Khoảng 4 giờ đồng hồ trước khi xảy ra lơ mơ, nói ú ớ và liệt, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh và cũng không có t.iền căn bệnh này trước đó.
Vừa qua, Bệnh viện (BV) quận Thủ Đức cho biết đã tiếp nhận một bệnh nhân tên T. T.A (40 t.uổi) trong tình trạng lơ mơ, nói ú ớ bất thường và liệt nửa người bên phải.
Khoảng 4 giờ đồng hồ trước khi xảy ra các triệu chứng bất thường, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh và không có t.iền căn đột quỵ trước đó.
Nhận định đây có thể là một ca đột quỵ nhồi m.áu não do tắc mạch m.áu não, quy trình điều trị cấp cứu đột quỵ của BV được kích hoạt.
Trong vòng chưa đến 60 phút, bệnh nhân được tiến hành thực hiện các xét nghiệm cơ bản, chụp CT. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị nhồi m.áu não cấp bán cầu trái, tắc động mạch cảnh trong đoạn nội sọ, nghi ngờ thuyên tắc từ tim.
Vị trí huyết khối gây tắc động mạch. (Ảnh: BVCC)
Các bác sĩ nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến phòng Cathlab, tiến hành can thiệp lấy khối huyết bằng dụng cụ.
Một dụng cụ được đưa vào từ động mạch đùi của bệnh nhân để tiếp cận tới vùng có các huyết khối gây tắc động mạch não.
Chỉ 15 phút sau khi chọc động mạch đùi, những huyết khối gây tắc động mạch não đã được lấy ra. Động mạch não được tái thông hoàn toàn. 30 phút sau khi được can thiêp, bệnh nhân T.A. hồi phục hầu như hoàn toàn, tỉnh táo nhanh nhẹn và nói năng lưu loát, chỉ còn yếu kín đáo nữa người bên phải.
Hiện, bệnh nhân đã được xuất viện về nhà.
Bác sĩ Lê Trần Vinh, Trưởng khoa Nội thần kinh của BV cho biết, thời gian vàng là yếu tố quyết định thành công và tỷ lệ phục hồi phục trong việc điều trị đột quỵ.
Huyết khối sau khi lấy ra. (Ảnh: BVCC)
Có 2 phương pháp điều trị tắc/nhồi mạch m.áu não đó là dùng thuốc tiêu sợi huyết thường được áp dụng với các trường hợp trong khung giờ vàng (3-4.5 giờ) sau khởi phát đột quỵ.
Phương pháp thứ hai là kỹ thuật lấy huyết khối bằng dụng cụ trong vòng 6 giờ.
Đối với trường hợp của bệnh nhân A., các bác sĩ đã quyết định sử dụng phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ vì bệnh nhân bị tắc mạch m.áu lớn.
Các bác sĩ cho biết, đột quỵ là căn bệnh gây t.ử v.ong đứng hàng thứ ba và để lại nhiều di chứng gây nên tàn tật.
Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi và ngày càng được trẻ hóa. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây đột quỵ nhưng nguyên nhân gây đột quỵ não thường được xuất phát từ các yếu tố sau: huyết áp cao, bệnh tim (nhịp tim), bệnh tiểu đường, thừa cơ béo phì, hút t.huốc l.á, … và yếu tố di truyền.
Bác sĩ khuyên khi thấy bệnh nhân đột ngột có các triệu chứng như méo miệng, yếu liệt tay chân đặc biệt yếu, liệt một bên, đau đầu chóng mặt… cần nhanh chóng chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng xử trí và cấp cứu đột quỵ để được can thiệp kịp thời.
Hoàng Lê
Theo baodansinh
Người đàn ông bất ngờ liệt nửa người, cảnh báo mùa tai biến
Người đàn ông 35 t.uổi (Trung Quốc) đột nhiên mất cảm giác một nửa cơ thể. Bác sĩ chẩn đoán ông bị tắc mạch m.áu não.
Tai biến mạch m.áu não (đột quỵ) là tình trạng nghiêm trọng và có nguy cơ t.ử v.ong cao ở nhóm bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch. Vừa qua tại Tây An, Trung Quốc, một người đàn ông đã thoát khỏi tay tử thần nhờ cấp cứu tách mạch kịp thời.
Theo Sohu, người đàn ông 35 t.uổi được đưa đến Bệnh viện Đông y TP Tây An cấp cứu trong tình trạng mất cảm giác một bên cơ thể, phát âm không rõ ràng. Sau khi tiến hành chụp cắt lớp, bác sĩ Triệu Hải Thuận chẩn đoán bệnh nhân bị tắc mạch m.áu não và cần phải thực hiện điều trị tan huyết khối càng sớm càng tốt. Tính đến thời điểm đó, bệnh nhân đã tắc mạch 3,5 tiếng. Nếu không cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể m.ất m.ạng hoặc liệt vĩnh viễn.
Tuy nhiên, người nhà chỉ mang theo 1.000 tệ (3,3 triệu đồng) không đủ chi trả chi phí điều trị nên thời gian bị kéo dài. Đoán thấy tình trạng căng thẳng, bác sĩ Triệu đã đứng ra nhận trách nhiệm về mọi chi phí phẫu thuật giúp cứu sống bệnh nhân.
Bệnh nhân được bác sĩ cấp cứu. Ảnh: Sohu.
Bệnh nhân được chỉ định làm tan huyết khối dưới sự kết hợp giữa các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu và các bác sĩ khoa Nội thần kinh – Bệnh Viện Đông y Tây An. 30 phút sau phẫu thuật, bệnh nhân đã hồi tỉnh, có thể nói được rõ ràng và các chi mất cảm giác trước đó cũng hồi phục về cơ bản.
“Đối với bệnh nhân đột quỵ, thời gian chính là tính mạng. Thời gian vàng cho điều trị tan huyết khối tính từ thời điểm bắt đầu chỉ có 4-5 tiếng. Phát hiện càng sớm, điều trị càng sớm, tỷ lệ hồi phục càng cao. Càng để lâu, khi các tế bào não c.hết dần, dù có cứu được tính mạng cũng sẽ để lại di chứng về sau, khi đó không chỉ có người bệnh khổ mà người nhà cũng sẽ phải đối mặt với chuỗi ngày phục hồi chức năng gian khổ”, bác sĩ Triệu nói.
Chuyên gia này cũng khuyến cáo mùa thu – đông là thời gian giao mùa, sự chênh lệch về nhiệt độ, thời tiết dễ làm cho những người có bệnh lý về tim mạch bị đột quỵ. Từ tháng 9 đến đầu tháng 10, bệnh viện này đã điều trị cho 23 trường hợp đột quỵ.
Vì thế, người dân cần ý thức được việc phòng ngừa đột quỵ trong mùa đông như tránh nóng lạnh đột ngột, giữ ấm cơ thể khi đi ra ngoài đường, đặc biệt là khi có những đợt rét đậm trong mùa đông. Đối với người già yếu, các mạch m.áu dễ co lại đột ngột khi gặp lạnh, độ đậm đặc trong m.áu cũng sẽ cao hơn mùa hè nên tăng cường uống nước ấm để đảm bảo việc tuần hoàn lưu thông, giảm sự hình thành của các cục m.áu.
Ngoài ra, chế độ ăn uống khoa học và thể thao hợp lý, ít đường, ít muối, hạn chế rượu bia tránh trường hợp xung huyết não, không hút t.huốc l.á sẽ giúp người dân hạn chế nguy cơ đột quỵ. Khi phát hiện bệnh nhân có các dấu hiệu liệt, mất cảm giác, méo mồm, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
Theo Zing