Bất ngờ với tác dụng của cây diếp cá, đ.ánh bay bệnh trĩ

Cây diếp cá là loại cây quen thuộc với nhiều người nhưng cái mùi khó chịu của nó cũng khiến nhiều người ghê. Tuy nhiên, diếp cá có nhiều tác dụng bất ngờ.

bat ngo voi tac dung cua cay diep ca danh bay benh tri 6b3a02

Ảnh minh họa.

Bát nước diếp cá giã đ.ánh bay trĩ

Bị trĩ nội độ 2, mỗi lần đi vệ sinh với chị Hoàng Hương là cực hình. Cách đây 3 tháng, chị Hương đi nội soi đại trực tràng, bác sĩ đã kê thuốc trị trĩ kèm theo thực phẩm bổ sung chất xơ. Triệu chứng đỡ được 1 tháng, sau đó bệnh lại nặng hơn.

Chị Hương kể mẹ chị mách lấy ít lá diếp cá giã vắt nước, vắt thêm quả quất để đỡ mùi tanh và uống.

Chị Hương về làm uống thử. Lần đầu tiên chỉ đưa vào đến miệng là đã muốn nôn thốc nôn tháo vì khó uống. Đến lần thứ hai, chị Hương lấy diếp cá giã cùng 1, 2 quả quất và chắt nước, sau đó pha nước ấm và dễ uống hơn hẳn. Sau năm ngày cố sống, cố c.hết uống nước diếp cá giã, chị Hương đã đ.ánh bay bệnh trĩ nội. Hai tháng nay bệnh không có dấu hiệu quay trở lại.

Không chỉ với trĩ nội, rau diếp cá cũng được xem là bài thuốc làm co búi trĩ ngoại. Sau sinh con, chị Đỗ Diệu Thúy – 23 t.uổi, Hà Đông, Hà Nội bị sa trĩ vô cùng đau đớn. Chị Thúy đã lấy diếp cá giã nhỏ và đắp h.ậu m.ôn. Kiên trì đắp 1 tuần kèm theo xông nước diếp cá đun. Kết quả, sau 1 tuần sa trĩ co dần lên nên đỡ. Chị Thúy cho rằng mình may mắn không phải đi cắt trĩ vì đã có người sau sinh con sa trĩ phải đi cắt trĩ rất đau đớn.

Diếp cá thần dược cho nhiều bệnh

Theo GS Đỗ Tất Lợi – cây diếp cá là một loại cỏ nhỏ, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đột, thân mọc đứng cao 40 cm có lông hoặc ít lông. Cây diếp cá mọc hoang ở khắp nơi nhất là vùng ẩm thấp. Người dân thường hái về ăn tươi hoặc phơi khô. Cây diếp cá có thể làm thuốc rất tốt.

GS Lợi cũng cho biết thêm trong cây diếp cá có chứa 0,005 % tinh dầu và một ít chất ancacoit gọi là cocdalin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là Metylnonylxeton có mùi khó chịu, ngoài ra, cây diếp cá còn có mùi miecxen, axit caprinic và laurinaldenhyt.

Hoa và quả cây diếp cá chứa isoquexitrin và không chứa quexitrin. Độ tro trung bình là 11, 4 %, tro không tan trong axit HCL là 2,7 %.

Tác dụng dược lý của cây diếp cá, cây diếp cá có tác dụng lợi tiểu, tính chất lợi tiểu này do chất quexintrin và các chất vô cơ chứa trong diếp cá. Dung dịch có 1/100.000 phân tử quexintrin vẫn có tác dụng lợi tiểu rất mạnh.

Còn trong đông y, lương y Vũ Quốc Trung – Hội đông y Hà Nội cho biết theo y học cổ truyền, cây diếp cá có tính cay, hơi lạnh, hơi có độc và tác dụng thẳng vào phế kinh. Có tác dụng tán nhiệt, tiêu ung thững, dùng chữa phế ung.

Ngoài dùng chữa ung nhọt, trĩ nội, vết l.ở l.oét.., cây diếp cá còn được dùng trong những trường hợp tụ m.áu, đau mắt, hoặc trong bệnh sa trĩ. Khi bị trĩ có thể giã lấy nước uống và xông rửa sẽ rất hiệu nghiệm.

Bài thuốc từ cây diếp cá – thể lấy diếp cá, táo đỏ, nước sắc uống 3 lần trong ngày chữa bệnh viêm sưng tai giữa, sưng tắc tia sữa.

Theo infonet

Công dụng trị cúm của củ gừng

Gừng được cho là một loại kháng sinh đặc biệt vì nó có khả năng điều trị cảm cúm, giảm đầy hơi, khó tiêu và giúp ngủ ngon hơn, nhất là khi kết hợp cùng với mật ong.

cong dung tri cum cua cu gung 75187d

Canh gừng trị cảm cúm.

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội đông y Hà Nội), những ngày dịch cúm A đang lan rộng, người dân lo lắng tìm thuốc trị cúm thì có thể sử dụng một số bài thuốc giảm cảm cúm từ gừng rất có hiệu quả.

Gừng là một gia vị thực phẩm không thể thiếu trong rất nhiều món ăn. Trong Y học cổ truyền, nó còn là vị thuốc quý: sinh khương (gừng tươi), can khương (gừng khô), bào khương (vỏ gừng).

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rosc., họ gừng (Zingibernacae). Trong củ gừng có 2 – 3% tinh dầu, ngoài ra còn có chất nhựa (5%), chất béo (3,7%), tinh bột và chất cay (zingeron, zingerola, shogaola…). Các chất trong gừng có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau và giảm ho, chống viêm, chống co thắt, chống nôn, chống loét và tăng kiện vận trong đường tiêu hóa, ức chế thần kinh trung ương… và có hoạt tính miễn dịch.

Theo Đông y, củ gừng có vị cay, tính hơi ôn; vào các kinh phế, tỳ và vị. Có tác dụng điều vị, tán hàn giải biểu, ôn phế chỉ khái, ôn trung chỉ tả, giải độc. Dùng làm gia vị, khai vị, trợ tiêu hóa. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong hàn, đau bụng nôn ói tiêu chảy, đau bụng do ngộ độc tôm cua cá, ngộ độc nam tinh, bán hạ khi dùng không đúng quy cách.

Nước ép gừng tươi có tác dụng tiêu đờm, chữa trúng phong mê man, kéo đờm cấm khẩu không nói được, thường kết hợp với trúc lịch; mỗi lần dùng 1 thìa canh. Gừng tươi được bọc trong giấy bản, lùi vào đống tro nóng cho chín; dùng làm ấm bụng, trừ hàn, có thể trị giun do lạnh dạ dày. Gừng làm thuốc giải độc nam tinh và bán hạ (bán hạ úy sinh khương). Liều dùng, cách dùng: 5 – 30g bằng cách đ.ập giập hoặc thái lát.

Lương y Trung giới thiệu một số món ăn từ củ gừng rất tốt khi bị cảm cúm như gừng ngâm mật ong. Nguyên liệu cho món này cần 1 củ gừng tươi, 300 ml nước sôi để nguội, 1 thìa mật ong. Cách làm: Cạo sạch vỏ, thái gừng thành từng lát mỏng. Sau đó cho vài lát gừng vào cốc, đổ nước, đun sôi và chờ trong khoảng 5 phút để gừng ngấm nước, thêm một muỗng cà phê mật ong vào cốc nước gừng.

Bên cạnh món trà gừng mật ong trị cảm cúm thì gừng còn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa và giải cảm hiệu quả.

Món canh gừng trị cảm cúm: Món ăn bổ dưỡng này giúp lưu thông khí huyết, hạ sốt nhanh. Nguyên liệu cần lấy 20 gram gừng tươi 20 gram, 50 gram thịt gà. Sau đó rửa sạch gừng, thái nhuyễn dạng sợi. Cho gừng vào tô canh gà vừa nấu chín và thưởng thức

Chè gừng trị cảm cúm: Đây là món ăn dành cho người bị bệnh cảm cúm, khó ra mồ hôi. Nguyên liệu gừng tươi và đường. Thêm một chút nức rồi nấu sôi hỗn hợp nước, đường và gừng. Sử dụng khi chè còn nóng hoặc hơi ấm ấm để có tác dụng tốt hơn.

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *