Nhiều người nghiện rượu, bia mà không biết

Người mắc chứng nghiện rượu, bia luôn luôn bào chữa trước và sau khi đã uống thì không biết mình đang tỉnh hay đang say.

ThS.BS nội trú Đoàn Thị Huệ, khoa Điều trị nghiện chất, Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia cho biết, đa phần bệnh nhân đến điều trị nghiện rượu bia đều kể rằng, ban đầu họ uống rượu vì xã giao. Nhưng họ không hề biết rằng, rượu bia chính là chất gây nghiện, càng uống thì càng lệ thuộc vào nó và tăng dần số lần uống và lượng uống mỗi ngày.

nhieu nguoi nghien ruou bia ma khong biet eeaa67

Ảnh Internet

Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa chứng nghiện rượu bia và việc uống nhiều rượu bia. Theo bà Huệ, người nghiện rượu bia sẽ phụ thuộc vào rượu bia. Họ cảm thấy rằng cần phải uống, nếu bắt đầu uống thì không thể dừng lại.

“Người có dấu hiệu nghiện rượu là họ uống một cách vô thức, nghĩa là không cần lý do gì cũng có thể uống, trong mỗi bữa ăn dù chỉ có một mình nhưng không có đồ uống có cồn họ thấy miệng nhạt, ăn không ngon và thấy thèm uống. Thậm chí có người luôn khoe “uống rượu, bia không biết say” nhưng thực chất là họ lại đang nghiện rượu bia” – bà Huệ cho biết.

Cơ thể của những người nghiện rượu, bia dần được hình thành cơ chế chống chịu cồn, khiến họ càng ngày càng muốn uống nhiều cồn hơn vào cơ thể để đem đến cảm giác khoan khoái, dễ chịu. Nếu ngừng hoặc cắt giảm lượng uống, họ sẽ trải qua một loạt các triệu chứng giống như cai nghiện như đổ mồ hôi, buồn nôn, run rẩy, lo âu, mê sảng, ….,

nhieu nguoi nghien ruou bia ma khong biet 550edc

Ảnh minh họa

BS Nguyễn Duy Nhất – Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết, người nghiện rượu, bia luôn nghĩ đến chuyện uống, thèm muốn mãnh liệt hoặc cảm thấy bắt buộc phải sử dụng đến mức không thể kiểm soát được. Họ phải uống ít nhất vài lần trong ngày. Khi ấy, tâm thần họ không ổn định và luôn thay đổi tâm trạng, thậm chí là cực đoan, dễ kích động.

“Người nghiện rượu, bia cũng thường gặp vấn đề về dạ dày và ruột như đầy bụng, ợ chua, buồn nôn… Thông thường, nếu một người đang bị nghiện rượu, họ không dừng lại chỉ với một đồ uống mà còn uống nhiều loại với nhau” – BS Nhất cho biết.

Theo BS Nhất, nghiện rượu lại là một chứng bệnh mạn tính. Những người nghiện rượu bia bị phụ thuộc vào những loại đồ uống này. Họ cảm thấy rằng cần phải uống, gần giống như mọi người khác thấy cần phải ăn vậy. Người nghiện rượu bia đã thực sự có các tổn hại về sức khỏe. Những tổn hại này có thể là thể chất (ví dụ như xơ gan, suy tim…) hay về tâm thần (ví dụ như trầm cảm, sa sút trí tuệ…) hoặc các hậu quả xã hội gây nên do tác hại của uống rượu bia (tai nạn thương tích, bạo lực, giảm/mất khả năng làm việc…).

Người nghiện rượu bia cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán, điều trị, cai nghiện để ngăn cản tiến triển nghiện nặng thêm và giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe do nghiện rượu bia gây ra.

Thu Giang

Theo baodatviet

Bệnh hoang tưởng ở người già – triệu chứng và cách chữa trị

Người cao t.uổi thường gặp nhiều chứng bệnh về thần kinh, trong đó bệnh hoang tưởng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Bệnh hoang tưởng khiến tinh thần của người già không được thoải mái và có những suy nghĩ, hành vi bất thường.

benh hoang tuong o nguoi gia trieu chung va cach chua tri 9708ea

Bệnh hoang tưởng ở người già là gì?

Bệnh hoang tưởng hay còn được gọi là hoang tưởng ảo giác, là một dạng tâm thần phân liệt thể hoang tưởng. Người già bị hoang tưởng thường có những cảm giác, suy nghĩ những việc không có trên thực tế. Những triệu chứng này khiến cho người cao t.uổi cảm thấy sợ hãi, lo lắng về mọi thứ xung quanh.

Nguyên nhân của bệnh hoang tưởng ở người cao t.uổi

Hoang tưởng ở người cao t.uổi có nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Nghiện rượu bia và các chất kích thích.

Người cô đơn không được tiếp xúc nhiều với thế giới người xung quanh.

Người bị rối loạn tâm lý, hoặc mắc phải nhiều chứng bệnh liên quan đến não bộ.

Người thay đổi nhiều loại thuốc điều trị, mắc bệnh tim mạch hoặc bị chấn thương…

benh hoang tuong o nguoi gia trieu chung va cach chua tri 0062f8

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hoang tưởng ở người già

Bệnh hoang tưởng có nhiều triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì người bệnh thường có những triệu chứng như bị ảo mộng, suy giảm trí nhớ, thị lực, thường xuyên mê sảng, đau nửa đầu,… Bên cạnh đó, người bệnh còn chán ăn, mất ngủ, sinh hoạt thất thường, lười di chuyển hoạt động,…

Ở mức độ nặng hơn, người cao t.uổi sẽ dễ có những hành động khác thường, rối loạn hành vi những điều không có thật như cảm giác có người đằng sau mình, có cảm giác bị rượt đuổi, bị bắt g.iết h.ại hoặc hoang tưởng mình là một người khác. Người hoang tưởng thường đi lại sinh hoạt một mình, ít tiếp xúc với người khác, thường tự nói một mình hay lẩm bẩm về một vấn đề nào đó nhiều lần… Ngoài ra người già còn có thể mắc các bệnh nguy hiểm khác.

Cách hỗ trợ chữa trị chứng hoang tưởng ở người già

Thông thường bệnh hoang tưởng ở người cao t.uổi ít được để ý đến hơn bởi quan niệm “người già thường hay lẩm cẩm”. Tuy nhiên, nếu chủ quan thì hậu quả để lại sẽ vô cùng lớn. Chứng hoang tưởng rất khó được phát hiện bởi người bệnh có nhiều biểu hiện phức tạp, bệnh đến bất ngờ, không phụ thuộc vào một quy luật cụ thể nào.

Người hoang tưởng dễ bị kích động, lo lắng, hoảng sợ nên rất nguy hiểm tới tính mạng. Vì thế người thân không nên để người hoang tưởng cô đơn một mình. Để có thể biết rõ người cao t.uổi mắc bệnh này hay không thì cần gặp gỡ, nói chuyện thậm chí đưa người bệnh đến cơ sở chuyên khoa để chẩn đoán chính xác bệnh.

Thuốc điều trị bệnh hoang tưởng cũng đã có mặt rất đa dạng trên thị trường. Tuy nhiên hiệu quả của chúng thường chỉ dừng lại ở mức thuyên giảm chứ rất khó để điều trị dứt điểm vì thế người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Theo congthuong.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *