Cao răng – thủ phạm gây bệnh nha chu

Cao răng ( vôi răng) là những mảng bám được tích tụ và bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm (có thể là những mảnh vụn thức ăn hoặc các chất khoáng trong miệng,…) lâu dần trở nên cứng, bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi.

Bình thường thì nhiều người không để ý tới nó. Chỉ tới khi răng bị đau, nhức hoặc lung lay, đến bệnh viện được các bác sĩ nha khoa chỉ ra thủ phạm đầu tiên của những điều phiền toái ấy chính là cao răng. Nếu răng thường xuyên được sạch, không có cao răng sẽ tránh được bệnh viêm lợi và viêm quanh răng (còn gọi là bệnh nha chu).

Sự hình thành cao răng

Sau khi ăn khoảng 15 phút sẽ có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng. Nếu màng này không được làm sạch, các vi khuẩn sẽ kéo đến và tích tụ ngày càng dày lên, gọi là mảng bám.

Có một nghiên cứu cho thấy khoảng 70% trọng lượng mảng bám là vi khuẩn, tức trong 1mg mảng bám (bằng kích thước đầu tăm) chứa tới 1 tỉ vi khuẩn.

Khi mảng bám còn mềm, có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi tồn tại lâu, mảng bám vôi hóa bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm sẽ trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi, gọi là cao răng (vôi răng). Đến lúc này chỉ có bác sĩ mới có thể làm sạch bằng các dụng cụ chuyên dùng.

Phát hiện có dễ?

Cao răng có thể thấy ở trên lợi hoặc dưới lợi, hoặc cả trên lợi và dưới lợi.

Cao răng trên lợi: bám ở mặt răng và xung quanh thân răng, phía trên lợi nên có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Cao răng trên lợi còn gọi là cao răng nước bọt thường có màu vàng, đôi khi có màu sẫm do dùng nhiều cà phê, t.huốc l.á, ngậm các thuốc Nam hoặc do vi khuẩn trong miệng gây nên.

Cao răng trên lợi hình thành từ nước bọt nên chúng ta thường thấy nhiều ở nơi tiết ra của các tuyến nước bọt; đó là mặt trong răng của hàm dưới và mặt ngoài răng hàm lớn hàm trên. Chúng ta cũng thấy cao răng trên lợi nhiều ở những vùng ít nhai như răng không có răng đối diện, răng đối diện với răng sâu vỡ to và bề mặt của răng giả.

cao rang thu pham gay benh nha chu 08e520

Nên 6 tháng một lần, đi khám và lấy cao răng tại bệnh viện hay các phòng khám răng – hàm – mặt.

Cao răng dưới lợi: bám xung quanh bề mặt chân răng. Bị lợi che phủ nên mắt thường không nhìn thấy được, mà phải thăm khám mới phát hiện được. Loại này thường hình thành do các dịch tiết và ra m.áu từ túi lợi nên còn gọi là cao răng huyết thanh. Cao răng dưới lớp lợi co màu nâu và bám rất chắc vào chân răng.

Cao răng được tích tụ dần dần theo từng lớp, ngày càng dày lên. Lớp cao răng đầu tiên với bề mặt không phẳng, nhẵn sẽ tạo điều kiện hình thành cho việc tạo nên một lớp mỏng bám răng mới và trên cơ sở đó, lớp cao răng tiếp theo được tạo nên. Nếu không được lấy đi thì cứ như thế cao răng sẽ dày lên.

Tiềm ẩn các ổ bệnh cho răng miệng

Cao răng là tác nhân đầu tiên kích thích tại chỗ chủ yếu nhất là nơi tích tụ và duy trì vi khuẩn, là tác nhân gây nên bệnh viêm lợi và viêm quanh răng. Tuy cao răng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh, nhưng nó có vai trò hỗ trợ tích cực, tạo điều kiện cho mảng bám răng phát triển, là đất cho các vi khuẩn sinh sôi nảy nở gây ra phản ứng viêm lợi và tổ chức quanh răng.

Cao răng có chứa các thành phần carbonat, phosphate, mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn. Cao hơn nữa, cao răng còn chứa đọng sắt của huyết thanh trong m.áu và nước bọt gây ra một loạt các bệnh:

Bệnh viêm nướu: Vi khuẩn trong cao răng gây ra viêm nướu, làm tiêu xương ổ răng, tụt nướu khiến chân răng ngày càng lộ ra khỏi nướu, răng dễ lung lay.

Bệnh nha chu: Cao răng chính là “tổ” của vi khuẩn gây ra căn bệnh nha chu của con người. Ngoài các triệu chứng lợi bị ra m.áu, miệng hôi, viêm nha chu khiến răng ê buốt, lung lay dẫn tới rụng răng sớm. Lấy cao răng sớm để kiểm soát tình hình là cách bảo về răng tốt nhất.

Bệnh niêm mạc miệng: Cao răng cũng góp phần tác động gây nên niêm mạc miệng, lở miệng (áp- xe), thậm chí nặng hơn có thể là các bệnh mũi, họng.

Tùy mức độ cao răng nhiều hay ít và tùy theo phản ứng của từng cơ thể đối với các loại vi khuẩn trên bề mặt cao răng, mà biểu hiện bệnh có thể ở mức độ nặng hay nhẹ. Theo kết quả điều tra về tình hình bệnh răng, miệng gần đây ở Viện Răng – hàm – mặt Hà Nội thì hơn 90% số người được khám là có cao răng, nhưng số người bị bệnh viêm quanh răng thì chỉ vào khoảng 25%. Vì không có biểu hiện đau nhức nên nhiều người cho rằng không cần thiết phải đi lấy cao răng. Thậm chí còn có người cho rằng cao răng góp phần giữ cho răng chắc khỏe hơn. Chỉ khi thấy đau nhức, lung lay, sưng nề vùng lợi chân răng mới đi khám. Lúc đó là thời gian quá muộn để phục hồi tổ chức quanh răng.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để giữ cho hàm răng của chúng ta luôn chắc khỏe, miệng luôn được thơm tho, sạch sẽ thì biện pháp phòng bệnh là tốt nhất. Các biện pháp tốt để phòng bệnh là: Chải răng sạch sẽ hằng ngày, sau bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ, chải kỹ cả mặt trong và ngoài. Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch sẽ các kẽ răng, nơi bàn chải răng không làm sạch được. Nên 6 tháng một lần, đi khám và lấy cao răng tại bệnh viện hay các phòng khám răng – hàm – mặt.

TS. Bùi Việt Hùng

Theo SK&ĐS

Những người nào nên đi niềng răng?

Theo BSCK2 Nguyễn Huy Kỳ, việc lạm dụng niềng răng trong thẩm mỹ nha khoa một cách thiếu hiểu biết có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí có thể gây t.ử v.ong.

nhung nguoi nao nen di nieng rang 9f26c8

Niềng răng giúp mỗi người có nụ cười đẹp hơn nhưng là phương pháp thẩm mỹ nha khoa không phải ai cũng có thể áp dụng.

Những trường hợp không nên niềng răng

Niềng răng là một trong những phương pháp được chỉ định khi răng gặp phải những khiếm khuyết như: hô, móm, răng khấp khểnh, mọc lệch, thưa… rất hiệu quả.

Mục đích chính là giúp bạn có một nụ cười đẹp, hàm răng đều, thẳng và ăn nhai tốt, không gặp phải bệnh lý về răng miệng. Tuy nhiên, có một sự thật là không phải ai cũng có thể thực hiện niềng răng và không phải trường hợp nào cũng cần thiết phải niềng răng.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm nha khoa, BSCK2 Nguyễn Huy Kỳ từng gặp nhiều ca lạm dụng niềng răng dẫn đến hậu quả xấu.

Nha sỹ Kỳ khuyến cáo những trường hợp không nên niềng răng:

Mắc bệnh nha chu quá nặng

Nha chu là bệnh xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng như viêm nhiễm mãn tính mô nướu hoặc mô nâng đỡ của răng. Nha sỹ Kỳ chia sẻ, khi bị viêm nhiễm, răng sẽ không được bảo vệ tốt, dần suy yếu và có xu hướng tụt lợi, tiêu xương. Khi đó, lợi không còn nơi để bám víu, rất khó áp dụng phương pháp niềng răng.

Do đó, trước khi tiến hành niềng răng bắt buộc phải kiểm tra sức khỏe răng miệng để biết mình có bị mắc bệnh nha chu hay không vì độ chắc chắn của răng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thành công của một ca niềng răng.

Răng giả, răng bọc sứ

Rất nhiều người có chung thắc mắc, bọc răng sứ có niềng răng được không. Nha sỹ Kỳ cho biết: “Tùy vào tình trạng răng của mỗi người, có trường hợp bọc răng sứ xong vẫn có thể niềng răng và có trường hợp thì không thể niềng được. Và thông thường bọc răng sứ thì không nên niềng răng”.

Nha sỹ Kỳ cũng chia sẻ thêm, do răng sứ đã tạo được độ bóng nhất định ở mặt ngoài nên không có độ bám dính tốt như răng thật. Bởi vậy, việc gắn keo để gắn mắc cài trên răng sẽ khó thực hiện.

Một điểm cần phải lưu ý là không phải lúc nào cùi răng thật và răng sứ cũng đồng bộ với nhau, một phần do lực kéo chủ yếu tác động lên thân răng. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình chỉnh nha cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, cùi răng thật còn có thể bị ê buốt, đau nhức nếu lớp sứ không ôm sát vào cùi răng.

nhung nguoi nao nen di nieng rang 5dc310

BSCK2 Nguyễn Huy Kỳ

Mắc bệnh lý toàn thân

Tương tự với nhổ răng, có nhiều trường hợp không thể thực hiện được phương pháp niềng răng.

Đó là những người mắc một số bệnh lý toàn thân như: Động kinh, tâm thần, tim mạch, bệnh tiểu đường hay những bệnh ác tính như ung thư m.áu…

Nha sỹ Kỳ phân tích, không thực hiện niềng răng cho những trường hợp trên bởi khả năng chống lây nhiễm kém, việc xử lý vấn đề ở răng có thể tạo ra vết thương khó liền, dễ gây n.hiễm t.rùng nặng.

Sự căng thẳng đau đớn trong quá trình thực hiện, điều trị có thể gây chứng khó thở, tim đ.ập mạnh, suy tim, hay khiến người bệnh tái phát cơn động kinh bất kỳ lúc nào. Có trường hợp n.hiễm t.rùng m.áu nặng dẫn đến t.ử v.ong.

Nên chọn loại niềng răng nào?

Theo BSCK2 Nguyễn Huy Kỳ, y học nói chung đang ngày một phát triển, các phương pháp chỉnh nha cũng dần hiện đại hơn. Chia sẻ về các hình thức niềng răng, bác sỹ Kỳ thống kê và phân tích, đ.ánh giá ưu nhược điểm của từng loại như sau:

Niềng răng mắc cài:

Tuy là kỹ thuật chỉnh nha truyền thống nhưng cho đến nay, niềng răng mắc cài vẫn được đ.ánh giá cao, ứng dụng phổ biến tại nhiều địa chỉ nha khoa. Với ưu điểm chi phí thấp hơn so với các loại hình chỉnh nha khác, niềng răng mắc cài là sự lựa chọn của rất nhiều khách hàng.

Khách hàng có thể chọn: mắc cài kim loại, mắc cài bằng sứ, mắc cài tự đóng, mắc cài mặt lưỡi. Hệ thống các mắc cài bằng sứ, kim loại sẽ được gắn cố định lên răng với dây cung, dàn trải và tác dụng lực kéo đồng đều, ổn định.

Sau khi thực hiện, răng không chỉ được nắn chỉnh về đúng vị trí mong muốn mà các khớp cắn còn được tái tạo lại, giúp ăn nhai tốt và ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, việc niềng răng mắc cài trong thời gian đầu gây cảm giác đau và khó chịu, cần có thời gian để thích nghi dần. Niềng răng mắc cài cũng gây bất tiện trong vấn đề thẩm mỹ, khiến nhiều người e ngại khi giao tiếp, gặp gỡ.

Niềng răng không mắc cài – khay nắn chỉnh Invisalign

Theo đ.ánh giá của Nha sỹ Kỳ, đây là phương pháp niềng răng có chất lượng và giá thành cao nhất (chi phí khoảng 80 cho đến 150 triệu đồng) nhưng hiệu quả nhất về tính thẩm mỹ.

Phương pháp này sử dụng kỹ thuật điều trị sử dụng các “khay” trong suốt như máng tẩy tháo lắp được để di chuyển răng, giúp điều trị chỉnh nha không cần dùng đến nẹp, niềng răng như mắc cài hay dây kim loại.

Các khay nắn chỉnh hàm Invisalign được lắp vào toàn bộ cung răng với những điểm tạo lực để đưa răng đến vị trí mong muốn. Kỹ thuật điều trị bằng khay phù hợp với người trưởng thành và bận rộn công việc hoặc phải giao tiếp.

Thời gian tái khám linh hoạt phù hợp từng trường hợp. Với khay nắn chỉnh Invisalign trong suốt, người sử dụng được đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

Ngoài ra, khay nắn chỉnh Invisalign có thể dễ dàng tháo khi cần thiết, việc vệ sinh răng miệng được đảm bảo hơn.

Bảo Minh

Theo giaoducthoidai

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *