Đẻ xong vợ kêu “có đ.ứa t.rẻ đạp trong bụng”, chồng sợ hãi tức tốc đưa đến bệnh viện

Sau 2 tuần sinh con, bà mẹ này hoang mang khi bụng ngày càng to ra và đôi khi còn thấy những chuyển động trong bụng.

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ khi đã hoàn thành nhiệm vụ cao cả sẽ có nhiều thay đổi để dần dần hồi phục, trở về trạng thái trước kia. Đối với những người mới lần đầu sinh con, những thay đổi này có thể khiến họ bối rối và đôi khi còn dẫn đến hiểu lầm trớ trêu như bà mẹ trong câu chuyện dưới đây.

Bà mẹ trẻ họ Lý (sống tại Trung Quốc) do không học đại học nên kết hôn khá sớm, khi mới 20 t.uổi. Sau ngày cưới, việc sớm sinh con cũng là ưu tiên hàng đầu của cô và hai bên gia đình.

Mọi chuyện diễn ra rất suôn sẻ khi chỉ sau 2 tháng là Lý có tin vui. Trong thời gian mang thai, cô cũng không bị nghén ngẩm, khó chịu gì, tâm trạng thoải mái và ăn uống rất ngon miệng. Mẹ chồng và mẹ đẻ thấy vậy càng chịu khó bồi bổ cho cô với hy vọng sẽ sinh được em bé bụ bẫm.

de xong vo keu co dua tre dap trong bung chong so hai tuc toc dua den benh vien 9a4 5261176

Mẹ chồng Lý mừng rỡ khi cô sinh mổ được con trai nặng 4,1kg.

Kết quả sau 9 tháng mang thai, Lý tăng tới hơn gần 30kg, kéo theo đó là chứng cao huyết áp trong thai kỳ và thai nhi cũng có cân nặng vượt chuẩn. Do đó, Lý không thể sinh thường mà đành chấp nhận sinh mổ. Con trai cô chào đời nặng 4,1kg khiến cả gia đình, đặc biệt là mẹ chồng mừng rỡ, đi khoe khắp nơi. Ưng ý cô con dâu “đẻ tốt” nên sau sinh bà càng chăm sóc cô kĩ càng hơn, bồi bổ bằng nhiều món ăn khác nhau.

Vậy nhưng một điều khiến bà mẹ trẻ cảm thấy kỳ lạ là sau sinh 2 tuần, cô lại thấy bụng hình như lớn hơn một chút.

Cùng với đó là thỉnh thoảng có chuyển động trong bụng y hệt như thai nhi đạp. Lúc này cô mới hốt hoảng nghĩ liệu có phải còn một đ.ứa b.é khác bị bỏ sót trong bụng. Khi nghe vợ nói chuyện, người chồng cũng không khỏi sợ hãi liền tức tốc đưa vào bệnh viện kiểm tra.

Tại bệnh viện, sau khi nghe Lý trình bày nghi ngờ của bản thân và khám cho cô, bác sĩ mới bụm miệng cười: “ Làm gì có em bé nào, bụng cô to thế này là do tích mỡ đó, chắc người nhà chăm tốt quá rồi”.

de xong vo keu co dua tre dap trong bung chong so hai tuc toc dua den benh vien c0b 5261176

Bụng ngày càng lớn khiến Lý tưởng vẫn còn sót con nhưng bác sĩ cho biết đó là… bụng mỡ.

Khi Lý thắc mắc về chuyển động trong bụng, bác sĩ giải thích đó là chuyển động của các cơ quan nội tạng đang dịch chuyển dần về vị trí cũ. Vì cô vừa trải qua 9 tháng mang thai, đã quen với cử động của thai nhi nên nhạy cảm hơn hẳn và hiểu nhầm thôi. Nghe thấy vậy, đôi vợ chồng trẻ cũng phải bật cười rồi dẫn nhau ra về.

Những thay đổi về cơ thể sau sinh khiến mẹ “sốc nặng”

Thân hình sồ sề

Mẹ đều tưởng tượng rằng sau sinh sẽ nhanh chóng có lại vòng bụng phẳng lì như thời con gái. Trên thực tế trong những tháng đầu sau sinh, bụng mẹ sẽ vẫn khá lớn như đang mang bầu 3-4 tháng vậy.

Ngực chảy xệ

Ngực của mẹ sẽ không bao giờ có thể săn chắn như thời con gái, nhất là bạn cho con bú trực tiếp. Một hiện tượng nữa chị em cũng hay phải đối mặt đó là chứng rạn da ở ngực với những bà mẹ bị chửa ngực.

Đau bụng

Nếu bạn sinh con lần 2, đừng quá sốc khi nhận thấy những cơn đau co dạ con thực sự kinh khủng. Với mẹ sinh con lần đầu, triệu chứng này nhẹ nhàng hơn nhiều. Chứng đau do co dạ con sẽ xảy ra sau khi mẹ sinh nở một vài giờ và có thể kéo dài 3-4 ngày.

K.inh n.guyệt thất thường

Rất nhiều bà mẹ chia sẻ những tháng đầu khi k.inh n.guyệt trở lại sau sinh rất thất thường, có khi là 25 ngày, 27 ngày hay cả 40 ngày. Thậm chí, có những người còn bị u nang phát triển trên buồng trứng sau sinh. Vì vậy, mẹ nên kiểm tra sức khỏe sinh sản sau sinh thường xuyên hoặc bất cứ khi nào có dấu hiệu không ổn.

Những vết bầm tím sau sinh

Nếu bạn từng phải tiêm, truyền thuốc khi sinh con thì di chứng vẫn sẽ để lại trên cơ thể bạn bằng những vết bầm tím. Phải mất 3-4 tuần, những vết thâm này mới biến mất.

Đi tiểu không kiểm soát

Điều này không xảy ra với tất cả phụ nữ sau sinh, nhưng một số người đã trải nghiệm. Khi sinh con, thành â.m đ.ạo bị căng ra và có thể bị tê liệt. Kết quả có thể khiến bạn không cảm nhận được rằng mình cần đi tiểu. Điều này có thể làm bạn khá bối rối nhưng nó sẽ kết thúc sau một thời gian.

Những lưu ý nằm lòng khi ăn bún

Món bún là món mà khá nhiều người ưa thích. Mặc dù thế thực tế, ăn món bún có ích lợi đối với sức khỏe hay là không có lợi, dùng bún nhiều có tốt hay không?

nhung luu y nam long khi an bun fda 5217432

Theo các chuyên gia, không có thực phẩm nào là tốt đặc biệt hay xấu đặc biệt, điều quan trọng là liều lượng và cách sử dụng.

Theo tìm hiểu, huỳnh quang là chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy vì có màu óng ánh, đẹp. Nếu dùng trong bún sẽ tạo độ bóng trên bề mặt sợi bún, làm cho sợi bún trông ngon mắt hơn rất nhiều.

Còn về hàn the là hóa chất không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm. Nếu sử dụng thực phẩm có chứa hàn the thường xuyên hay với liều lượng lớn có thể gây ngộ độc cấp, lâu dần tích tụ gây ngộ độc gan, thận rất nguy hiểm cho sức khỏe.

nhung luu y nam long khi an bun d8f 5217432

Người bị dạ dày, đại tràng

Bún là nhóm thức ăn không thích hợp với những người có bệnh ở đường tiêu hóa. Nguyên do là vì bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra.

Trong thời gian này sẽ có quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày. Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng không nên ăn bún.

Trẻ nhỏ

Bún, mì là món ăn nhanh, dễ chế biến nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, người sản xuất bún thường cho hóa chất trong quá trình chế biến. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên ăn bún sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ. Vì vậy, tốt nhất không nên cho trẻ ăn bún quá sớm, hoặc hạn chế món này với trẻ.

Người bị ốm, sốt

Người bị ốm, sốt nên ăn những món ăn nhẹ như cháo đỗ xanh, cháo thịt, hoặc soup để giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá. Nên hạn chế ăn bún vì lúc này có thể đang yếu, ăn bún vào rất dễ bị lạnh bụng, khó tiêu và đi ngoài.

Phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng được khuyên không nên ăn bún, bởi bún được làm từ gạo ngâm nở chua,và các hóa chất đi kèm được người sản xuất sử dụng để chế biến sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá của cơ thể người mẹ và bé.

Từ góc độ dinh dưỡng, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ với báo Gia đình Xã hội cho rằng, bún là nhóm thức ăn không thích hợp với những người có bệnh ở đường tiêu hóa.

Nguyên do là vì bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra. Trong thời gian này sẽ có quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày.

Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng không nên ăn bún. Với đặc tính lên men, có chất chua, nếu những người này ăn phải sẽ dễ gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ đau dạ dày.

Để nhận biết bún sạch và bún ngâm hóa chất, người tiêu dùng có thể dựa vào màu sắc, hương vị và độ bền của sợi bún để nhận biết.

– Những sợi bún sạch sẽ hơi nát, dễ đứt gãy.

– Bún độc hại chứa hàn the và hóa chất sẽ dai, khó đứt gãy.

– Bún sạch có màu trắng đục hoặc tối màu, chạm tay vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn.

– Bún chứa hàn the, hóa chất độc hại có màu trắng trong, sáng và sợi bún bóng, mẩy.

– Bún sạch mang vị chua hoàn toàn tự nhiên của gạo ngâm, không quá nặng mùi và khi ăn sẽ nồng lên hương thơm của bột gạo, để trong thời gian dài hoặc qua ngày sẽ dễ gây chua và ôi thiu.

– Bún chứa hàn the, hóa chất độc hại chạm vào không có cảm giác nhuyễn, dính của bột gạo. Khi đưa ra ánh sáng mặt trời, sợi bún thường trắng óng ánh. Thậm chí, bún để cả ngày với nhiệt độ cao vẫn không hề có mùi chua, thiu. Đặc biệt, khi cho bún vào miệng nhai, bún nhiễm hóa chất sẽ không hề kích thích tuyến nước bọt tiết ra mùi vị.

Một cách khác, bạn cho một lượng bún vào chén chứa lượng nước mắm rồi trộn đều lên. Nếu là bún sạch thì nước mắm sẽ ngấm vào sợi bún nhanh hơn khiến sợi bún mềm ra.

Còn sợi bún được tẩm hóa chất sẽ ngấm rất ít và ngấm lâu hơn, sợi bún khô và có dấu hiệu rời ra vì chứa nhiều hàn the – hóa chất để bảo quản sợi bún.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *