Dịch sốt xuất huyết bùng phát, khiến người dân trên cả nước không khỏi hoang mang lo lắng. Đa số người dân thường có thói quen, nước đến chân mới nhảy, chính vì vậy các công tác phòng tránh trước khi dịch bùng nổ hầu như không có.
Dịch sốt xuất huyếtbùng phát, khiến người dân trên cả nước không khỏi hoang mang lo lắng. Đa số người dân thường có thói quen, nước đến chân mới nhảy, chính vì vậy các công tác phòng tránh trước khi dịch bùng nổ hầu như không có. Chỉ khi dịch bùng phát người ta mới quan tâm đến việc xử lý hậu quả.
1. Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh do một loại virus có tên là Dengue gây ra, virus này sinh sống và phát triển tốt trong hai loại muỗi là Aedes aegypti hoặc Aedes albopictus. Ở Việt Nam người ta gọi muỗi này là muỗi vằn, có nhiều sọc trắng đen xen kẽ trên thân.
Tuy chỉ là bệnh cấp tính, nhưng theo số liệu từ tổ chức WHO ghi nhận, mỗi năm trên thế giới có tới trên 100.000.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 500.000 trường hợp bệnh trở nặng và có tới 25.000 nghìn người t.ử v.ong vì căn bệnh quái ác này. Mỗi năm, con số này không ngừng tăng lên.
2. Sốt xuất huyết lây qua những đường nào?
Muỗi vằn sống xung quanh con người, bởi thức ăn của chúng chính là m.áu người. Khi muỗi vằn hút m.áu, virus Dengue trong cơ thể muỗi sẽ được truyền qua cơ thể con người.
Sốt xuất huyết rất dễ bùng phát thành dịch lớn, nhất là vào mùa mưa, khi mà môi trường ẩm, tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi và nảy nở. Virus trong cơ thể muỗi được truyền qua trứng, trứng này trở thành loăng quăng và sau đó là phát triển thành muỗi, muỗi này lại tiếp tục đi đ.ốt n.gười, làm lây truyền virus sốt xuất huyết, tạo thành dịch sốt xuất huyết.
Mỗi con muỗi 1 lần sinh sản có thể đẻ tới 100-200 trứng, vì vậy khả năng bùng phát dịch bệnh là rất nhanh. Người dân cần tự giác có ý thức bảo vệ môi trường sống của mình, bằng việc vệ sinh nhà ở sạch sẽ, không để nước đọng trong chum vại, phun thuốc diệt muỗi và bôi thuốc chống muỗi trước khi ra khỏi nhà,…
Con đường lây nhiễm sốt xuất huyết duy nhất là đường m.áu và được lây truyền bằng việc muỗi đốt từ người này sang người khác. Bởi thế khi tiếp xúc với người sốt xuất huyết, sẽ không bị lây bệnh, ngay cả khi quan hệ với người sốt xuất huyết.
Tuy nhiên, không nên dùng chung bàn chải đ.ánh răng hay những vật dụng khác có thể dính m.áu với người bệnh sốt xuất huyết, bởi người bệnh trong giai đoạn này rất dễ bị xuất huyết, gây ra các hiện tượng như ra m.áu chân răng, cơ thể nóng gây nhiệt,…
3. Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Phần lớn bệnh nhân sốt xuất huyết đều tự khỏi trong vòng 2 tuần, kể từ ngày phát sốt, chính vì vậy nó không quá nguy hiểm như người ta thường nghĩ. Tuy nhiên, khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ bị mất nước, mất sức khá nhanh, cơ thể tiều tụy trông thấy, cần được nghỉ ngơi nhiều. Sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà, nếu được bác sĩ cho phép.
Một số trường hợp bệnh nặng, cần nhập viện để theo dõi, vì bệnh nhân sốt xuất huyết thể nặng có những biến chứng rất khó lường, như sốc làm giảm huyết áp đột ngột hoặc giảm tiểu cầu đột ngột, sẽ gây t.ử v.ong cho người bệnh.
4. Triệu chứng sốt xuất huyết điển hình
Hiện nay, y học hiện đại vẫn chưa có công cụ hoặc thiết bị nào có thể xét nghiệm ra bệnh sốt xuất huyết. Bác sĩ chỉ có thể dựa vào các chỉ số xét nghiệm liên quan sau từ 2-3 ngày đầu phát sốt, để chẩn đoán và đ.ánh giá bệnh tình.
Chính vì thế mà việc phát hiện các triệu chứng sốt xuất huyết điển hình là điều cực kỳ quan trọng, tuy nhiên ở giai đoạn đầu thì triệu chứng bệnh không rõ rệt, rất dễ gây nhầm lẫn với những bệnh khác.
4.1. Đột ngột sốt cao
Cơ thể người bệnh sốt xuất huyết trong giai đoạn đầu có thể sốt cao lên tới trên 39 độ C. Toàn thân mệt mỏi rã rời, đau nhức cơ, xương, khớp đặc biệt là vùng vai, gáy, đau đầu dữ dội,.. Đây được coi như là những dấu hiệu điển hình, mà các loại sốt thông thường không có, tuy nhiên vẫn rất dễ nhầm lẫn với bệnh sốt rét và sốt virus khác.
Ở t.rẻ e.m, khi mà kháng thể, cũng như sức chịu đựng cơn đau còn yếu kém, thì trẻ thường có những phản ứng rất dữ dội, như quấy khóc, bỏ bú. Một số bé còn kèm theo các triệu chứng đau nhức toàn thân, đi ngoài, nôn trớ,…
Sau 3 ngày mà cơn sốt chưa giảm cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế chuyên khoa, để khám chữa bệnh.
Trong 3 ngày đầu phát sốt bệnh nhân tuyệt đối không nên sử dụng nước quá nóng để tắm, không nên xông hơi, bởi sẽ làm cho tình trạng xuất huyết trở nên nặng hơn.
4.2. Phát ban và xuất huyết
Từ ngày thứ 4 trở đi, bệnh nhân sốt xuất huyết rơi vào giai đoạn nguy hiểm nhất. Bệnh nhân sẽ bớt sót hoặc đã cắt sốt hẳn, khiến nhiều người thường lầm tưởng đã khỏi bệnh. Nhưng sau đó sẽ có các dấu hiệu phát ban hoặc xuất hiện chấm đen xuất huyết dưới da, tạo cảm giác ngứa vô cùng khó chịu.
Các nốt phát ban cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau => Xem ngay!
Một số bệnh nhân tới giai đoạn này sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, nhưng nhanh chóng có cảm giác thèm ăn và tiến tới giai đoạn hồi phục. Nhưng ở một số bệnh nhân khác có biến chứng nặng, thường sẽ kèm theo các dấu hiệu như: li bì, tiểu ít, buồn nôn, đau chướng bụng, ra m.áu chân răng, ra m.áu cam,,…
Ngoài ra, gan to, sưng phù nề, huyết áp giảm, tiểu cầu giảm cũng là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm ở bệnh nhân sốt xuất huyết. Bởi khi huyết áp xuống quá thấp sẽ dẫn tới biến chứng sốc, giảm tiểu cầu, khiến cho tình trạng xuất huyết thêm nặng,… tình trạng này rất dễ dẫn tới t.ử v.ong khi không được điều trị kịp thời.
4.3. Giai đoạn hồi phục
Ở giai đoạn này bệnh nhân nhanh chóng có cảm giác thèm ăn, bởi quá trình mang bệnh, khiến cơ thể người sốt xuất huyết thiếu hụt rất nhiều chất dinh dưỡng. Người bệnh ở giai đoạn hồi phục gần như cạn kiệt sức lực, cần được nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng thật nhiều.
5. Điều trị sốt xuất huyết
Bạn có thể điều trị sốt xuất huyết tại nhà, với điều kiện được sự cho phép của bác sĩ.
Bởi mỗi bệnh nhân có sức để kháng, cũng như có thể mắc phải type sốt xuất huyết khác nhau, vì vậy tình trạng bệnh và biểu hiện bệnh ở mỗi bệnh nhân cũng khác nhau. Với những bệnh nhân tình trạng nhẹ, có thể điều trị ngoại trú, nhưng cần thăm khám theo chỉ định.
Với những bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ở thể nặng hơn, cần nhập viện để được đội ngũ y bác sĩ theo dõi. Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra loại thuốc nào đặc trị sốt xuất huyết, trong khi đó càng ngày càng có nhiều type sốt xuất huyết hơn. Sốt xuất huyết hiện nay được chia làm 4 type, mỗi type sẽ có tác động khác nhau lên cơ thể bệnh nhân.
Tùy vào thể trạng và tình trạng của mỗi người, sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, việc điều trị lúc này chủ yếu là điều trị phòng biến chứng hoặc xử lý các biến chứng.
Do có đến 4 type bệnh sốt xuất huyết, nên người đã từng mắc sốt xuất huyết, sẽ không bị ảnh hưởng bởi những virus cùng type, nhưng vẫn sẽ có thể mắc bệnh nếu virus type khác tấn công. Bởi vậy người mắc sốt xuất huyết có thể mắc nhiều hơn 1 lần.
6. Sốt xuất huyết nên và không nên làm gì?
Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, bệnh nhân cần nhớ những việc nên làm và không nên làm sau:
Nên làm: Ăn nhiều thực phẩm chứa đạm, đặc biệt là các thực phẩm từ thịt và sữa,…; bổ sung nhiều vitamin C, đặc biệt là các loại quả như cam, quýt, bưởi, táo,… vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh sốt xuất huyết; nên nghỉ ngơi nhiều, ngủ nhiều,..
Không nên: Không tắm nước nóng hoặc xông hơi; không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đặc biệt là đồ chiên rán; không sử dụng chất kích thích; không vận động quá nhiều trong khoảng thời gian mang bệnh.
Mắc sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà nhưng dinh dưỡng cần làm theo nguyên tắc sau mới mong hồi phục sớm
Số ca mắc sốt xuất huyết ngày càng gia tăng. Bệnh ở thể nhẹ có thể điều trị ở nhà nhưng để cơ thể có sức chống chọi lại virus gây bệnh, nhanh chóng hồi phục, mọi người cần làm theo nguyên tắc sau.
Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, Việt Nam ghi nhận 70.585 ca mắc sốt xuất huyết (từ đầu năm đến giữa tháng 9/2020). Nhiều tỉnh thành đã ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng, trong đó TPHCM dẫn đầu với 13.322 trường hợp và Hà Nội đứng thứ 10 với 1.993 ca mắc.
Các chuyên gia nhận định, số ca mắc sốt xuất huyết có xu hướng tăng và gần với ngưỡng cảnh báo dịch. Dự báo vào những tháng cuối năm nay, tình hình dịch bệnh sẽ diễn biến phức tạp khi mà thời tiết mùa đông xuân rất thuận lợi cho dịch bệnh phát triển.
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra có tính chất truyền nhiễm. Một người đã từng mắc sốt xuất huyết rồi vẫn có thể bị lại vì chúng có 4 chủng là DEN-1, DEN – 2, DEN – 3, DEN – 4. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, mọi người càng cần thận trọng hơn với sốt xuất huyết trong thời điểm này.
Theo BS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), sau khi xét nghiệm cho ra kết quả Dengue dương tính, bệnh mới ở giai đoạn sơ nhiễm, khởi phát thì có thể sẽ chỉ định cho bệnh nhân tự điều trị tại nhà, không cần nhập viện. Khi đó, việc chăm sóc và dinh dưỡng đối với người bệnh là rất quan trọng để người bệnh sớm bình phục. Người bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ để được điều trị, ăn uống tốt.
Không ít trường hợp mắc sốt xuất huyết lại kiêng khem đủ thứ, cơ thể đã bệnh lại thiếu chất nên bệnh nặng nề hơn vì không đủ sức chống chọi. Người bệnh cần môi trường nghỉ ngơi thông thoáng.Trong 3 ngày đầu, người bệnh thường sốt dai dẳng nên phải theo dõi sát. Người nhà cần hạ sốt cho bệnh nhân bằng cách cho mặc đồ thông thoáng, uống paracetamol đúng chỉ định kết hợp chườm mát ở bẹn, nách, toàn bộ cơ thể bằng nước ấm. Tuyệt đối không được dùng aspirin hay ibuprofen để hạ sốt khi không có chỉ định để tránh tình trạng xuất huyết đe dọa tính mạng.
Sốt xuất huyết diễn biến qua các giai đoạn rất nhanh, từ ngày thứ 4 cần phải đặc biệt chú ý đến bệnh nhân. Nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường như đau bụng nhiều, c.hảy m.áu chân răng hoặc bất kì vị trí nào trên cơ thể, tay chân lạnh… cần lập tức đến cơ sở y tế để tránh biến chứng.
Người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ mới sớm bình phục. Ảnh minh họa
Ths.BS Lê Thị Hải – nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho rằng, miễn dịch của cơ thể sẽ giảm đi nhiều khi có sự tấn công của virus Dengue. Người bệnh nếu không được chăm sóc đúng cách, hệ miễn dịch càng yếu hơn khó chống lại bệnh, bệnh càng lâu khỏi và thậm chí biến chứng nguy hiểm.
Người dân cần chú ý bổ sung vitamin và khoáng chất cho người bệnh. Khi cơ thể đủ chất, có sức đề kháng tốt, bệnh diễn biến nhẹ hơn và giảm biến chứng. Theo đó, mọi người cần chú ý:
* Bù dịch đúng cách
Người bệnh thường sốt cao nên cơ thể mất nước nên cần chú trọng bù nước, điện giải. Nên cho người bệnh uống các loại nước trái cây, nước quả ép như nước cam, nước chanh, nước dừa… Cũng có thể nghiền lá đu đủ rồi lọc lấy nước uống cho người bệnh. Hoặc bổ sung nước cho cơ thể bằng dung dịch điện giải theo đúng chỉ dẫn.
* Ăn các đồ lỏng
Người bệnh sốt xuất huyết luôn mệt mỏi, sốt cao nên vị giác thay đổi, miệng đắng không muốn ăn. Bởi vậy mọi người cần cho họ ăn những thức ăn lỏng và mềm như cháo, soup, sữa… cho người bệnh dễ nuốt và dễ tiêu hóa hơn. Các món ăn này còn bổ sung nước cho cơ thể giúp người bệnh có thêm năng lượng.
Mọi người có thể chia nhỏ bữa ăn cho người bệnh, không nên ép ăn dồn dập. Bữa ăn cần tăng các món giàu đạm, vitamin A từ trứng, thịt, sữa, trái cây… để tăng sức đề kháng chống lại bệnh.
* Không nên:
Tắm nước lạnh: Người bệnh nên hạn chế tắm gội để tránh việc thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, thất thường khiến bệnh tiến triển nặng thêm. Tốt nhất người bệnh chỉ nên dùng nước ấm lau người cho sạch. Việc dùng nước lạnh và ra gió, sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài da sẽ gây nên hiện tượng đứt mạch m.áu khiến bệnh nhân dễ t.ử v.ong.
Uống rượu bia, dùng chất kích thích càng làm cơ thể mệt mỏi không đủ sức chống lại bệnh.
Tránh các món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ vì dễ gây ra đầy bụng, khó tiêu hóa khiến bệnh lâu phục hồi.
Không nên ăn những thực phẩm màu đỏ thẫm, màu đen hoặc nâu do trong quá trình bị nhiễm bệnh, người bệnh có thể đi ngoài ra phân đen hoặc nôn mửa ói ra m.áu nếu bị xuất huyết dạ dày. Bởi vậy sẽ khó phân biệt được với những biểu hiện xuất huyết trên của bệnh.