Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, tỷ lệ cân đối. Với người lớn, một tuần chỉ nên ăn 3 quả trứng. Trứng không làm tăng cholesterol nên người cao huyết áp 1 tuần có thể ăn 2 quả.
Trứng có đủ các thành phần dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, canxi, sắt, kẽm, selen, vitamin B12, vitamin D, các acid béo no, acid béo không no một nối đôi và nhiều nối đôi, cholesterol… Hơn nữa, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng rất phù hợp và cân đối.
Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam trứng gà toàn phần gồm:
– 14,8 g chất đạm
– 11,6 g chất béo
– 55 mg canxi
– 270 mg sắt
– 47 g folat
– 210 mg phospho
– 1.29 g vitamin B12
– 700 g vitamin A
– Acid béo nhiều nối đôi 1,36 g
– Cholesterol 470 mg
– Cùng nhiều chất khoáng, acid béo no và không no khác.
Trứng tươi (trứng mới) có hai phần, có ranh giới rõ ràng giữa lòng đỏ và lòng trắng, trứng để lâu thì ranh giới đó bị xáo trộn.
Lòng đỏ trứng gà có giá trị dinh dưỡng rất cao. Thành phần của lòng trắng có ít chất dinh dưỡng hơn, trong 100 gam có 10,3 gam protein, canxi 19mg.
Ths.BS Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết chất đạm của trứng là nguồn cung cấp rất tốt các acid amin cần thiết có vai trò quan trọng cho cơ thể, đặc biệt cần cho sự phát triển cả về cân nặng và chiều cao của trẻ.
Trứng có nguồn chất béo rất quý, đó là lecithin vì lecithin thường có ít ở các thực phẩm khác (trừ đậu nành). Lecithin giúp giảm cholesterol, tăng cholesterol tốt và làm giảm cholesterol xấu hiện hữu trong cơ thể con người. Tác dụng này được cho là do các thành phần chất béo không bão hòa đa có trong lecithin.
Ngoài ra lecithin giúp giảm cân, giúp phá vỡ và phân tán mỡ trong thức ăn và trong m.áu thành những phân tử nhỏ hơn. Khi đó, cơ thể sẽ sử dụng lượng mỡ đã được phân chia nhỏ này để làm nguồn nhiên liệu cung cấp năng lượng cho cơ thể hơn là dự trữ trong các mô tế bào. Từ đó, giúp cơ thể giảm cân tốt hơn.
Theo BS Tiến, Mặc dù trứng có chứa lượng cholesterol đáng kể (470 mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng lại có tương quan thuận lợi giữa lecithin và cholesterol. Do vậy Lecithin sẽ có vai trò điều hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
Lòng đỏ và lòng trắng trứng có độ đồng hóa khác nhau. Với lòng đỏ, do độ nhũ tương và các thành phần dinh dưỡng phân tán đều nên ăn sống hoặc chín đều rất dễ đồng hóa, hấp thu. Ăn lòng trắng trứng dễ gây khó tiêu và đồng hóa kém.
Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại có lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho cả t.rẻ e.m và người lớn.
– Với trẻ nhỏ 6-7 tháng t.uổi, mỗi lần 1/4 lòng đỏ trứng gà vào xoong bột
– Trẻ 8-9 tháng t.uổi, mỗi bữa có thể cho ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc 2 quả trứng chim cút
– Trẻ từ 10-12 tháng t.uổi ăn 1 lòng đỏ trứng gà/bữa, trẻ có thể ăn trứng 3 lần trong tuần.
– Với người lớn, một tuần chỉ nên ăn 3 quả trứng.
– Người bị cao huyết áp hoặc cholesterol cao trong m.áu vẫn có thể ăn trứng, vì nó không làm tăng huyết áp và cholesterol m.áu. Tuy nhiên, với những người cao huyết áp và mỡ trong m.áu cao, một tuần chỉ nên ăn 2 quả trứng.
Những lí do khiến tóc bạc khi còn trẻ
Hiện tượng tóc bạc sớm tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại liên quan đến diện mạo, thẩm mỹ, sắc đẹp,… làm giảm sự tự tin trong giao tiếp, công việc. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tóc bạc sớm bạn cần biết.
Nguyên nhân vì sao lại bạc tóc sớm?
Poliosis ảnh hưởng đến người lớn và cả t.rẻ e.m, có thể xảy ra do một khiếm khuyết di truyền của việc cấu tạo melanin, do sự hủy hoại tự nhiên của các tế bào hắc tố ở chân tóc hoặc do các nang lông, tóc bị tổn thương.
Hút t.huốc l.á
Nguyên nhân là do chất Nicotine trong t.huốc l.á khiến m.áu chậm lưu thông không nuôi dưỡng chân tóc, cùng với khí cacbon monoxide tác động trực tiếp đến nang tóc, làm tóc suy yếu và bạc màu.
Thiếu vitamin
Nguyên nhân quan trọng không kém là sự thiếu vitamin, đặc biệt vitamin B12 và vitamin E – các vitamin quan trọng nhất cho sự phát triển khỏe mạnh của tóc, dẫn đến giảm lượng tế bào sản sinh sắc tố Melanin.
Bạn nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin này trong bữa ăn qua các loại thức ăn giàu vitamin B12, vitamin E, vitamin C hoặc uống thuốc theo chỉ định bác sĩ.
Chăm sóc tóc không tốt
Mái tóc là góc con người và rất dễ bị hư tổn nếu bạn chăm sóc không tốt. Các hành vi gây hư hại đến tóc như lạm dụng sản phẩm chăm sóc tóc, thuốc nhuộm, thuốc uốn tóc, dầu gội, dầu xả, thuốc tẩy tóc…
Sử dụng máy sấy tóc, máy ép tóc thường xuyên và nhiệt độ cao gây hại đến sản sinh tế bào melanin. Gội đầu với nước cứng có chứa nhiều chất khoáng và chất oxy hóa.
Ảnh minh họa tóc bạc. Ảnh: BoldSky
Chế độ ăn không lành mạnh
Để có mái tóc khỏe mạnh, bạn cần cân bằng chế độ dinh dưỡng, duy trì thói quen ăn uống điều độ. Điều này sẽ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch giúp bạn tránh mắc các bệnh tật và không gây ảnh hưởng tới tóc, răng.
Thiếu vận động, thể dục thể thao
Vận động thể thao để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường tuần hoàn m.áu giúp nuôi dưỡng nang tóc và sản sinh tế bào hắc tố tốt nhất.
Rối loạn tuyến giáp, tuyến yên
Bệnh rối loạn tuyến giáp và tuyến yên được ghi nhận như là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn hormone, dẫn đến tóc bạc sớm. Khi đó, quá trình sản xuất sắc tố melanin sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến tóc không được phát triển đúng, gây tóc khô, tóc dễ gãy, chẻ ngọn và bạc tóc.
Đi nắng trực tiếp
Đi dưới nắng gắt mà để đầu trần, không mũ nón, tia cực tím sẽ tác động tới tóc khiến mái tóc khô cháy và tóc bị phai nhạt màu
Uống rượu bia, sử dụng chất kích thích
Sử dụng quá nhiều rượu bia hoặc trong thời gian dài sẽ khiến bạn đối mặt cao với tóc bạc sớm. Trong các loại đồ uống này có chứa nồng độ cồn ethanol cao nên làm các cơ quan trong cơ thể tổn thương, lạm dụng quá sẽ khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng hơn.
Sự căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
Sự lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, suy nhược cơ thể, phụ nữ sau sanh hay yếu tố t.uổi già kích hoạt phản ứng dây chuyền làm ảnh hưởng đến hoạt động của melanocyte, xáo trộn việc tổng hợp melanin quyết định màu sắc tự nhiên của tóc. Nguyên nhân bạc tóc là sự lão hóa của cơ thể khiến các melanocytes sản xuất mỗi lúc một ít dần các sắc tố melanin.
Di truyền
Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xác định đến thời điểm nào thì tóc bạn bị bạc, nhưng cũng có thể do các bệnh lý gây tổn hại nang lông như vitiligo (bạch biến), alopecia areata (rụng tóc từng mảng), halo naevus (nốt ruồi mất sắc tố), piebaldism (tóc bạc đốm), tuberous sclerosis (bệnh xơ cứng củ),…
Chấn thương tâm lý, sốc về thể chất hoặc những trải nghiệm căng thẳng khác có thể gây ra chứng bạc lông tóc, đôi khi tạm thời.