Bác sĩ nhi cảnh báo bố mẹ bỏ qua loại trái cây này khi đi siêu thị nếu không muốn “đau tim” vì con bị hóc nghẹn

Lần tới khi đi siêu thị, các cha mẹ có con nhỏ hãy bỏ qua mua loại trái cây này bởi nó là một trong những tác nhân gây hóc nghẹn số 1 ở trẻ.

bac si nhi canh bao bo me bo qua loai trai cay nay khi di sieu thi neu khong muon dau tim vi con bi hoc nghen 049dc0

Theo Tiến sĩ Luke Sammartino, bác sĩ nhi khoa, đồng thời là chủ của một phòng khám nhi tại Bundoora (Úc), thì vào thời gian này trong năm, đất nước chuột túi đang bước vào mùa nho. Song, cha mẹ nên biết một điều rằng những quả nho trông ngon mắt có thể gây ra tai nạn hóc nghẹn cho trẻ bất cứ lúc nào.

Chính vì thế, Tiến sĩ Sammartino đã đưa ra lời cảnh báo cho các bậc cha mẹ sau khi chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ các ca mắc nghẹn do trái cây ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ chập chững mới biết đi.

bac si nhi canh bao bo me bo qua loai trai cay nay khi di sieu thi neu khong muon dau tim vi con bi hoc nghen a6b339

B.é t.rai 5 t.uổi đã nuốt nguyên một trái nho và trái nho đó đã bị mắc kẹt trong khí quản của bé.

Tiến sĩ Sammartino nói: “Chúng tôi thấy trái nho mùa này đặc biệt lớn, và nó có thể gây ra nguy cơ nghẹt thở ở trẻ nhỏ. Chúng tôi đã từng cấp cứu trường hợp một đ.ứa t.rẻ nuốt cả trái nho và nó bị mắc kẹt trong cổ họng”.

Cụ thể là năm 2017, một cậu bé 5 t.uổi sống tại Brisbane (Úc) đã phải đi cấp cứu sau khi nuốt cả một quả nho. Mẹ của bé, chị Angela Henderson đã chia sẻ rằng con của chị đã nuốt nguyên một trái nho và trái nho đó đã bị mắc kẹt trong khí quản của bé. Tuy phải gây mê để thực hiện cuộc phẫu thuật lấy quả nho ra, nhưng các bác sĩ cho biết đ.ứa t.rẻ vẫn may mắn hơn hàng chục t.rẻ e.m Úc c.hết mỗi năm vì nghẹt thở.

bac si nhi canh bao bo me bo qua loai trai cay nay khi di sieu thi neu khong muon dau tim vi con bi hoc nghen d764db

“Là một bác sĩ nhi khoa tư vấn cho hàng trăm gia đình mỗi năm, tôi đã nghe và tận mắt chứng kiến nỗi đau đớn tột cùng của các bậc cha mẹ khi sự cố tai nạn về nghẹt thở xảy ra. Đó là một tình huống khẩn cấp cần được cấp cứu ngay lập tức”, Tiến sĩ Sammartino nói thêm.

Vậy cha mẹ cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn con bị nghẹt thở vì thức ăn?

bac si nhi canh bao bo me bo qua loai trai cay nay khi di sieu thi neu khong muon dau tim vi con bi hoc nghen 2f94d9

Cắt nhỏ quả nho theo chiều dọc để tránh nguy cơ hóc nghẹn cho trẻ.

Theo dữ liệu của cục Thống kê Úc, mỗi năm có khoảng 2.500 t.rẻ e.m dưới 9 t.uổi phải nhập viện bởi các tai nạn, trong đó nghẹt đường thở do thức ăn hoặc đồ vật là phổ biến nhất. Không chỉ có nho, mà trên thực tế, các bác sĩ nhi khoa liệt kê một loạt các loại thức ăn có khả năng gây nghẹn ở trẻ nhỏ như: cà chua bi, cà rốt nhỏ, dâu tằm, việt quất, trái cây đóng hộp, các loại hạt: hạt điều, hạnh nhân,…

Để tránh tai nạn thương tâm xảy ra, các bác sĩ khuyên cha mẹ khi cho con ăn những thức ăn này thì hãy cắt nhỏ chúng ra thành từng miếng nhỏ để con dễ nuốt. Riêng với quả nho, các bố mẹ có con nhỏ nên hạn chế mua hoặc nếu cho trẻ ăn, luôn luôn phải cắt nhỏ theo chiều dọc từng quả một.

Thêm vào đó, cha mẹ cần học cách sơ cứu ngay khi con bị hóc dị vật hoặc đồ ăn bằng phương pháp vỗ lưng ấn ngực:

– Đặt trẻ nằm sấp lên đùi trái, đầu thấp hơn thân và hướng xuống đất.

– Dùng gốc bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai.

– Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải. Nếu trẻ còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh vào vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái.

– Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.

Cha mẹ lưu ý: Đừng cố dùng tay móc lấy dị vật ra và dịch chuyển nó vì có nhiều khả năng dị vật sẽ rơi vào sâu hơn.

Nguồn: Parents/Helino

Nỗi niềm bác sĩ nhi khoa

Khám và “bắt” đúng bệnh cho t.rẻ e.m là cả “vấn đề” đối với bác sĩ nhi khoa. Trẻ hay la khóc, phản ứng khi được khám bệnh. Còn người nhà bệnh nhi do lo lắng nên luôn căng thẳng với bác sĩ.

noi niem bac si nhi khoa 113418

Bác sĩ Vũ Công Tầm, Trưởng khoa Phẫu thuật – gây mê – hồi sức (Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai) khám bệnh cho một bệnh nhi. Ảnh: Bích Nhàn

Giành cả quãng thời gian gần 30 năm hành nghề gắn liền với phẫu thuật nhi, bác sĩ Vũ Công Tầm, Trưởng khoa Phẫu thuật – gây mê – hồi sức Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai chia sẻ: “Phục vụ” được các bệnh nhi là vô cùng khó và bác sĩ phải thực sự yêu trẻ mới gắn bó được với nghề”.

* Bệnh nhi “khó tính”

Mới đây, Khoa Phẫu thuật – gây mê – hồi sức tiếp nhận bệnh nhi N.T.V. (4 t.uổi, ngụ tại phường Tân Tiến, TP.Biên Hòa) mổ cắt da b.ao q.uy đ.ầu. Nhưng khi vừa nghe chuẩn bị vào phòng mổ, bé V. đã khóc và vùng bỏ chạy khắp khoa. Cả người nhà và nhân viên y tế cùng tìm, giữ bé lại để thuyết phục nhưng bé cầm cán chổi tấn công những người đến gần mình. “Ca mổ không thể thực hiện do bé không chịu phối hợp. Gia đình cũng đành phải đưa bé ra về dù chương trình mổ đã lên trước đó từ lâu” – bác sĩ Tầm kể.

Bệnh nhi dù biết nói hay chưa, các bác sĩ cũng khó khai thác được tình hình bệnh mà thường phải dựa vào thông tin người nhà hoặc “lén” khám bệnh khi trẻ ngủ. Mới sinh được 1 tháng t.uổi, bé V.Q.T. (ngụ xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ) đã phải vào viện vì tình trạng ói ra sữa và dịch nhầy vàng, sút cân. Các bác sĩ không thể khám vì bé gồng bụng, khóc nên khó thấy khối u trong bụng. Bác sĩ quyết định tiêm t.huốc a.n t.hần cho bé ngủ để bụng mềm, dễ dàng khám. Nhờ đó, các bác sĩ phát hiện bé bị u cơ môn vị và phải phẫu thuật. Bác sĩ Tầm cho hay: “Khối u cơ môn vị mới phát triển, còn nhỏ nên không thể hiện rõ trên hình ảnh X-quang, siêu âm. Chúng tôi phải khám kỹ bằng tay và phát hiện một mảng cứng ở cuối dạ dày. Sau mổ, bé phục hồi rất nhanh”.

Áp lực lớn, thu nhập thấp

Bác sĩ Nguyễn Lê Đa Hà, Giám đốc Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho rằng, áp lực của bác sĩ nhi khoa khá lớn nhưng thu nhập thấp rất khó giữ chân bác sĩ, nhất là bác sĩ có kinh nghiệm. Bệnh viện cũng đã cố gắng nhưng vẫn chưa thể giải “bài toán” tăng thu nhập cho bác sĩ.

* Yêu trẻ mới gắn bó được với nghề

Cũng là một người có 29 năm “tuổi nghề”, trải qua nhiều khoa bệnh khác nhau, bác sĩ Phạm Thị Thu Thủy, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai chia sẻ, bác sĩ nhi khoa phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó căng thẳng nhất là thái độ của thân nhân bệnh nhi.

Bác sĩ Thủy từng gặp trường hợp một bệnh nhi 11 t.uổi bị sốt xuất huyết rất nặng. Sau khi hội chẩn với các bác sĩ tuyến trên, bác sĩ Thủy đã làm hồ sơ chuyển viện nhưng gia đình bệnh nhi nhất quyết không chuyển. Đến chiều hôm sau, bệnh nhi t.ử v.ong. “Thân nhân bệnh nhi cầm hồ sơ và la hét, c.hửi bới. Khi đó, tất cả mọi người trong khoa đều đau lòng vì sự ra đi của bé và lời nói của gia đình bệnh nhi. Nhưng tôi hiểu, họ đang đau buồn nên phản ứng như vậy” – bác sĩ Thủy nhớ lại.

Đối với bệnh nhi, các bác sĩ phải dựa vào thông tin từ người nhà để chẩn đoán nhưng nhiều người còn thiếu sự hợp tác rất dễ dẫn đến bỏ sót thông tin, chẩn đoán nhầm. Bác sĩ Vũ Công Tầm chia sẻ: “Không ít phụ huynh gây áp lực lên y, bác sĩ khiến chúng tôi khá căng thẳng. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của bản thân tôi cho rằng, bác sĩ nhi khoa cần phải thực sự yêu trẻ, kiên nhẫn với từng ca bệnh, ân cần giải thích cho người nhà bệnh nhân, toàn tâm toàn ý với công việc thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp…”.

Bích Nhàn

Theo baodongnai

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *