Rửa bình sữa theo cách này chẳng khác nào cho trẻ uống “sữa độc”, các mẹ cần lưu ý

Bú bình là hoạt động thường xuyên của trẻ. Tuy nhiên, nếu khử trùng không đúng cách, trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh.

Sức đề kháng của trẻ nhỏ còn rất kém, vì vậy những vật dụng bé thường xuyên tiếp xúc nên được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, nhất là bình sữa. Vệ sinh và khử trùng bình sữa đúng cách sẽ giúp hạn chế được sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm nên nhiều mẹ mắc khá nhiều sai lầm trong việc vệ sinh bình sữa, chẳng khác nào vô tình cho trẻ uống “sữa độc”. Những sai lầm đó là gì?

rua binh sua theo cach nay chang khac nao cho tre uong sua doc cac me can luu y b59 5258821

Chỉ vệ sinh thân bình sữa

Một số bà mẹ chỉ vệ sinh thân bình sữa thay vì vệ sinh toàn bộ ren và nấm vú vì nghĩ rằng sữa chủ yếu tập trung ở thân mà thôi. Cấu tạo của sợi chỉ phức tạp hơn, dễ tích tụ sữa sót lại và chất bẩn. Bên cạnh đó, núm vú lại là bộ phận mà trẻ ngậm trong miệng, nhất là núm vú bằng silicon càng dễ bám vi khuẩn hơn.

rua binh sua theo cach nay chang khac nao cho tre uong sua doc cac me can luu y 7a0 5258821

Chỉ làm sạch bằng nước

Nhiều mẹ quan niệm rằng việc vệ sinh bình sữa chỉ cần sử dụng nước và sau đó tiệt trùng lại bằng nước sôi như chén bát hằng ngày. Thế nhưng, cặn sữa hay chất béo có trong sữa, dù là sữa mẹ hay sữa bột, đều có thể đọng lại và bám chặt ở cổ bình, núm vú khiến cho bình sữa lâu ngày có mùi hôi khó chịu. Khỏi phải nói, đây là cơ hội để vi khuẩn, nấm mốc có hại sinh sôi, phát triển, gây ra các vấn đề nguy hiểm cho tiêu hóa của bé như đau bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn tiêu hóa,…

Vì vậy các mẹ cần vệ sinh bình sữa bằng bàn chải hoặc các dụng cụ rửa bình chuyên dụng. Đừng quên chú ý tới những vị trí có rãnh sâu, nhất là đáy bình để loại bỏ những chất cặn bã còn sót lại.

rua binh sua theo cach nay chang khac nao cho tre uong sua doc cac me can luu y 4fd 5258821

Không vệ sinh ngay

Một số ông bố bà mẹ vì quá bận nên không làm sạch bình sữa ngay sau khi sử dụng. Thậm chí, nhiều người có thói quen khi nào cần sử dụng tiếp mới rửa bình.

Sữa bột đặc biệt giàu chất dinh dưỡng và là nơi sinh sôi của vi khuẩn. Một thời gian dài không được vệ sinh, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bình sữa của bé. Lúc này, chẳng khác nào đ.ứa t.rẻ đang uống phải “sữa nhiễm độc”. Vì vậy, các cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ bình bằng nước lạnh ngay sau khi cho trẻ bú xong. Vệ sinh càng sớm thì hiệu quả làm sạch càng cao.

rua binh sua theo cach nay chang khac nao cho tre uong sua doc cac me can luu y 513 5258821

Nếu quá muộn để vệ sinh, bạn hãy ngâm bình vào nước, để cặn vơi đi bớt, và sau đó rửa sạch đúng cách theo quy trình.

Để bình sữa ẩm rồi cất đi

Sau khi rửa bình, nhiều người vội đậy nắp kín và cất đi mà không làm khô chúng. Ở trạng thái ẩm ướt này, vi khuẩn rất dễ tấn công. Vì vậy, ngay sau khi rửa bình sữa, các mẹ nên giữ cho bình sữa, núm vú khô và tất cả những dụng cụ ăn của bé thật ráo nước, tránh phơi ở những chỗ bụi bặm, nếu có thể hãy phơi ở dưới ánh nắng mặt trời.

rua binh sua theo cach nay chang khac nao cho tre uong sua doc cac me can luu y bee 5258821

Rửa chung bình sữa và núm

Núm vú của bình sữa là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với miệng bé. Thế nhưng, trên thị trường lại tồn tại nhiều mặt hàng giả, kém chất lượng. Hơn nữa, núm vú cũng tiềm ẩn khả năng tích lũy bụi bẩn hơn so với bình sữa.

Vậy nên, ba mẹ không nên vệ sinh núm vú và bình sữa chung mà hãy ngâm núm vú trong nước ấm khoảng 30-45 phút, lộn trái núm vú và chải với bàn chải nhỏ cán dài. Sau đó, lắp núm vú vào bình và cho nước sạch phun qua núm nhiều lần để rửa trôi vi khuẩn trong lỗi núm.

“T.iền mất tật mang” vì lõi lọc nước quá hạn sử dụng

Thói quen hiện nay của nhiều gia đình hiện nay là uống nước trực tiếp từ bình lọc nước RO, tuy nhiên, quy trình thay lõi lọc thường xuyên, định kỳ lại không được nhiều người mảy may quan tâm.

Trường hợp bà N.T.C bị đau bụng nhưng đi khám và xét nghiệm đều không rõ nguyên nhân gây bệnh. Sau thời gian uống thuốc, triệu chứng đau bụng vẫn không thuyên giảm. Bà Lan người hàng xóm đến nhà chơi được mời uống nước từ bình lọc nước RO, cảm thấy vị nước không ngọt tự nhiên dù hai nhà có sử dụng loại máy lọc nước cùng hãng sản xuất, bà Lan bày tỏ thắc mắc.

Khi hỏi bà C. việc có thay lõi lọc nước thời gian qua thì bà C. giải thích là từ ngày mua cách đây hơn 1 năm, gia đình bà chưa có thay lõi lọc. Trái ngược, gia đình bà Lan cứ định kỳ 6 tháng là gọi thợ bảo hành máy đến kiểm tra lõi lọc nước và thường xuyên kiểm tra nguồn nước từ bể lọc để nguồn nước uống trực tiếp được đảm bảo.

Khi gọi thợ kiểm tra, bà C. tá hỏa khi nhìn thấy hình ảnh cáu bẩn đen sì một lớp dày cộm trên lớp bông của lõi lọc. Người thợ sửa cũng khuyến cáo việc lõi lọc quá thời hạn thay, do vậy nguồn nước sử dụng tái nhiễm một phần nếu uống nước trực tiếp từ bình lọc nước. Sau lần đó, bà C. quan tâm hơn đến việc kiểm tra và thay lõi lọc nước định kỳ. Sức khỏe của bà C. cũng đã cải thiện từ ngày thay lõi lọc nước mới.

tien mat tat mang vi loi loc nuoc qua han su dung 37a 5147168

Mỗi gia đình cần chú ý trong việc kiểm tra lõi lọc nước định kỳ để nguồn nước sinh hoạt đảm bảo.

Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, việc không thay lõi lọc định kỳ sẽ khiến lõi lọc bị quá tải và hoạt động kém hiệu quả, làm tăng khả năng tái nhiễm khuẩn nguồn nước, giảm tỉ lệ thu hồi nước tinh khuyết, giảm t.uổi thọ của máy. Có một thực tế, nhiều người thường nghĩ rằng mua máy lọc nước t.iền triệu thì khẳng định là nguồn nước tốt khi sử dụng mà không quan tâm nhiều đến việc kiểm tra và thay thế lõi lọc theo định kỳ. Hoặc không ít trường hợp như bà C. tại khu dân cư, họ thường quan niệm bể chứa nguồn nước đầu vào sạch, trong từ nước máy nên chủ quan việc thay lõi lọc thường xuyên.

Chức năng của lõi lọc nước lưu giữ lại các chất bẩn, tạp chất và vi khuẩn gây hại của nước. Ngoài ra, các lõi lọc chức năng có tác dụng bổ sung các khoáng chất có lợi cho cơ thể, ổn định vị ngọt cho nước, giúp nước đầu ra đảm bảo an toàn tránh tái nhiễm khuẩn. Qua thời gian hoạt động, các chất cặn bẩn và vi khuẩn sẽ bít lõi hoặc màng lọc làm giảm khả năng hoạt động nếu quá hạn. Điều này có thể gây ra tắc màng lọc hoặc nước đầu ra bị nhiễm vi khuẩn, tạp chất, không đảm bảo để sử dụng.

Đối với các lõi lọc chức năng khi hết thời gian sử dụng, các khoáng chất không thể phát huy tác dụng khiến nước sau lọc có vị lợ, lạt, khó uống, không có khoáng chất, thậm chí bị tái nhiễm khuẩn. Khi sử dụng thường xuyên các chất cặn bẩn sẽ tích tụ trong cơ thể, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, ngộ độc,…

Một lưu ý khi thấy máy lọc nước có một trong các hiện tượng, cần kiểm tra và thay lõi lọc ngay. Thứ nhất, nước đầu ra chảy chậm, có dấu hiệu bị tắc; Thứ hai nước có mùi hôi, mùi lạ khó chịu; Thứ 3 máy lọc nước khi hoạt động có tiếng kêu cạch cạch; Thứ tư, nước đầu ra có cặn, vẩn đục; Thứ năm nước có vị lợ, lạt, khó uống.

Việc thay lõi lọc còn phụ thuộc vào thời gian sử dụng, chất lượng nguồn nước đầu vào và lượng nước mỗi gia đình sử dụng hàng ngày. Nếu nguồn nước đầu vào là nước giếng khoan, nước nhiễm phèn nặng thì t.uổi thọ của lõi lọc sẽ ngắn hơn so với nước máy. Bởi vậy, ngoài việc tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất về thời hạn thay lõi lọc, người tiêu dùng cần phụ thuộc tình hình sử dụng thực tế để luôn đảm bảo nguồn nước sạch khi sử dụng.

Khi người tiêu dùng mua máy lọc nước RO đều được nhà sản xuất khẳng định việc có thể uống trực tiếp, đồng nghĩa với việc nguồn nước sạch an toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, người dân cần “ăn chín, uống sôi”, vừa đảm bảo diệt 100% vi khuẩn, vừa tránh tái nhiễm khuẩn do đường ống rò rỉ, ăn mòn,… Nhất là trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp thì việc chăm sóc sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là ưu tiên hàng đầu.

“Bệnh tật do ăn uống mà ra”, nếu nguồn nước không an toàn, vừa ảnh hưởng đến chất lượng sống, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật. Ngược lại, việc sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo, cuộc sống vui khỏe, an tâm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *