Những cơn đau tưởng chừng không đáng lo ngại nhưng có thể lại là vấn đề thực sự nghiêm trọng hơn bạn vẫn nghĩ.
Giải quyết những cơn đau lưng đôi khi là nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt nếu bạn không rõ nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này. Thông thường, mọi người sẽ nghĩ ngay tới do các dây thần kinh, khớp và cơ ở khu vực này gây nên. Tuy nhiên, một số cơ quan nhất định, trong đó có thận, cũng đóng một vai trò không nhỏ dẫn tới những cơn đau lưng bất thường.
Thận nằm ở hai bên cột sống, ngay dưới lồng ngực và có nhiệm vụ lọc m.áu, tạo ra nước tiểu. Khi cơ quan này bị viêm hoặc gặp vấn đề, bạn có thể phải đối mặt với những cơn đau lưng khó chịu.
Sabitha Rajan, chuyên gia y khoa kiêm nhà tư vấn sức khỏe tại Trung tâm MCG Health cho biết, phần giữa của thân không có dây thần kinh nên khi gặp vấn đề, chúng sẽ căng ra, tác động tới dây thần kinh nằm gần lưng, từ đó gây nên hiện tượng đau lưng.
Nếu không điều trị kịp thời, viêm thận có thể gây tổn thương thận, cao huyết áp, thậm chí dẫn tới hiện tượng hiếm gặp là suy nội tạng. Vì vậy, xác định rõ cơn đau bắt nguồn từ nguyên nhân nào là việc làm rất quan trọng. Đau lưng do căng cơ hay chấn thương chỉ cần nghỉ ngơi và dùng thuốc trong khi vấn đề về thận lại phải được điều trị càng sớm càng tốt.
Làm thế nào để phân biệt đau thận với đau lưng?
Khi nhắc đến việc phân biệt đau lưng với đau thận, bạn cần xem xét hai yếu tố chủ yếu: Vị trí của cơn đau và loại đau.
Căng cơ, căng dây chằng hoặc tổn thương đĩa đệm thường gây nên những cơn đau theo chiều dọc, có xu hướng xung quanh cột sống dưới hay còn gọi là vùng thắt lưng. Nguyên nhân là do khu vực này gánh chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể khi thực hiện các hoạt động hàng ngày. Chúng dễ bị chấn thương, căng tức và mỏi cơ. Nếu bạn gặp phải vấn đề về thần kinh, cơn đau cũng có thể lan xuống mông, chân và bàn chân.
Trái lại, đau thận lại nằm ở khoảng giữa lưng và hai bên cột sống. Đây được gọi là khu vực sườn. Theo chuyên gia Rajan, bạn có thể dễ dàng xác định khu vực này bằng cách đặt tay lên eo.
Đau lưng được chia thành nhiều loại, từ cảm giác nóng ran, tê, ngứa đến đau âm ỉ. Tuy nhiên, Cheyenne Santiago, chuyên gia y khoa tại Trung tâm MCG Health nhấn mạnh, điều quan trọng nhất mọi người cần chú ý là cơn đau thường bùng phát hoặc giảm bớt tùy thuộc vào cách di chuyển.
Ví dụ, bạn có thể cảm thấy cực kỳ khó chịu khi cúi người, di chuyển từ tư thế đứng sang ngồi hoặc giữ nguyên một tư thế trong nhiều giờ. Trong khi đó, những cơn đau thận không phải lúc nào cũng xuất hiện khi chịu tác động. Tuy có thể chuyển từ nhẹ sang nặng, chúng lại nhất quan và không thay đổi bất kể vị trí của cơ thể.
Ngoài ra, những cơn đau thận cũng thường đi kèm với các triệu chứng khác như nước tiểu chuyển sang màu sẫm, có m.áu hoặc đục, đau buốt khi đi tiểu, tiểu thường xuyên, sốt, ớn lạnh và buồn nôn.
Nguyên nhân nào dẫn tới đau thận và đau lưng?
Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh siêu âm để xem cấu trúc của thận và kiểm tra có sỏi hay không.
Đau lưng thường xảy ra khi lưng phải làm việc quá sức, căng thẳng hoặc duy trì tư thế xấu. Trong khi đó, năm nguyên nhân chính dẫn tới đau thận là sỏi thận, n.hiễm t.rùng đường tiết niệu, chấn thương, bệnh thận đa tạng và u thận.
Đau lưng có thể gây cảm giác vô cùng khó chịu nhưng thường tự khỏi. Các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tránh vận động mạnh, nghỉ ngơi, chườm nóng, nước đá hoặc dùng thuốc chống viêm trong trường hợp cần thiết. Nếu tình trạng này không biến mất sau 6-12 tuần, hãy đến gặp bác sĩ để tìm cách điều trị tốt hơn.
Nếu bạn nghi ngờ bản thân đang có vấn đề về thận, đừng ngại ngần đi khám bác sĩ. Theo chuyên gia Santiago, những người gặp phải các triệu chứng của n.hiễm t.rùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận nên thực hiện việc này càng sớm càng tốt.
Bác sĩ sẽ làm gì để chẩn đoán?
Nếu bạn đi khám bác sĩ về tình trạng đau lưng thường xuyên do xương khớp gây nên, bác sĩ rất có thể sẽ yêu cầu siêu âm để tìm ra bệnh.
Trong khi đó, chẩn đoán bệnh thận cần dựa trên nhiều xét nghiệm hơn. Bác sĩ có thể sờ nắn vùng thận, kiểm tra huyết áp và nhiệt độ. Xét nghiệm nước tiểu là việc làm cần thiết nhằm phát hiện những cục m.áu và tinh thể nhỏ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bạn cũng có thể phải làm xét nghiệm m.áu để kiểm tra các dấu hiệu n.hiễm t.rùng và xem thận có thực sự hoạt động tốt để loại bỏ độc tố hay không.
Các bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh với trường hợp mắc n.hiễm t.rùng đường tiết niệu. Trong trường hợp sỏi thận nhỏ, họ có thể khuyên bạn nên uống nhiều nước hơn và uống thuốc giảm đau để đưa sỏi ra ngoài một cách tự nhiên bằng đường tiểu.
Nhìn chung, điểm mấu chốt là mọi người đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ nếu nghi ngờ bản thân bị đau thận. N.hiễm t.rùng sẽ trở nên tồi tệ hơn và dẫn đến tổn thương mô nghiêm trọng, trong khi các khối u và sỏi có thể phát triển, làm suy giảm chức năng thận.
Ghi nhớ 9 bức ảnh giúp bạn nhanh chóng tìm ra nguyên nhân thực sự của cơn đau ở nội tạng
Khi các cơ quan trọng cơ thể bị đau, bạn cần phải sớm nhận biết những tín hiệu đó để xử lý y tế kịp thời. Đây là những mô tả giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí và bộ phận có vấn đề.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thi thoảng cảm thấy đau ở đâu đó trên cơ thể, không rõ nguyên nhân. Đặc biệt là khi bước vào t.uổi trung niên, mọi người sẽ có nhiều vấn đề về thể chất và không phải lúc nào cũng muốn đến bệnh viện ngay lập tức.
Việc tìm hiểu về những vị trí đau để nhận biết nguyên nhân gây đau là vô cùng quan trọng, giúp bạn hiểu được mức độ nặng nhẹ, hay sự nguy hiểm của những cơn đau, từ đó có thể quyết định việc có phải đi khám ngay lập tức hay không.
Trong thực tế, một số cơn đau có liên quan đến các cơ quan bên trong cơ thể. Sau đây là những bức ảnh mô tả cho bạn thấy vùng đau nào sẽ có nguyên nhân từ đâu. Hãy ghi nhớ vị trí để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân thực sự của cơn đau mà bạn đang chịu đựng.
1, Khi bạn có vấn đề ở tim
Những người có vấn đề về tim sẽ đột nhiên bị đau ngực và cơn đau sẽ lan sang cánh tay trái, xương bả vai và cổ. Có thể, đây chỉ là dấu hiệu cảnh báo cánh tay của bạn đau, nhưng cũng có thể là một căn bệnh đe dọa tính mạng. Hãy xem xét kỹ sức khỏe tim mạch của bạn.
2, Khi bạn có vấn đề ở thận
Mọi người thường nhầm lẫn giữa cơn đau lưng với các vấn đề về thận. Khi có vấn đề về thận, bạn sẽ cảm thấy đau sâu đến từ dưới xương sườn. Cơn đau này cũng sẽ lan đến chân. Nếu bị đau lưng, sẽ chỉ cảm thấy đau nhiều hơn ở phần cơ, và cơn đau không sâu bằng.
Đó chính là sự khác biệt giữa đau lưng đơn thuần và đau ở thận.
3, Khi bạn có vấn đề ở ruột non
Nếu có vấn đề với ruột non, sẽ có cảm giác rất đau ở vùng quanh rốn. Nếu bạn đột nhiên cảm thấy đau lâu không ngừng ở khu vực này khi cúi xuống hoặc đi bộ, hãy chắc chắn rằng đã đến lúc bạn phải đi khám bác sĩ.
4, Khi bạn có vấn đề ở ruột già
Nếu đau bụng dưới phía bên phải, đó có thể là bệnh đại trực tràng, và bộ phận này đau thường cũng có thể là dẫn đến táo bón.
5, Khi bạn có vấn đề ở phổi
Bởi vì cơ thể chúng ta không có đầu dây thần kinh trên phổi, nên sẽ không cảm thấy đau, nhưng nếu phổi bị vấn đề nào đó, ngực sẽ bị đau, từ đó sẽ tạo ra các cơn ho và khó thở.
Khi có vấn đề tương tự, bạn nên theo sõi sát sao, đi khám kịp thời.
6, Khi bạn có vấn đề ở ruột thừa
Khi ruột thừa bị viêm, phần bụng dưới bên phải sẽ rất đau. Cơn đau này cũng sẽ lan đến dạ dày và chân phải. Nếu có đau ở khu vực này và các triệu chứng như buồn nôn, nôn, sốt, táo bón và tiêu chảy xảy ra, hãy đi khám kịp thời.
7, Khi bạn có vấn đề ở dạ dày
Khi dạ dày chúng ta có các vấn đề nảy sinh, bạn sẽ cảm thấy đau ở vùng bụng giữa và đau ở cùng một vị trí đó trên lưng. Thông thường, những cơn đau do dạ dày và thực quản thường bị nhầm lẫn với cơn đau do tim gây ra. Tốt nhất là đi khám bác sĩ.
8, Khi bạn có vấn đề ở túi mật và gan
Khi cơ thể xuất hiện các vấn đề với các cơ quan này, có thể gây đau ở vùng bụng trên bên phải, cũng như đau ở cùng một vị trí đó ở vùng lưng. Ngoài ra, khi gan có vấn đề, thường bạn sẽ nhìn thấy dấu hiệu vàng da và xuất hiện cảm giác có vị chua trong miệng.
9, Khi bạn có vấn đề ở tuyến tụy
Đau ở giữa bụng trên có thể là một vấn đề nào đó đang xảy ra với tuyến tụy, cũng có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày. Cơn đau tăng lên sau bữa ăn và sau khi nằm, và có khả năng bạn đang gặp các vấn đề tổn thương tụy, cần được chăm sóc y tế kịp thời.
Lưu ý: Những kiến thức nhỏ này chỉ có thể giúp chúng ta đ.ánh giá tình trạng vật lý ban đầu, và không thể được coi là một tiêu chuẩn tuyệt đối.
Nếu bạn cảm thấy không khỏe, bạn vẫn cần gặp trực tiếp bác sĩ. Mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ, và không có gì trên thế giới này quan trọng hơn sức khỏe của chúng ta.
Vân Hồng