Ít vận động làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường ở t.rẻ e.m

Nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết T.Ư (Hà Nội) mới đây cho biết: Rối loạn dung nạp đường huyết – yếu tố cảnh báo mắc đái tháo đường – đang chiếm tỷ lệ cao ở t.rẻ e.m.

it van dong lam tang nguy co mac dai thao duong o tre em b5d 5260393

Các hoạt động thể thao như bơi lội rất có ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ – ẢNH: KHẢ HÒA

Cần vận động thể lực ít nhất 60 phút/ngày

Theo Bệnh viện Nội tiết T.Ư, béo phì – đặc biệt là béo bụng – và tình trạng kháng insulin ở t.rẻ e.m gây rối loạn dung nạp glucose (đường) hay t.iền đái tháo đường.Rối loạn dung nạp glucose là tình trạng đường trong m.áu tăng cao hơn so với mức bình thường. Những người có rối loạn dung nạp đường huyết có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường týp 2.

Đái tháo đường týp 2 là bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa (béo phì, tăng mỡ m.áu) do dinh dưỡng không hợp lý, lười vận động thể lực.

Nghiên cứu gần đây của Bệnh viện Nội tiết T.Ư với 2.810 t.rẻ e.m từ 11 – 14 t.uổi trên toàn quốc cho thấy: 178 trẻ (6,2%) mắc rối loạn glucose (đường) m.áu. Lứa t.uổi trẻ nhất (11 t.uổi) có tỷ lệ mắc cao nhất (8,1%). Tỷ lệ thừa cân béo phì ở các trẻ được nghiên cứu là 27,8% (17,9% thừa cân và 9,9% béo phì).

Về thói quen vận động, 90,6% t.rẻ e.m được phỏng vấn đều có chơi một môn thể thao. Tuy nhiên, thời gian trung bình vận động theo tiêu chuẩn ở t.rẻ e.m cần ít nhất 60 phút/ngày, nhưng vẫn có các trẻ chưa đạt được, đặc biệt ở nhóm trẻ gái.

Cũng theo nghiên cứu trên, có quá nửa t.rẻ e.m chơi game, trong đó 34,7% t.rẻ e.m chơi game hơn 1 giờ/ngày; 100% trẻ dùng mạng xã hội.

Các chuyên gia về nội tiết – chuyển hóa khuyến cáo: Cần có những biện pháp kịp thời và toàn diện từ phía gia đình, nhà trường, và bản thân trẻ để duy trì lối sống tích cực, phòng tránh các bệnh: béo phì, tim mạch, đái tháo đường, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Vận động tích cực giúp trẻ tăng chiều cao

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, béo phì do tình trạng ăn nhiều quá mức cần thiết, gây dư thừa chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng dư thừa này sẽ tích tụ thành mỡ. Vận động, tập thể dục chính là để giúp đốt cháy nguồn năng lượng dư thừa này, giúp duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân khi bị thừa cân, béo phì.

Không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, ngừa bệnh đái tháo đường týp 2 và các bệnh tim mạch, vận động tích cực còn giúp các em khỏe mạnh và phát triển thể lực toàn diện hơn.

Khi vận động, các em sử dụng cơ bắp nhiều, cơ bắp càng săn chắc thì càng khỏe mạnh. Vận động còn giúp bộ xương vững chắc, phát triển tốt chiều cao. Vận động giúp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể phát triển tốt hơn, tăng sức bền và cải thiện chức năng của hệ hô hấp, tuần hoàn.

Ngoài ra, thể dục và vận động tích cực làm cho não giải phóng ra một loại chất giúp các em cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và giảm căng thẳng.

Các hoạt động như chơi thể thao (cầu lông, bóng đá, bơi lội…), đi xe đạp, chạy bộ và khiêu vũ đều là những hình thức vận động thể lực tốt cho sức khỏe. Tham gia làm một số công việc nhà như: quét dọn, lau nhà, phơi quần áo… cũng chính là các hoạt động thể lực tích cực và rất có ích cho sự phát triển toàn diện của các em.

Các hoạt động như: kéo co, cầu lông, bóng đá, đi xe đạp, chạy bộ và nhảy múa… đều là những hình thức tập thể dục tốt cho sức khỏe của t.rẻ e.m.

Có thể tập một số bài tập kéo giãn như tập xà đơn để tăng tính linh hoạt và khỏe mạnh của cơ thể.

Nên ưu tiên tham gia hoạt động ngoài trời ít nhất 1 tiếng mỗi ngày, thay vì các hoạt động tĩnh tại nhà như: chơi game, xem ti vi, dùng thiết bị điện tử…

Trẻ cần vận động phù hợp và đúng, để tránh chấn thương.

( Viện Dinh dưỡng quốc gia)

Gần 30% t.rẻ e.m Việt nguy cơ mắc bệnh người lớn

Căn bệnh thường mắc ở độ t.uổi trung niên và phải điều trị suốt đời nay gặp rất nhiều ở người trẻ, thậm chí 9-10 t.uổi đã mắc.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa công bố kết quả khảo sát trong 2 năm với hơn 2.800 t.rẻ e.m lứa t.uổi 11-14 trên toàn quốc, cho thấy nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở nhóm đối tượng này rất lớn.

Cụ thể, có 178 trẻ (6.2%) mắc rối loạn glucose m.áu, trong đó lứa t.uổi trẻ nhất (11 t.uổi) có tỉ lệ mắc cao nhất (8,1%); trong khi ở nhóm t.uổi lớn hơn có rối loạn glucose m.áu thấp hơn.

gan 30 tre em viet nguy co mac benh nguoi lon f1a 5258620

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 ở t.rẻ e.m

Đáng báo động, tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ lên tới 27,8%, trong đó thừa cân là 17,9% và béo phì là 9,9%. Trong khi đó quá nửa t.rẻ e.m đều chơi game, 34,7% t.rẻ e.m chơi game trên 1 giờ/ngày; 100% t.rẻ e.m đều dùng mạng xã hội, 88% trẻ vào mạng dưới 1 giờ/ngày.

Khi khảo sát, các bé đều cho biết có chơi một môn thể thao, song thời gian trung bình vận động chưa đạt 60 phút/ngày như khuyến cáo.

PGS.TS Trần Ngọc Lương, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, trong vài thập kỷ gần đây, số lượng t.rẻ e.m béo phì tăng lên, dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng tỉ lệ đái tháo đường type 2 ở người trẻ t.uổi.

Béo phì, đặc biệt là béo bụng kết hợp mạnh với kháng insulin ở t.rẻ e.m gây nên rối loạn dung nạp glucose hay t.iền đái tháo đường. Do vậy, những đối tượng t.iền đái tháo đường có nguy cơ cao tiến triển thành đái tháo đường nếu không có sự can thiệp kịp thời.

Do vậy, Bệnh viện Nội tiết khuyến cáo các bậc cha mẹ cùng nhà trường cần có những biện pháp can thiệp kịp thời và toàn diện, xây dựng lối sống lành mạnh, chú trọng phòng tránh béo phì cho trẻ ngay từ bây giờ bằng cách điều chỉnh chế độ ăn như giảm chất béo, đạm, đồ ăn nhanh, tăng cường vận động, giảm xem tivi, điện thoại, chơi game…

Tại Việt Nam, tiểu đường là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng thứ 3 chỉ sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Hiện nước ta đang có khoảng 3,5 triệu người chung sống với căn bệnh này, trong đó mỗi năm có 29.000 người t.ử v.ong do các nguyên nhân có liên quan đến đái tháo đường như tim mạch, thần kinh, thận, mạch m.áu, mắt…

Bệnh tiểu đường gồm type 1 và type 2, trong đó type 2 (chiếm 90%) là thể phụ thuộc insulin, phải điều trị suốt đời. Trước đây, tiểu đường type 2 chủ yếu gặp ở người trên 40 t.uổi, song nhiều năm trở lại đây, bệnh có xu hướng trẻ hoá rất nhanh, rất nhiều t.rẻ e.m 9-10 t.uổi hoặc 13-14 t.uổi đã mắc bệnh này.

Theo GS Thái Hồng Quang, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, nguyên nhân khiến t.rẻ e.m mắc đái tháo đường type 2 do liên quan đến béo phì.

Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương từng điều trị cho b.é g.ái mới 9 t.uổi bị tiểu đường type 2. B.é g.ái được gia đình đưa đến viện trong tình trạng béo phì, có hội chứng gai đen, da bị tổn thương nhưng sau khi làm xét nghiệm mới phát hiện mắc tiểu đường.

gan 30 tre em viet nguy co mac benh nguoi lon 2a3 5258620

Bệnh nhi 13 t.uổi điều trị tiểu đường tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Mới đây, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận b.é g.ái 13 t.uổi bị tiểu đường type 2 do thừa cân. B.é g.ái này thường xuyên uống nước ngọt từ nhỏ, đi tiểu nhiều, mệt mỏi nhưng ban đầu gia đình nghĩ do con học nhiều, chỉ đến khi phát hiện chiếc quần nhỏ của con trong nhà tắm thường xuyên bị kiến bu, cha mẹ mới đưa con đi khám.

Với t.rẻ e.m, nếu mắc tiểu đường type 2 nguy cơ mắc các biến chứng về thận, tim mạch, võng mặc… chỉ trong 5-10 năm. Trong khi đó việc điều trị tiểu đường ở t.rẻ e.m khó khăn hơn nhiều do trẻ không thể kiêng khem như người lớn.

Để dự phòng đái tháo đường type 2 ở người trẻ, GS Quang nhấn mạnh, cha mẹ đừng bắt trẻ ăn nhiều, hãy bỏ suy nghĩ muốn con thật béo và đừng để trẻ ngồi một chỗ quá lâu. Dinh dưỡng và vận động là 2 phương pháp cực kỳ quan trọng để phòng tránh tiểu đường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *