Vốn là thuốc bán theo đơn nhưng các loại thuốc giảm đau nhóm opioid đã gây nên một “đại dịch” nghiêm trọng ở Mỹ, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người.
Viễn cảnh đáng sợ
Khoảng 3h00 sáng thứ 7 ngày 3/1/2015, bà Laura và chồng là ông Jason Henke đang say ngủ thì tỉnh giấc bởi tiếng chó cắn. Ra mở cửa, 2 vợ chồng gặp một viên cảnh sát và một mục sư. Viên cảnh sát đề nghị bà Laura cho xem chứng minh thư để chắc chắn ông đến đúng địa chỉ rồi mới thông báo cho 2 vợ chồng rằng cậu con trai 18 t.uổi của họ là Bailey đã c.hết. Bà Laura quỵ xuống khi nghe thông tin.
Bailey Henke – con trai của bà – đang sống ở Grand Forks, cách nhà của cha mẹ 3 giờ lái xe. Viên cảnh sát không nói gì nhiều, chỉ cho cặp vợ chồng số điện thoại của thanh tra đang điều tra vụ việc để họ tự liên hệ.
Khi gọi cho người này, bà Laura được thông báo rằng con trai bà đã qua đời vì dùng quá liều fentanyl. Cả 2 vợ chồng đều không tin được rằng mình đã mất đi người con duy nhất. Họ cũng không biết fentanyl là gì và thứ thuốc đó đã g.iết c.hết người con trai yêu quý của họ ra sao.
Theo thông tin do cảnh sát điều tra, tại Grand Forks, Bailey sống cùng một người bạn tên Kain Schwandt. 2 người sau đó ngày càng dùng h.eroin nhiều hơn, cho đến khi Schwandt phát hiện được một thứ còn “nặng đô” hơn nhiều.
Cụ thể, qua người quen giới thiệu, Schwandt đã thử dùng dạng miếng dán dược phẩm – một sản phẩm dược hợp pháp được sử dụng làm thuốc giảm đau có chứa fentanyl. Schwandt nhanh chóng “mê” miếng dán này. Có điều, giá của những miếng dán đó khá đắt. Chỉ vài miếng dán dược phẩm chứa 100 microgram fentanyl có giá lên tới 300 đến 400 USD. Vì thế, Schwandt chuyển sang tìm kiếm và dùng fentanyl dạng bột. 10 miligram fentanyl dạng bột – gấp 100 lần so với miếng dán – có giá chỉ 10 USD và có thể giúp người dùng “phê” cả ngày.
Ở Grand Forks, thứ thuốc có chứa chất gây nghiện này đã gây ra nhiều thảm kịch cho các gia đình khác. Vào đúng đêm Bailey bị quá liều thuốc, một thiếu niên khác ở thị trấn, cũng là một người bạn của Bailey, cũng đã bị quá liều nhưng được cấp cứu kịp thời nên không c.hết. Vài trường hợp khác thì không được may mắn như vậy.
Tình trạng này khiến người dân địa phương trở nên hoang mang vì không biết nguồn gốc của thứ thuốc kinh khủng đó từ đâu và làm sao mà những người trẻ có thể tiếp cận thuốc dễ dàng như vậy. Trong khi đó, các nhân viên y tế thì bắt đầu lo ngại về một thảm kịch kinh hoàng: thị trấn có thể sẽ chẳng còn người trẻ nào nếu dịch bệnh nghiện fentanyl bùng phát!.
Fentanyl là gì?
Fentanyl lần đầu tiên được bác sĩ, dược sĩ trẻ người Bỉ tên Paul Janssen tổng hợp vào năm 1960. Chứng kiến cảnh cô em gái 4 t.uổi của mình c.hết trong đau đớn và khổ sở trong một thời gian dài vì bệnh lao, ông nuôi tham vọng tạo ra các hợp chất mới, một loại thuốc sẽ thay đổi tình hình mà những người bệnh như em gái của ông mắc phải và cứu sống tính mạng của nhiều người khác.
Sau khi được Janssen tổng hợp thành công, fentanyl nhanh chóng thu hút sự chú ý. Vào thời điểm đó, đây là loại thuốc giảm đau nhóm opioid mạnh nhất trên thế giới, mạnh hơn 100 đến 200 lần so với morphin, đồng thời cũng là loại thuốc có tác dụng nhanh nhất và dễ dùng ở liều an toàn nhất.
Fentanyl xâm nhập vào thị trường châu Âu vào năm 1963 nhưng không được chú ý nhiều cho đến khi các nhà nghiên cứu bắt đầu nghiên cứu ứng dụng fentanyl liều cao như một loại thuốc gây mê để sử dụng trong phẫu thuật tim hở. Trái với morphin vốn có nhược điểm nghiêm trọng khi được sử dụng trong ca đại phẫu, fentanyl được đ.ánh giá là một loại thuốc gây mê trơn tru, có thể dự đoán được thời gian và có tác dụng phụ tối thiểu. Chỉ trong vài năm sau đó, fentanyl liều cao đã được sử dụng làm thuốc gây mê trong hầu hết mọi ca phẫu thuật tim ở Mỹ.
Năm 1984, các nhà nghiên cứu tại Đại học Utah của Mỹ đã tạo ra một sản phẩm thân thiện với t.rẻ e.m, ngọt ngào, giống như kẹo mút đỏ có tên gọi là Oralet. Ít lâu sau đó, các loại thuốc xịt, thuốc viên, thuốc dạng film và nhiều dạng khác chế từ fentanyl đã lần lượt ra lò. Thành công nhất trong số này là một miếng dán xuyên da có tên Duragesic, cho phép giải phóng fentanyl chậm, có kiểm soát ở những bệnh nhân bị đau mãn tính.
Khi đó, người ta cho rằng fentanyl thực sự mang tính cách mạng: không giống như nhiều loại thuốc khác, cần được tiêm trực tiếp vào m.áu bệnh nhân, fentanyl mạnh đến mức chỉ cần đặt nó lên da là đủ để giảm đau. Đến năm 2004, doanh thu của Duragesic đã đạt hơn 2 tỷ USD trên toàn thế giới.
Ông Pablo Janssen – con trai của Paul Janssen – cho hay, trong cuộc đời mình, cha ông cũng từng lóe lên trong đầu ý tưởng về sự c.hết chóc tiềm ẩn của fentanyl. Đó là khi 2 cha con đang xem một bộ phim mà trong đó một trong những nhân vật đã dùng fentanyl và trở nên nghiện.
Tuy nhiên, 2 cha con sau đó lại nghĩ rằng đó là chuyện nực cười bởi fentanyl đã được hàng triệu bệnh nhân trên khắp thế giới sử dụng một cách an toàn trong nhiều thập kỷ. Vì vậy, khả năng loại thuốc này bị biến thành một loại thuốc sử dụng thường xuyên trên đường phố như vậy là điều vô lý.
Ngược lại với sự lạc quan của cha con nhà Janssen, Tiến sĩ Robert Dripps – Chủ tịch Khoa Gây mê tại Đại học Pennsylvania từ năm 1943 đến năm 1973 và là một nhân vật có uy tín cao trong giới y học Mỹ – lại không nghĩ vậy. Ngay từ đầu, ông đã mạnh mẽ chống lại việc Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép cho fentanyl. Vị bác sỹ ngay từ đầu đã lo ngại về khả năng fentanyl và các chế phẩm từ loại thuốc này sẽ dẫn tới sự lạm dụng.
Ở thời điểm những lo ngại trên được đưa ra, rào cản duy nhất đối với việc sử dụng fentanyl phi dược phẩm một cách rộng rãi là quá trình tổng hợp thuốc tương đối phức tạp. Nhưng trong những thập kỷ sau phát hiện ban đầu của Janssen, một loạt các nhà hóa học đã tìm ra được cách hợp lý hóa và đơn giản hóa việc sản xuất lại thuốc này, dẫn tới đợt bùng phát fentanyl tàn khốc vào giữa những năm 2000 ở Mỹ, khi fentanyl tràn ngập thị trường m.a t.úy ở Trung Tây nước này, cướp đi hơn 1.000 mạng sống.
Giới chức Mỹ sau đó phát hiện fentanyl đã được sản xuất tại một phòng thí nghiệm duy nhất ở Toluca, Mexico. Đối tượng điều hành phòng thí nghiệm sau đó khai báo với nhà chức trách rằng hắn đã mua các hóa chất cần thiết từ một công ty Trung Quốc. Kể từ sau đó, hàng loạt vụ phát hiện và trấn áp các cơ sở sản xuất fentanyl bất hợp pháp với quy mô nhỏ đã được giới chức Mỹ tiến hành.
Những con số rùng mình
Đáng chú ý, hồi tháng 8 vừa qua, lực lượng chức năng ở bang Virginia của Mỹ thông báo đã phá một đường dây khổng lồ hoạt động trải khắp 3 tiểu bang, thu giữ 30kg fentanyl – lượng fentanyl có thể g.iết 14 triệu người, bắt giữ 35 nghi can.
“Cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau nhóm opioid không phải là vấn đề xảy ra ở đâu đó hay với ai đó. Nó xảy ra ngay tại đây, ở Norfolk”, ông G. Zachary Terwilliger – Chưởng lý Mỹ tại khu vực Đông Virginia – nói. Trong số 39 đối tượng đã bị khởi tố về vụ việc, giới chức Mỹ cho biết, có đối tượng đã đặt fentanyl từ Thượng Hải, Trung Quốc. “Hàng” sau đó được giao đến bang Virginia qua đường bưu điện. “Điều chúng tôi không mong muốn xảy ra là bưu điện Mỹ trở thành đơn vị buôn bán ma tuý lớn nhất của Mỹ”, ông Terwilliger nói thêm.
Mới đây, cuối tháng 10 vừa qua, các cơ quan thực thi pháp luật của Mỹ đã tiếp hành một đợt trấn áp ở bang Ohio, tịch thu số fentanyl đủ để g.iết c.hết số người nhiều gấp vài lần tổng dân số của cả bang! Theo Văn phòng cảnh sát trưởng Montogomery, trong vụ việc này, tổng số fentanyl mà họ tịch thu là 20kg, có giá trị thị trường lên tới vài triệu USD.
Lượng fentanyl khổng lồ bị thu giữ ở Ohio
Cuộc chiến với loại m.a t.úy nguy hiểm nhất
Như đã nói ở trên, fentanyl vốn được dùng để làm thuốc gây mê trong y tế, có thành phần chiết xuất từ hóa học. Có tác dụng mạnh gấp nhiều lần so với các loại thuốc như morphine nên đây còn được gọi là “thuốc xác sống”.
Fentanyl sử dụng trong y học thường được kê cho các bệnh nhân bị đau nghiêm trọng. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc có chứa fentanyl mà người ta mua được lại là từ đường phố chứ không phải từ các nhà thuốc hay bệnh viện do thuốc này được sản xuất bất hợp pháp trong các phòng thí nghiệm và được liệt kê là biến thể của fentanyl hợp pháp.
Việc sử dụng fentanyl không vì mục đích chữa bệnh có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về mặt sức khỏe. Mức độ dung nạp và lệ thuộc đối với các chất này tăng rất nhanh và có thể đạt ngưỡng cao một cách kinh khủng. Nguy hiểm hơn cả là tình trạng c.hết do sử dụng quá liều gây ra bởi trạng thái ức chế đường hô hấp, một tác dụng phụ phổ biến đối với các thuốc giảm đau nhóm opioid.
Thêm vào đó, do có thành phần là chất hóa học, nên việc điều chế fentanyl nhanh và rẻ hơn m.a t.úy còn lợi nhuận lại cao hơn nhiều, dẫn tới việc không chỉ những kẻ buôn m.a t.úy mà thậm chí còn có cả những trường hợp các bác sĩ tìm cách tuồn thuốc ra chợ đen để bán.
Minh Ngọc / Pháp luật bốn phương
Theo baophapluat
Bạn có biết những thói quen này đang hủy hoại thận?
Thận là một cơ quan quan trọng của cơ thể, giúp lọc các chất thải khỏi m.áu qua nước tiểu. Dưới đây là những thói quen có thể hủy hoại thận.
Không uống đủ nước: Chức năng chính của thận là lọc các chất thải của quá trình trao đổi chất. Bạn cần uống đủ nước để duy trì sự cân bằng hồng cầu, nếu không các độc tố sẽ tích tụ lại trong m.áu.
Nhịn tiểu quá lâu: Nhịn tiểu quá lâu có thể gây các vấn đề về đường tiết niệu. Thủy thũng thận (tăng áp lực nước tiểu trong thận) là một vấn đề về có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho thận. Tiểu không kiểm soát là một hậu quả khác của việc nhịn đi tiểu.
Ăn quá nhiều muối: Một chức năng khác của thận là trung hòa lượng natri mà ta hấp thụ. Khi ta ăn quá nhiều muối (nguồn natri chính), thận phải liên tục bài tiết natri, dẫn đến áp lực về lâu dài cho cơ quan này.
Caffeine và nước ngọt có ga: Nhiều loại nước ngọt có chứa caffeine, một chất có thể làm tăng huyết áp. Quá nhiều caffeine có thể gây áp lực lên thận, khiến thận tổn thương.
Lạm dụng thuốc giảm đau: Lạm dụng thuốc giảm đau có thể hủy hoại thận của bạn. Bạn không nên dùng thuốc giảm đau nếu cơn đau không quá nghiêm trọng, bởi thuốc giảm đau có nhiều tác dụng phụ, làm giảm lưu thông m.áu và khiến chức năng thận suy giảm.
Quá nhiều protein: Ăn quá nhiều thức ăn chứa protein có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Một trong những tác động đó là làm hại thận. Ăn quá nhiều thịt đỏ và các thức ăn giàu protein khác làm tăng áp lực trao đổi chất của thận.
Lờ đi những cơn cảm lạnh và cảm cúm: Chúng ta thường không xem cảm lạnh và cảm cúm là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nghiên cứu cho thấy, những người không chịu nghỉ ngơi khi bị ốm có nguy cơ mắc bệnh thận cao.
Lạm dụng cồn: Uống quá nhiều bia rượu là một thói quen hại thận, vì bia rượu chứa nhiều độc tố gây áp lực lên thận.
Không kiểm soát ăn uống: Bạn hạn chế ăn các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao và bánh kẹo. Hãy ăn các món ăn vặt lành mạnh, hoa quả và trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và các sản phẩm không sữa./.
T.H./VOV.VN (biên dịch)
Theo Onlymyhealth