Chủ động phòng bệnh cúm khi giao mùa

Hằng năm, trong thời điểm giao mùa, nhất là mùa đông – xuân, bệnh cúm thường xảy ra có thể gây thành dịch lây lan trong cộng đồng (nhất là những nơi tập trung đông người dễ có nguy cơ lây lan bệnh như trường học, công sở, bệnh viện, chung cư, văn phòng, bến xe, bến tàu…).

Bệnh cúm gây ra những triệu chứng nguy hiểm cho người bệnh và những cơn kịch phát cho những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm phổi mạn tính… Tuy nhiên, bệnh cảm lạnh và cúm là bệnh do nhiều loại virut gây ra nên có những triệu chứng giống nhau như là hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, đau nhức cơ thể, ho…; do đó, nhiều người rất dễ bị nhầm lẫn giữa hai bệnh này.

Nhận biết bệnh cúm

Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virut cúm (Influenza virus) và xảy ra ở mọi lứa t.uổi. Bệnh cúm là bệnh đường hô hấp nhưng có ảnh hưởng toàn thân, bệnh thường xảy ra đột ngột. Giai đoạn đầu của bệnh thường kéo dài 2-3 ngày với các triệu chứng: sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng đường hô hấp xuất hiện như: ho khan, sổ mũi, đau họng, sốt tăng nhanh và cao đến 40 – 41 độ C, sốt có thể kéo dài 4 – 8 ngày.

chu dong phong benh cum khi giao mua 59f4c4

Tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh cho trẻ, trong đó có các bệnh cúm mùa.

Thông thường, bệnh nhân cúm tự hồi phục, nhưng các triệu chứng kéo dài trong nhiều ngày, có một số trường hợp có thể xảy ra biến chứng nặng, tiến triển ác tính có biểu hiện sốt cao, khó thở tím tái, phù phổi cấp do suy tim và có thể gây t.ử v.ong.

Cần phân biệt với bệnh cảm

Cảm lạnh là bệnh viêm hô hấp nhẹ hơn so với cúm. Trong khi các triệu chứng cảm lạnh có thể làm cho bạn cảm thấy không khỏe một vài ngày; các triệu chứng bệnh cúm có thể làm cho bạn cảm thấy rất mệt trong một vài ngày đến vài tuần. Nhưng cúm có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm phổi hoặc suy hô hấp, cần phải nhập viện điều trị. Để có cách chăm sóc thích hợp cho sức khỏe, cần biết cách nhận biết thêm những dấu hiệu đặc trưng phân biệt cúm và cảm như sau: Bệnh cảm có sốt, nhưng không cao và không kéo dài; đau nhức cơ thể ít, nhẹ; thường xảy ra hắt hơi, sổ mũi nhiều; hay gặp đau họng; ho khan, ho ít hoặc ho rũ rượi; ít xảy ra đau đầu; mệt mỏi nhẹ và cảm giác khó chịu ở ngực ít khi xảy ra, nếu có thì bệnh nhân chỉ cảm thấy khó chịu đôi chút. Nếu không chăm sóc tốt sức khỏe, bệnh có thể dẫn đến viêm xoang, viêm tai. Bệnh có thể tự khỏi, một vài trường hợp sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm để giảm triệu chứng viêm đường hô hấp.

chu dong phong benh cum khi giao mua 990524

Virut cúm.

Lời khuyên của thầy thuốc

Cách chủ động phòng ngừa bệnh cúm tốt nhất là tiêm vắc-xin. Vắc-xin ngừa cúm có thể sử dụng cho t.rẻ e.m từ 6 tháng t.uổi trở lên. Ngoài ra, có thể phòng ngừa bệnh bằng cách: Mặc ấm khi thời tiết lạnh, hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, rửa tay sạch thường xuyên, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát… Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao… Khi có dấu hiệu bị cúm nặng, cần phải đến cơ sở y tế khám, điều trị đúng cách nhằm tránh lây nhiễm cho người khác.

Lợi ích của việc tiêm ngừa cúm là giảm nguy cơ lây bệnh cúm cho gia đình và cộng đồng. Giảm ảnh hưởng công việc hàng ngày khi mắc bệnh cúm. Phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh; giảm chi phí nằm viện. Giảm nguy cơ mắc bệnh, tiến triển bệnh nặng ở những người có nguy cơ cao như t.rẻ e.m, người già, người mắc bệnh tim mạch, hen phế quản, tiểu đường, bệnh phổi mạn tính, bệnh thận, ung thư, người sống và làm việc trong môi trường đông người…

Bộ Y tế cũng khuyến cáo các đối tượng dễ lây nhiễm sau đây nên tiêm phòng vắc- xin cúm bao gồm: Nhân viên y tế, t.rẻ e.m từ 6 tháng đến 8 t.uổi, người già trên 65 t.uổi. Người mắc bệnh mạn tính: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, bệnh đái tháo đường, suy giảm miễn dịch…

Việc tiêm ngừa cúm không chỉ giúp phòng ngừa chủng cúm mùa đang lưu hành (trong đó có chủng cúm A/H1N1) mà còn giúp giảm nhẹ triệu chứng nếu mắc phải các chủng cúm A khác do tính miễn dịch chéo trong vắc-xin. Vì vậy, nên tiêm ngừa vắc-xin cúm ngay khi có thể để đảm bảo miễn dịch bảo vệ.

BS. Đặng Ngọc Trân

Theo SK&ĐS

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi dịch cúm vào mùa

Thời tiết giao mùa đông – xuân có độ ẩm cao, nhiệt độ thuận lời khiến cho các loại virus phát triển. Đây cũng là thời điểm bệnh cúm vào mùa, khiến 100 – 130 trẻ phải tới Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị mỗi tuần.

nhung dieu cha me can luu y khi dich cum vao mua 100be2

Cha mẹ chăm sóc cho trẻ tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, tác nhân gây bệnh chủ yếu là các chủng virus cúm A và cúm B. Bệnh khiến trẻ bị sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng và ho; khả năng lây nhiễm rất cao thông qua đường hô hấp, các giọt nhỏ nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng khi hắt hơi, ho, khạc.

Thông thường, cúm mùa diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với t.rẻ e.m, người lớn t.uổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu m.áu hoặc suy giảm miễn dịch… bệnh có thể diễn biến nặng, gây viêm phổi, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Vì vậy, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm – Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng và Các bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m, Bệnh viện Nhi Trung ương – lưu ý các bậc phụ huynh các việc cần làm khi trẻ bị mắc cúm:

Hạ sốt cho trẻ

Khi trẻ bị sốt trên 38,5oC, cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, cách 4-6 giờ cho trẻ uống thuốc 1 lần. Đồng thời, bố mẹ thực hiện các biện pháp hạ sốt vật lý, ví dụ: nới rộng quần áo cho trẻ; chườm ấm ở vùng trán, nách, bẹn. Khi pha nước chườm, phụ huynh nên thử độ ấm bằng cách nhúng cùi chỏ vào chậu, thấy ấm, thì cho trẻ dùng.

nhung dieu cha me can luu y khi dich cum vao mua 665333

Bác sĩ chăm sóc cho trẻ bị ốm.

Vệ sinh đường hô hấp

Trẻ cần được vệ sinh mũi miệng bằng cách dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Bố mẹ không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau, nếu không thay khăn mới mà sử dụng khăn cũ, virus gây bệnh vẫn bám lại trên khăn khiến trẻ nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó, cha mẹ nhỏ dung dịch nước muối sinh lý Natriclorid 9 vào mắt, mũi cho trẻ, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn hàng ngày; cho trẻ vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng với nước sạch, tránh tối đa việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Dinh dưỡng

Khi mắc cúm mùa, trẻ nên ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt, ví dụ cháo, sữa, hoa quả và uống nhiều nước. Nếu trẻ còn bú mẹ thì tăng cường bú.

Phòng lây nhiễm

Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác để tránh nguy cơ lây bệnh; hướng dẫn trẻche miệng và mũi khi ho và hắt hơi bằng khăn vải hoặc khăn giấy.

Bố mẹ cũng cần chú ý mang khẩu trang khi chăm sóc trẻ; tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió, để tránh nhiễm lạnh. Ngoài ra, các gia đình cần chú ý đảm bảo nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng…

Theo viettimes

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *