Trẻ t.ử v.ong và thương tích nặng do sự bất cẩn của người lớn

Mới bước vào đầu năm học nhưng đã có nhiều vụ tai nạn thương tích xảy ra với t.rẻ e.m, đặc biệt là với trẻ nhỏ cần có sự theo dõi, giám sát của người lớn.

Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu cho t.rẻ e.m như đuối nước, bị súc vật cắn, uống nhầm thuốc chuột, a xít…

Uống nhầm xăng, dầu hỏa, thuốc cai nghiện…

Sáng 15-9, b.é g.ái 1 t.uổi Đ.T.L., trú tại thôn Thọ Tân, xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa được đưa vào Bệnh viện đa khoa huyện Thọ Xuân cấp cứu trong tình trạng tím tái, nghi bị ngộ độc xăng. Do bệnh tình của cháu bé rất nặng, bệnh viện đã đặt ống nội khí quản và chuyển cháu lên Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Tại đây, dù được các bác sĩ cấp cứu, xử trí ngộ độc xăng, song cháu bé đã không qua khỏi và t.ử v.ong vào trưa cùng ngày. Qua khám nghiệm t.ử t.hi, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện trong ruột cháu bé có xăng, nghi cháu uống nhầm phải xăng để trong chai ở nhà.

tre tu vong va thuong tich nang do su bat can cua nguoi lon 4fc 5259919

Bác sĩ Nguyễn Trọng Dũng khám cho bệnh nhi uống nhầm dầu hỏa đựng trong chai Coca Cola.

Đây là sự việc hết sức thương tâm, chỉ vì bất cẩn của người lớn đã gây ra cái c.hết cho cháu bé 1 t.uổi. Những sự việc tương tự không phải hiếm gặp, mà thường xảy ra trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tới Bệnh viện Nhi Trung ương, chúng tôi bắt gặp rất nhiều trường hợp bệnh nhi vào cấp cứu trong tình trạng tương tự.

Tại phòng bệnh của Khoa Điều trị tích cực, chúng tôi gặp b.é t.rai Đặng Hải Đ. (15 tháng t.uổi, trú tại huyện Đại Từ, Thái Nguyên) uống nhầm dầu hỏa đựng trong chai nước Coca Cola đang được các bác sĩ cứu chữa. Bố của cháu bé vốn làm nghề sản xuất đồ gia dụng, anh đã xớt dầu đốt đèn (dầu hỏa) vào chai Coca Cola rồi để ở góc nhà sử dụng dần. Nhưng không may, con trai anh là cháu Đặng Hải Đ. tưởng chai nước ngọt đã cầm lên uống.

Kể lại sự việc trên với chúng tôi, bà Trần Thị S. – bà nội của cháu bé cho biết: Chiều 31-8, hai bà cháu chơi với nhau, chỉ một loáng không chú ý, cháu thấy chai Coca không đậy nắp ở góc nhà đã cầm dốc ngược lên cho vào miệng. Tôi vội vàng chạy tới giật chai nước ra nhưng không kịp, cháu đã uống được một ngụm. Thấy cháu ho sặc sụa, tím tái, buồn nôn, khóc, tôi vội vàng bắt taxi đưa cháu tới Bệnh viện A Thái Nguyên. Bệnh viện cho cháu thở oxy rồi chuyển cháu tới Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Do tình trạng của cháu nặng nên đã chuyển cháu tới Bệnh viện Nhi Trung ương.

Ths.BS Nguyễn Trọng Dũng, Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Cháu Đ. được đưa vào nhập viện trong tình cảnh viêm phổi do sặc dầu, thở máy, phải hồi sức kỹ thuật cao. Sau 2 ngày hồi sức thở máy, bệnh nhân đã rút được ống nội khí quản, tỉnh táo. 5 ngày sau, cháu không còn phải thở oxy, tự thở, chức năng 2 phổi đã đỡ hơn, tuy nhiên vẫn còn hơi sốt và phải điều trị nhiễm khuẩn và viêm phổi tiếp. May là cháu bé được đưa tới viện kịp thời nên đã cứu được tính mạng.

Đây không phải là trường hợp ngộ độc hóa chất hy hữu mà cách đây chưa lâu, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận cháu bé hơn 1 t.uổi cũng bị viêm phổi do sặc dầu. Nguyên nhân là gia đình cháu làm nghề mộc, người lớn cho dầu đ.ánh bóng gỗ vào chai trà xanh không độ, cháu bé tưởng nước đã lấy uống. Lúc đưa vào nhập viện, cháu bé đã trong tình trạng viêm phổi nặng, hôn mê phải thở máy. Nhưng may mắn sau một thời gian điều trị cháu đã được cứu sống.

Theo BS Dũng, hy hữu nữa là cách đây hơn 1 tháng, một bệnh nhi nhập viện cấp cứu do uống phải thuốc cai nghiện của bố mẹ (methadone) và bị hôn mê. Đối với loại ngộ độc này, nếu có thuốc giải độc tố đặc hiệu thì mới cứu được.

Cảnh báo không phải là thừa

Cách đây chưa lâu, b.é g.ái 11 t.uổi ở Quảng Ninh sau bữa ăn sáng, mua chai nước ở cổng trường để uống, nhưng người bán hàng do vô ý đưa nhầm chai axit axit sunfuric (loại rửa ắc quy) cho cháu thay vì nước uống thông thường khiến cháu bé phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng tính mạng bị đe dọa.

Con trai người bán hàng làm nghề sửa chữa máy nổ, máy bơm nên có tích trữ axit sulfuric trong chai Lavie để ở trong nhà. Mặc dù được các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị tích cực, song lượng axit mà b.é g.ái uống phải đã khiến cháu bị loét dạ dày hành tá tràng mức độ 3a và tiên lượng xa có thể hẹp dạ dày môn vị, không thể ăn uống bằng đường miệng.

Có những tai nạn xảy ra với trẻ nhỏ mà người lớn hoàn toàn có thể phòng tránh được. Như trường hợp cháu bé Đặng B.A (21 tháng t.uổi), trong lúc chơi đùa đã cho vào miệng chiếc chén mà gia đình từng dùng để đựng thuốc tẩy rửa bồn cầu nhưng chưa kịp rửa sạch. Kết quả bé phải nhập viện trong tình trạng miệng họng có nhiều vết trợt loét với mức độ tổn thương vùng miệng và hạ họng thanh môn phù nề xung huyết, loét thực quản-loét dạ dày độ 2b-3a.

Theo bác sĩ CKII Đặng Thúy Hà, Phó Trưởng khoa Tiêu hóa, Trung tâm Tiêu hóa – Dinh dưỡng – Gan mật, Bệnh viện Nhi Trung ương, tại Khoa Tiêu hóa, các bác sĩ tiếp nhận một số trường hợp trẻ nuốt phải chất ăn mòn (phổ biến nhất là axit) gây tổn thương nghiêm trọng ở thực quản và dạ dày.

Mức độ tổn thương phụ thuộc vào số lượng, độ pH, dạng vật lý (rắn/lỏng) của chất ăn mòn và thời gian tiếp xúc với niêm mạc. Vì vậy, khi trẻ nuốt phải những hóa chất có tính ăn mòn thì việc đầu tiên là cần rửa, súc họng, miệng bằng nước muối loãng ấm hay dung dịch trung hòa như dung dịch Bicarbonat Na giảm đau và sau khi sơ cứu cần chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Trò chuyện với BS Nguyễn Trọng Dũng, anh lấy làm tiếc khi có nhiều t.rẻ e.m bị ngộ độc hóa chất vào cấp cứu nhưng chưa được sơ cứu ban đầu đúng cách. Phụ huynh khi gặp trường hợp trẻ ngộ độc hóa chất hoặc những thứ nghi ngờ, phải bình tĩnh sơ cứu và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất và thông tin cho bác sĩ về hóa chất nghi ngờ trẻ đã uống.

Để phòng ngừa tai nạn xảy ra với trẻ, bác sĩ khuyến cáo các gia đình có trẻ nhỏ phải hết sức lưu ý, không được để những hóa chất, thuốc… ở tầm với của trẻ, đặc biệt không đựng vào những chai, hộp trẻ dễ nhầm thành đồ uống, đồ ăn được.

Đồ chơi có thể là “thủ phạm” hại trẻ lứa t.uổi mầm non

Đồ chơi là một công cụ không thể thiếu để cha mẹ, cô giáo giao tiếp cùng con trẻ, giúp trẻ phát triển về trí tuệ, kích thích trí tò mò, óc tưởng tượng và nuôi dưỡng tâm hồn của con ngay từ những năm tháng đầu đời.

Thế nhưng trước muôn vàn các loại đồ chơi trông vô cùng bắt mắt, nhất là trước những đồ chơi được quảng cáo rất hấp dẫn như “giúp phát triển trí thông minh cho trẻ” hiện nay thì không ít cha mẹ, cô giáo cảm thấy khó khăn với việc lựa chọn đồ chơi như thế nào để phù hợp với sự phát triển của con và đặc biệt là an toàn sức khỏe cho con.

do choi co the la thu pham hai tre lua tuoi mam non f63 5242125

Nguy hiểm từ trứng đồ chơi.

Nhập viện khi chơi đồ chơi bằng nhựa

Môi trường giáo dục, nơi mà dường như t.rẻ e.m được che chắn, bảo vệ một cách an toàn nhất cũng chính là nơi ẩn chứa những nguy cơ mật an toàn mà chỉ cần một chút sơ suất, bất cẩn của cô giáo đều có thể vô tình trở thành nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích dẫn đến t.ử v.ong ở trẻ.

Chị Thu Nga (31 t.uổi, Hà Nội) chưa hết rùng mình khi nhớ lại bé Na – con gái chị 3 t.uổi bị ngộ độc hạt nở nhựa khi ở trường mầm non gần nhà. Hôm đó, con chị đi học. Bạn cùng lớp cho vài hạt nhựa nở bảo em nuốt vào bụng thì hạt đó sẽ nở hoa trong bụng. Bé Na nghe vậy làm theo. Ít phút sau, bé quấy khóc theo cơn, nôn ói, bụng chướng lên. Cô giáo báo cho gia đình đưa bé Na đi bệnh viện cấp cứu.

Các bác sĩ đã khám và thực hiện chụp X-quang, siêu âm thì thấy hình ảnh tắc ruột, không thấy dị vật. Các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật và phát hiện đoạn ruột phía trên chỗ tắc bị phình rất to, đoạn phía dưới thì xẹp. Phần bị tắc nằm ở cuối ruột non.

Các bác sĩ lấy ra dị vật là hạt chất dẻo, hình tròn, đường kính 2,5 cm. Kích thước này vừa đủ bít đường ruột gây ra các triệu chứng trên. Cũng may, bé Na được đi cấp cứu kịp thời. Nếu muộn hơn, các hạt trương nở to trong lòng ruột và lấp đầy lòng ruột khiến cho thức ăn và dịch tiêu hoá không thể đi qua được, có thể bé có thể bị tắc ruột.

Hạt nở là những hạt nhựa nhỏ li ti, có đường kính khoảng 5mm và có nhiều màu sắc sặc sỡ, dùng làm đồ chơi hoặc thay thế đất để trồng cây. Các hạt đều long lanh và đẹp mắt như các viên bi nên rất thu hút t.rẻ e.m ở đặc biệt ở lứa t.uổi mầm non. Với có công thức hoá học là một polimer có chứa tinh bột nên kích thước hạt có thể tăng 100-200 lần khi ngâm nước.

Một tác hại khác khi nuốt phải hạt nở chính là nguy cơ gây ngộ độc. Tuy nhiên vì chạy theo lợi nhuận mà có nhà sản xuất đã cố tình thay đổi thành phần chất có thể gây độc khi nuốt phải là 1,4-butanediol. Sau khi nuốt phải, chất này có thể chuyển hoá thành gamma hydroxybutyrate là một loại thuốc mê. Với liều lượng thấp, trẻ có thể bị nôn ói, chóng mặt, nhìn mờ. Còn khi nuốt phải lượng nhiều hơn, trẻ có thể bị co giật, lú lẫn hoặc rơi vào hôn mê, có khả năng gây ung thư. Nguy hiểm là vậy, nhưng vẫn có một vài trường mầm non vẫn mua hạt nhựa nở này để “chiều” trẻ.

Thú nhún là đồ chơi được rất nhiều t.rẻ e.m độ t.uổi mầm non yêu thích. Một số trường mầm non đã sắm đồ chơi thú nhún với các hình con vật và màu sắc đẹp mắt mà vô tình không biết đồ chơi này có thể hại học sinh nhí của của mình. Các cơ quan truyền thông trong nước đưa tin về việc hàng nghìn đồ chơi thú nhún có xuất xứ Trung Quốc bị thu hồi ở nước ngoài vì chứa hàm lượng phthalate quá giới hạn cho phép.

TS. Hoàng Thị Kim Dung (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) cho biết, phthalate có thể gây ung thư, hủy hoại thận, phá hủy hệ thống hormon của cơ thể. Đối với t.rẻ e.m, nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng là rất cao. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các b.é t.rai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn t.rẻ e.m gái có nguy cơ dậy thì quá sớm…

Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cũng thường xuyên cảnh báo những nguy cơ ngộ độc từ đồ chơi có vật liệu nhựa mềm dẻo (chứa chất BBP có thể gây ngộ độc, ung thư); một số hóa chất có màu và kim loại nặng như thủy ngân, chì… có khả năng gây ung thư, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thần kinh…

do choi co the la thu pham hai tre lua tuoi mam non 456 5242125

Đồ chơi thú nhún độc hại.

Cẩn thận với bóng bay sắc màu

Đồ chơi t.rẻ e.m đang lưu hành trên thị trường đa phần là nhập lậu, vi phạm các quy định về an toàn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, ghi nhãn mác hàng hóa. Các loại đồ chơi này đang len lỏi vào một số trường mầm non có thể gây nguy hại cho trẻ nhỏ.

Tại trường mầm non, mỗi khi có sinh nhật hay dịp lễ Tết, các cô thường trang trí lớp học bằng bóng bay đầy sắc màu. Nhiều trẻ thích thú đã lấy thổi chơi. Thấy các con vui, các cô cũng để con thổi mà ít biết bóng bay, đồ chơi thổi bong bóng cũng vô cùng độc hại.

Các đồ chơi thổi bong bóng bằng dung dịch chủ yếu sử dụng các chất hoạt động bề mặt, sức căng bề mặt càng lớn quả bóng sẽ càng to, càng dai. Để làm tăng tính dai của những quả bóng này, nhà sản xuất có thể cho thêm một số chất, chủ yếu là glycerin, với tỷ lệ đậm đặc tùy độ dai mong muốn.

Các chất dẫn xuất có thể được dùng như aceton, butanol, izoamyl ancol, butyloeetat… thường là các chất bay hơi, hàm lượng lớn xâm nhập vào cơ thể có thể gây ngộ độc cấp tính. Hơn nữa, các quả bóng bằng màng dai này khi thổi to quá mức nếu bị nổ vỡ, nguy cơ b.ắn vào mắt, sẽ gây nguy hiểm rất lớn.

Với đồ chơi, khi trẻ chỉ cầm, sờ thôi thì ít ai nghĩ rằng chúng sẽ gây hại. Thực tế không phải vậy, những màu sắc sặc sỡ của món đồ chơi hoàn toàn có thể hại trẻ nếu phẩm màu tạo nên màu sắc đó chứa tạp chất độc hại. Trẻ con khi chơi đồ chơi không chỉ sờ, nắm mà còn hay liếm, cắn, ngậm nên chắc chắn sẽ hấp thu độc chất nếu đồ chơi đó chứa độc chất.

Ngày nay, người ta đã xác định tác hại của chất cadimi khi xâm nhiễm cơ thể người là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như loãng xương, thiếu m.áu, suy gan thận nặng, gây ra nhiều loại ung thư như ung thư tuyến t.iền liệt, ung thư phổi…

Sắp tới đến Trung thu, lồng đèn Trung Quốc cũng đang “nhăm nhe” tiến vào trường mầm non để phá cỗ. Mỗi năm, lồng đèn Trung Quốc lại thay đổi mẫu mã mới, màu sắc bắt mắt hơn để thu hút t.rẻ e.m. Nhưng đẹp bao nhiêu thì sự độc hại đối với trẻ nhỏ lại có thể tăng bấy nhiêu.

Kết quả kiểm nghiệm của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học đối với 2 mẫu đèn lồng nhựa Trung Quốc đang bán trên thị trường cho thấy, muối cadimi trong sơn phủ có hàm lượng cao gấp 123 lần mức cho phép trong Bộ tiêu chuẩn an toàn đồ chơi t.rẻ e.m do Bộ Khoa học – công nghệ Việt Nam.

Cadimi là chất được sử dụng như là chất tạo màu, độ bóng trong nhiều loại nhựa. Nhưng sử dụng với hàm lượng vượt quá mức như trên thì đây cũng là chất độc hại nhất với cơ thể người, có thể gây ung thư tuyến t.iền liệt, ung thư phổi…

do choi co the la thu pham hai tre lua tuoi mam non bda 5242125

Cẩn thận với các lồng đèn trung thu chưa qua kiểm duyệt.

Cần quan tâm sự an toàn của trẻ

Để bảo vệ sự an toàn của trẻ, mọi đồ chơi ở trường mầm non nên có sự kiểm duyệt chặt chẽ, đạt tiêu chuẩn chất lượng mới được để học sinh nhí dùng. T.rẻ e.m là những mầm non của đất nước, chúng chưa thể tự bảo vệ được mình nên rất cần sự chung tay góp sức của những người có trách nhiệm.

Ngoài vụ việc đồ chơi bằng nhựa gây ngộ độc cho trẻ thì những ốc vít, mảnh nhựa, nút bấm đến những cục pin… được gắp ra từ thanh quản, dạ dày, ruột, tai, mũi của trẻ khiến nhiều bậc cha mẹ, cô giáo giật mình ân hận. Tại một trường mầm non ở Hà Nội, do các cô mẫu giáo không để ý nên trong giờ nghỉ trưa một cháu bé đã nuốt quả trứng nhựa đồ chơi vào miệng, gây ngạt thở và dẫn tới t.ử v.ong ngay trên đường đi cấp cứu…

Ngoài việc cần cảnh giác với các đồ chơi bằng nhựa, màu sắc bắt mắt, những phụ huynh và cô giáo mầm non cần phải lưu tâm đến những đồ chơi của trẻ phù hợp với lứa t.uổi hoặc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được kiểm định an toàn với trẻ.

Khi chọn đồ chơi cho bé, phụ huynh và cô giáo mầm non cần chọn đồ chơi: Không quá nặng đối với bé, không có những bờ sắc cạnh, đầu nhọn. Không có khe rãnh hoặc lỗ có thể làm kẹt tay trẻ; Chắc chắn, không dễ vỡ, để lộ dây điện bên trong hoặc để lại những cạnh sắc nhọn, lởm chởm. Những đồ chơi t.rẻ e.m bị vỡ phải sửa lại hoặc bỏ đi; Có màu sắc, chữ in, họa tiết trang trí không gây ngộ độc cho trẻ. Không được sơn đồ chơi bằng sơn có pha chì.

Chọn màu vẽ nước và đất sét loại không gây độc, có chữ “nontoxic”; Không có những chi tiết nhỏ vì trẻ có thể nhét vào mũi, miệng, tai. Những phần di động của đồ chơi phải được gắn cho chặt; Che chắn kỹ lưỡng bộ phận vận hành của đồ chơi chạy bằng máy để trẻ không bị kẹt tóc, tay, chân và quần áo khi chơi; Thú đồ chơi cưỡi phải vững chắc, giữ thăng bằng tốt để trẻ không bị ngã.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *