Các nhà khoa học khẳng định mỗi giờ chạy bộ có thể tăng 7 giờ t.uổi thọ và kéo dài sự sống thêm 3 năm

Chạy bộ là hoạt động thể chất đơn giản mà hiệu quả. Nó có tác dụng kiểm soát cân nặng và huyết áp, nhờ đó hạn chế nguy cơ bệnh tim mạch cũng như ung thư.

cac nha khoa hoc khang dinh moi gio chay bo co the tang 7 gio tuoi tho va keo dai su song them 3 nam b3c 5257805

Nghiên cứu mới đây đăng tải trên tờ Progress in Cardiovascular Disease chỉ ra người thường xuyên chạy bộ sống thọ hơn 3 năm so với người không chạy và giảm nguy cơ t.ử v.ong do bất kỳ bệnh lý nào xuống 40%. Những lợi ích ở môn thể thao đặc biệt này là chưa từng được phát hiện ở những môn thể thao khác.

Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng người chạy bộ thường có một đời sống lành mạnh, không hút thuốc, hạn chế uống rượu, duy trì cân nặng hợp lý.

Người bình thường chạy bộ bao nhiêu là tốt, liệu chạy bộ với cường độ quá cao có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Tất nhiên, chạy bộ không giúp con người bất tử mà chỉ có tác dụng kéo dài t.uổi thọ tối đa là 3 năm. Các nghiên cứu đã cho thấy, việc chạy bộ cường độ cao, trong thời gian dài sẽ không làm phản tác dụng kéo dài t.uổi thọ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo để việc tập thể dụng đạt hiệu quả và bạn không bị phá sức thì mỗi người chỉ nên tập cường độ vừa phải, tùy theo sức của mình. Mỗi người có thể duy trì đều đặn ở mức 4 giờ chạy bộ mỗi tuần kèm theo các hoạt động thể chất khác.

cac nha khoa hoc khang dinh moi gio chay bo co the tang 7 gio tuoi tho va keo dai su song them 3 nam ae4 5257805

Trong nghiên cứu năm 2006 được xuất bản trên Tạp chí Y học & Khoa học về Thể thao, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chỉ cần 30 phút đi bộ trên máy chạy bộ có thể ngay lập tức khiến tâm trạng của một người mắc chứng trầm cảm cải thiện. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất còn được chứng minh là một biện pháp thay thế hiệu quả để điều trị các căn bệnh trầm cảm.

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2012 trên Tạp chí Sức khỏe V.ị t.hành n.iên đã chứng minh lợi ích của chạy bộ. Chỉ cần 30 phút chạy mỗi ngày trong 3 tuần cũng sẽ thúc đẩy chất lượng giấc ngủ, tâm trạng và sự tập trung trong ngày.

Nếu không có thời gian để chạy bộ ngoài công viên, trên đường, bạn có thể sử dụng máy chạy bộ (máy chạy bộ điện, máy chạy bộ cơ) để tập tại nhà, vừa tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo được yếu tố luyện tập, tốt cho sức khỏe.

Chạy bộ an toàn là như thế nào?

Chạy bộ có thể làm tăng nguy cơ chấn thương do hoạt động quá mức. Chấn thương quá mức là do tham gia quá nhiều hoạt động thể chất. Tham gia cường độ cao một cách quá nhanh sẽ không cho phép cơ thể điều chỉnh. Hoặc chúng có thể xuất phát từ các lỗi kỹ thuật.

cac nha khoa hoc khang dinh moi gio chay bo co the tang 7 gio tuoi tho va keo dai su song them 3 nam cb6 5257805

Làm thế nào để tránh chấn thương?

1. Hãy chắc chắn rằng bạn có giày chạy phù hợp và thay giày thường xuyên. Bạn cũng sẽ cần quần áo thấm mồ hôi tốt, khô thoáng.

2. Nếu bạn là người mới, đừng cố gắng chạy mỗi ngày. Hãy dần dần tăng thời gian và khoảng cách bạn chạy mỗi tuần một cách có kế hoạch.

3. Kết hợp ngày chạy bộ với các ngày tập môn khác, một cách xen kẽ. Chẳng hạn, các môn như đạp xe hoặc bơi lội là một gợi ý rất tốt.

4. Luôn nhớ khởi động, làm nóng trước khi bạn chạy và giãn cơ sau đó.

5. Hãy lựa chọn hình thức chạy phù hợp.

6. Và luôn nhớ đảm bảo sự an toàn là ưu tiên hàng đầu. Lựa chọn khu vực chạy phù hợp, cẩn thận nếu có quá nhiều chướng ngại vật trên đường. Đừng quên cho người thân biết bạn chạy ở đâu và vào thời gian nào. Những sự cố bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào!

Vậy, còn chần chờ gì nữa mà chúng ta không chạy bộ, sống tốt để có thêm một vài năm t.uổi thọ và tận hưởng những điều tuyệt vời bên người thân và gia đình.

Sức khỏe tâm thần có liên quan đến t.uổi thọ như thế nào?

Từ lâu chúng ta đã biết rằng sức khỏe tâm thần đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu mới còn cho thấy, nó cũng là một yếu tố quan trọng khi nói đến số lượng t.uổi đời của chúng ta.

suc khoe tam than co lien quan den tuoi tho nhu the nao 016 5120812

Giữ sức khỏe tâm thần tốt góp phần giúp chúng ta sống lâu hơn – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Tâm lý học, dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu Đại học Toronto (Canada), đã theo dõi 12.424 người Canada trên 18 t.uổi từ giữa những năm 1990 đến năm 2011. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có sức khỏe tâm thần kém khi bắt đầu nghiên cứu c.hết sớm hơn trung bình 4-7 tháng so với những người có sức khỏe tâm thần tốt, theo PC.

Tiến sĩ Philip Baiden, đồng tác giả nghiên cứu, giảng dạy công tác xã hội tại Đại học Texas (Mỹ), cho biết: “Như dự đoán, các yếu tố rủi ro có thể thay đổi bao gồm hút thuốc, uống nhiều rượu và hoạt động thể chất không thường xuyên có liên quan đến xác suất t.ử v.ong do mọi nguyên nhân cao hơn. Ung thư, bệnh tim, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và huyết áp cao có liên quan đến xác suất t.ử v.ong cao hơn trong thời gian theo dõi”.

Sau khi điều chỉnh tất cả các yếu tố rủi ro, nhóm nghiên cứu “thấy rằng những người có sức khỏe tâm thần dưới mức tối ưu khi bắt đầu nghiên cứu có nguy cơ t.ử v.ong do mọi nguyên nhân cao hơn 14% trong 18 năm của nghiên cứu”, tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Esme Fuller-Thomson, giáo sư Đại học Toronto, phát biểu trên PC.

Thật không may, nghiên cứu phân tích dữ liệu thứ cấp này không đủ thông tin để giải thích tại sao sức khỏe tâm thần tốt có liên quan đến việc chúng ta sống lâu hơn.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đề cập đến một số giả thuyết họ muốn điều tra trong các nghiên cứu tương lai như ứng viên tiến sĩ tại Đại học Toronto Keri J. West nói: “Nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra, ảnh hưởng tích cực có liên quan đến mức độ cortisol thấp hơn, giảm viêm và hoạt động tim mạch tốt hơn. Hơn nữa, những người có sức khỏe tâm thần cao nhiều khả năng tiêu thụ thực phẩm bổ dưỡng, tuân thủ chế độ điều trị, duy trì mối quan hệ xã hội gắn kết và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn, góp phần kéo dài t.uổi thọ”.

“Liên kết giữa sức khỏe tâm thần dưới mức tối ưu và t.ử v.ong sớm là một mối quan hệ mạnh mẽ, không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, đau đớn, hạn chế chức năng và các hành vi sức khỏe tiêu cực”, PC dẫn lời tiến sĩ Esme Fuller-Thomson.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *