thích ăn hoa quả, rau, củ. Các bác sĩ cho biết hành động này cũng tương tự khi bà Huệ điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Bà liên tục hất gắp bỏ thịt khỏi đĩa cơm.

Ông Nguyên không khỏi xúc động và thương người em gái lưu lạc 24 năm qua. Ông cũng đoán em gái của mình từng phải sống nhiều năm ở một vùng quê nghèo khó của tỉnh Quảng Tây.

Gặp lại cô em gái sau 24 năm xa cách, không chỉ ông Nguyên, người mẹ già và mọi người trong gia đình đều ngỡ ngàng trước sự thay đổi về vóc dáng, khuôn mặt.

“Khi xưa, Huệ để tóc dài và vóc dáng bình thường, nhưng giờ cô ấy cắt tóc ngắn, người chỉ khoảng hơn 30 kg, khuôn mặt thì hốc hác khiến ai cũng xót xa”, ông Nguyên nói.

Cuộc đời cay đắng của người em gái

Kể về quá khứ của cô em gái mất tích nhiều năm, ông Nguyên cho biết, bà Huệ là thứ 6 trong 9 anh chị em của ông. Trước đây, bà Huệ từng lập gia đình và có một con trai nhưng đã qua đời khiến bà bị trầm cảm, rồi vợ chồng chia tay.

Hàng ngày, bà Huệ mưu sinh bằng công việc bán rau, bán đậu ở chợ. Lúc này, một người đàn ông nghiện m.a t.úy thường đến phụ giúp Huệ bán hàng và buông lời tán tỉnh. Bà Huệ siêu lòng, rồi về ở cùng người chồng “hờ” mặc gia đình ngăn cản.

Một lần nữa, hạnh phúc gia đình lại tan vỡ, khi bà Huệ bị chồng “hờ” đ.ánh đ.ập, c.hửi bới thường xuyên. Rồi đột nhiên, trong thời gian sinh sống với người chồng nghiện ngập, bà Huệ mất tích. Người phụ nữ mất tích bí ẩn khiến gia đình ông Nguyên cất công tìm kiếm bao năm.

“Người chồng của Huệ bảo không biết cô ấy đi đâu, gia đình chúng tôi đi hỏi han khắp mọi nơi cũng không thấy tung tích. Tôi thì nghĩ rằng em gái bị bán sang Trung Quốc, còn mẹ tôi thì lại đoán cô ấy đã tự tử”, ông Nguyên nói và chia sẻ việc tìm kiếm bà Huệ muôn vàn khó khăn bởi khi đó chưa có các phương tiện công nghệ thông tin không như bây giờ.

Thời gian thấm thoát thoi đưa, việc tìm kiếm bà Huệ dường như vô vọng, thì bỗng vào ngày 16/7 vừa qua, ông Nguyên nhận được thông báo của Tổ trưởng Tổ dân phố về việc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc gửi thông tin về em gái ông đang cách ly COVID-19 tại đây.

“Khi đó, tôi nhìn hình ảnh em gái tôi thì tôi nhận ra ngay và ngày hôm sau, tôi cùng mọi người lên đón em gái về. Khi gặp nhau, cô ấy nhận ra gia đình mình và khi về nhà, cô ấy còn nhớ cả tên của những người hàng xóm, khiến ai cũng ngạc nhiên”, ông Nguyên kể.

Ông Nguyên cho hay, bà Huệ trở về từ Trung Quốc nhưng trong túi không có đồng nào, ngay cả đến bộ quần áo cũng không.

Hiện tại, bà Huệ đang sống cùng với người mẹ 97 t.uổi có trợ cấp hơn 300 nghìn đồng/tháng, mọi sự chu cấp giờ đều do anh em hỗ trợ. Tuy nhiên, mọi người cũng có hoàn cảnh khó khăn, vì vậy, ông Nguyên cũng mong sự hỗ trợ giúp đỡ từ xã hội cho người em gái bất hạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *