Coi chừng bệnh gút biến chứng, gây tàn phế

Trong cuộc sống hiện đại, bệnh gút (Goute) là bệnh rất thường gặp; là một trong những bệnh lý viêm khớp gây đau đớn nhất, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống.

Hiện bệnh gút là bệnh đứng thứ 4 trong 15 bệnh viêm khớp thường gặp. Đây là căn bệnh nguy hiểm với những biến chứng khó chữa trị như: biến dạng khớp, nhiễm khuẩn huyết, suy thận, thậm chí tàn phế.

Tự ý sử dụng thuốc tại nhà bị biến chứng nặng nề

Mắc bệnh gút đã hơn 14 năm nay, ông Đ.V.Đ (1951, Lạng Sơn) thường xuyên phải sử dụng thuốc bảo hiểm tại bệnh viện gần nhà. Mong muốn thoát khỏi những cơn đau nhức xương khớp vì căn bệnh này, ông mua nhiều loại thuốc Đông, Tây y được quảng cáo trên mạng. Bệnh trở nặng, ông được người nhà chuyển đến Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn cấp cứu trong tình trạng bàn, ngón tay bị hạt tophi gây biến dạng, sưng nề tấy đỏ, đau chảy mủ, sốt cao, chân sưng to, phù nề toàn thân. Bác sĩ thăm khám và chẩn đoán ông bị nhiễm khuẩn hạt tophi/gút mạn.

Ông Đ. cho biết, ông bị bệnh gút từ lâu, chán cảnh phải đi bệnh viện khám và lấy thuốc bảo hiểm uống mỗi khi bị sưng nhức khớp nên mua thêm thuốc bên ngoài uống. Thấy ai mách địa chỉ hay, trang mạng quảng cáo những bài thuốc tốt chữa bệnh gút, ông lại mua dùng thử nhưng bệnh chẳng đỡ, rồi phải nhập viện cấp cứu.

Nguyên nhân do đâu?

Bệnh gút là bệnh lý rối loạn chuyển hóa acid uric dẫn đến lắng đọng các tinh thể monosodium ở tổ chức (bao hoạt dịch và tổ chức quanh khớp, ống thận và nhu mô thận), thường khởi phát ở nam giới t.uổi từ 40 – 60 và ở nữ giới sau mãn kinh. Tần suất xuất hiện của bệnh gút tăng đáng kể theo t.uổi và tương quan với sự gia tăng của nồng độ acid uric huyết thanh.

Theo phân loại thì gút được chia ra như sau: Gút nguyên phát chiếm đa số các trường hợp, chưa rõ nguyên nhân. Thường gặp ở nam giới t.uổi trung niên có thói quen uống nhiều rượu bia và ăn nhiều thức ăn chứa purine.

Gút thứ phát là hậu quả của tăng acid uric m.áu do những nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric m.áu hoặc giảm thải qua thận hoặc cả hai.

coi chung benh gut bien chung gay tan phe b62c7a

Các hạt tophi bị loét vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn.

Gút bẩm sinh là bệnh di truyền do bất thường về gene.

Theo thống kê, khoảng 5-20% bệnh nhân có acid uric m.áu cao sẽ mắc bệnh gút. Nồng độ acid uric m.áu được quyết định bởi sự cân bằng giữa hai quá trình sản xuất và đào thải.

Nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric m.áu gồm: Bất thường về gene; Tăng dị hóa các acid nhân nội sinh; Sự thóa biến nhanh của ATP thành aid uric; Sử dụng quá mức các thức ăn có nhiều purine.

Nguyên nhân gây giảm đào thải acid uric qua thận: Suy thận hoặc dùng một số loại thuốc (lợi tiểu, aspirin liều thấp…).

Biểu hiện như thế nào?

Chính những khối tinh thể muối urat tích tụ ở các khớp xương dẫn đến viêm, sưng tấy, nóng, đau nhức cho người bệnh. Sự tích tụ nhiều tinh thể urat ở các khớp làm cho các khớp sưng lên.

Thể gút cấp tính thường có đau khớp dữ dội, rát bỏng là một triệu chứng đặc trưng. Triệu chứng này thường xuất hiện vào lúc nửa đêm về sáng, nhất là sau các bữa ăn có nhiều đạm, uống bia, rượu. Tại các khớp đau có hiện tượng viêm rõ rệt (sưng, nóng, đỏ, đau). Một đặc điểm trong viêm khớp của bệnh gút là các khớp đau không đối xứng. Các khớp đau thường hay gặp trong bệnh gút là khớp ngón chân, khớp cổ chân, khớp gối và đặc biệt là khớp ngón chân cái (ở nữ thường đau các khớp ngón tay). Bệnh gút cấp tính, acid uric m.áu thường tăng cao.

Thể mạn tính của bệnh gút thường đau một số khớp xương nhưng không phải đau thường xuyên mà đau tái đi tái lại nhiều lần. Mỗi lần lên cơn đau có khi không điều trị gì cũng tự khỏi. Chính vì lẽ đó mà rất dễ chẩn đoán nhầm với bệnh thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp.

Những biến chứng có thể gặp

Bệnh gút rất có thể gây biến chứng nếu điều trị không đúng, không liên tục. Theo các tổng kết, nghiên cứu, hậu quả của bệnh gút rất nguy hiểm, có thể gây hủy hoại khớp và đầu xương, gây tàn phế. Mặt khác, các hạt tophi bị loét vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, từ đó có thể gây n.hiễm t.rùng huyết. Bên cạnh đó, do muối urat lắng đọng ở thận làm tổn thương thận, gây sỏi thận, ứ mủ thận dẫn đến suy thận, tăng huyết áp… Ngoài ra, biến chứng còn xảy ra ở không ít trường hợp chẩn đoán nhầm với các bệnh khớp khác (viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp) khiến việc sử dụng kháng sinh tràn lan gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí t.ử v.ong (dị ứng kháng sinh) hoặc gặp người bị dị ứng với thuốc điều trị gút (allopurinol) hoặc tác dụng phụ của các thuốc chống viêm corticoid hoặc không steroid làm tổn hại đến hệ tiêu hóa, m.áu, thận…

Lời khuyên của thầy thuốc

Ngoài việc điều trị (dùng thuốc) đúng, nghiêm túc, không điều trị ngắt quãng, người mắc bệnh gút cần ăn kiêng hoặc hạn chế ăn các phủ tạng động vật (tim, gan, lòng, thận…), hải sản. Cần thực hiện chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân (nếu béo phì), ăn nhiều rau, trái cây và không nên để bị đói (vì acid uric trong m.áu tăng cao khi đói). Người bệnh nên kiêng rượu, bia, bởi vì các loại đồ uống có cồn thường là nguyên nhân làm xuất hiện hoặc tái phát bệnh gút. Cần uống đủ lượng nước hàng ngày (1,5 – 2,0 lít) để tăng cường đào thải lượng acid uric bằng đường nước tiểu hạn chế lắng đọng ở thận. Hàng ngày, nên vận động cơ thể, có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất. Cần tránh lạnh, lao động quá mức, chấn thương, stress… Ngoài ra, bệnh nhân gút cần tránh dùng một số loại thuốc có thể làm tăng axít uric m.áu như: các thuốc lợi tiểu, corticoid, aspirin.

Để hạn chế các biến chứng do bệnh gút gây ra, người bệnh cần được tái khám, tốt nhất là khám chuyên khoa khớp.

BS. Nguyễn Văn Bình

Theo SK&ĐS

Những dấu hiệu thoái hóa khớp, đừng bỏ qua kẻo ân hận mấy cũng muộn

Thoái hóa khớp càng nặng thì cảm giác đau càng dai dẳng hơn. Khớp có thể bị sưng, các cơ xung quanh trở nên mỏng hoặc yếu đi gây khó khăn khi vận động… Đừng bỏ qua những dấu hiệu này kẻo có thể tàn phế suốt đời.

nhung dau hieu thoai hoa khop dung bo qua keo an han may cung muon c3561d

Ảnh minh họa: Internet

Theo PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, thoái hóa khớp có 4 giai đoạn: giai đoạn đầu mới có triệu chứng chưa có bất thường trên phim X quang của khớp, giai đoạn rõ ở khớp nhưng chưa có biến chứng bất thường, giai đoạn 3 đã có biến chứng bất thường rồi, có vận động lạo xạo, giai đoạn 4 đau liên tục, bắt buộc phải thay khớp.

Nếu phát hiện giai đoạn 1, 2 mà được điều trị thì tiến triển giai đoạn 3, 4 không có, bệnh được ngăn cản ngay từ đầu. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân khi bắt đầu thấy bất thường thì chủ quan bỏ qua, không đi khám chuyên khoa để điều trị bài bản.

Triệu chứng thoái hóa khớp

Khi mắc thoái hóa khớp, người bệnh sẽ gặp rất nhiều triệu chứng dai dẳng, kéo dài, gây hạn chế vận động, khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược. Dưới đây là một vài triệu chứng thường gặp:

Đau nhức
Triệu chứng điển hình nhất của thoái hóa khớp là đau nhức, đôi khi kèm theo cảm giác cứng khớp. Cơn đau thường âm ỉ và nặng hơn vào sáng sớm, buổi tối, hoặc khi co duỗi các khớp. Đồng thời, khi vận động, người bệnh có thể nghe thấy tiếng kêu “lạo xạo” ở đầu gối.
Thoái hóa khớp càng nặng thì cảm giác đau càng dai dẳng hơn. Khớp có thể bị sưng, các cơ xung quanh trở nên mỏng hoặc yếu đi gây khó khăn khi vận động.

Các triệu chứng này rất đa dạng, diễn biến thất thường và không có nguyên nhân cụ thể. Khi thời tiết thay đổi, nhất là lúc không khí lạnh tràn về, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

nhung dau hieu thoai hoa khop dung bo qua keo an han may cung muon 603fff

Ảnh minh họa: Internet

Cứng khớp

Tình trạng cứng khớp vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy cũng là một trong những triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp. Trong thời gian ngủ, người bệnh không cử động khiến các khớp dần bị cứng lại. Lúc này bạn không thể thực hiện động tác co duỗi chân. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ giảm dần sau một vài phút xoa bóp, vận động.

Hạn chế vận động

Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và vận động hằng ngày. Những động tác như: nhấc chân, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, quay cổ, vặn mình… rất khó thực hiện. Giai đoạn nặng, người bệnh còn bị mất thăng bằng và dễ ngã khi đi lại.

Biến dạng khớp

Đây là triệu chứng thoái hóa khớp trong giai đoạn nặng, sụn bị tổn thương nghiêm trọng, xuất hiện các gai xương. Tình trạng này khiến các khớp bị sưng to và biến dạng gây đau nhức, hạn chế vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tàn phế.

nhung dau hieu thoai hoa khop dung bo qua keo an han may cung muon 75eec6

Ảnh minh họa: Internet

Chế độ ăn tốt cho người bị thoái hóa khớp

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dinh dưỡng có thể hỗ trợ tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp. Chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp bằng một chế độ ăn tốt. Về mặt dinh dưỡng, chế độ ăn phải đa dạng thực phẩm, để cơ thể đủ chất. Ở đây, khẩu phần ăn phải đủ canxi, ví dụ chị em nữ giới ở độ t.uổi từ 50 và anh em nam giới ở độ t.uổi 55 trở lên, chúng ta phải có đủ khẩu phần 1000 mg canxi mỗi ngày.

“Theo các cuộc điều tra tổng dinh dưỡng, khẩu phần ăn trung bình của người Việt Nam mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu kiến nghị về canxi. Do đó, chúng ta cần phải tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi, trong đó hàng đầu là sữa và các chế phẩm từ sữa vì canxi trong sữa hấp thu tốt hơn, trong tôm, cá nhỏ thì chúng ta nên ăn cả xương trong đó, ăn các rau có màu xanh thẫm, các thực phẩm nhiều vitamin C, cũng có thể giúp cho cơ thể dễ hấp thu canxi. Chúng ta có thể thấy những vi chất như kẽm có nhiều trong hải sản, cá, trứng, thịt, vitamin A trong động vật, trong các thực vật có chứa t.iền tố vitamin A như rau, củ, quả màu xanh thẫm, màu vàng”- PGS. Lâm phân tích.

Chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo chế độ ăn phải giàu chất chống oxy hóa. Các gia vị như gừng, tỏi, các loại rau thơm… rất giàu chất chống oxy hóa. Điều này cũng giúp phòng chống thoái hóa khớp hiệu quả.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *