Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kandal giáp biên giới với Việt Nam cho biết 298 người dân trong tỉnh đã bị sốt, trong khi có nghi ngờ rằng dịch sốt Chikungunya đã bùng phát tại tỉnh này.
Các bác sỹ khám cho bệnh nhân. (Nguồn: khmertimeskh.com)
Gần 300 người dân thuộc tỉnh Kandal giáp biên giới với Việt Nam đã bị ốm do nghi nhiễm virus Chikungunya.
Ngày 28/9, truyền thông Campuchia dẫn lời Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kandal Kuy Bunthoeun cho biết 298 người dân trong tỉnh đã bị sốt, trong khi có nghi ngờ rằng dịch sốt Chikungunya đã bùng phát tại tỉnh này.
Theo báo cáo của chính quyền huyện Lvea Em thuộc tỉnh Kandal, ngày 25/9, mới có năm trường hợp sốt đầu tiên được báo cáo.
Tuy nhiên, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kuy Bunthoeun cho biết hiện số bệnh nhân đã nhanh chóng tăng lên 298 người, với 19 ca phải nhập viện. 279 người có triệu chứng nhiễm virus Chikungunya đang tạm cách ly tại một ngôi chùa thuộc huyện Lvea Em để nhà chức trách có thể kiểm soát được tình hình và cung cấp các đồ nhu yếu phẩm hỗ trợ.
Giám đốc Bunthoeun cho biết hiện tình trạng các bệnh nhân ổn định. Ông khẳng định những chẩn đoán ban đầu có thể cho biết số bệnh nhân trên bị sốt virus Chikungunya hay bị cúm.
Thông báo của Sở Y tế Kandal cho biết các cơ quan chức năng đã thực hiện dọn dẹp sạch khu vực, phát quang các bụi rậm xung quanh các khu dân cư cũng như hướng dẫn và cảnh báo người dân về nguy cơ dịch bệnh. Hiện tượng nhiều gia đình mở nắp bể chứa nước sinh hoạt và trong khu vực có nhiều vũng nước tù đọng đang được xem là nguồn phát sinh muỗi.
Trước đó, ngày 17/9, Bộ trưởng Y tế Campuchia Man Bun Heng đã kêu gọi người dân một số tỉnh, đặc biệt là Kandal, Banteay Meanchey, Kampong Cham và Preah Vihear cần cảnh giác và đến ngay các trung tâm y tế, hoặc bệnh viện gần nhất nếu có các triệu chứng nhiễm bệnh.
Dịch sốt Chikungunya do muỗi Aedes truyền cho người. Các triệu chứng bệnh gồm sốt cao trong 3-4 ngày, đau khớp, mỏi cơ, đau đầu, nôn, mệt và phát ban.
Thông thường, Chikungunya không gây c.hết người và hầu hết bệnh nhân sẽ khỏi sau một tuần, nhưng người bệnh có thể t.ử v.ong nếu mắc các bệnh lý nền như sốt rét, sốt vàng da và viêm màng não.
Theo báo cáo của Bộ Y tế Campuchia, kể từ tháng Bảy đến cuối tuần trước, 21 tỉnh ở nước này đã báo cáo các trường hợp sốt Chikungunya, trong đó 80% tập trung tại các tỉnh Preah Vihear, Siem Reap và Takeo./.
Đồng Tháp: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh do vi rút Chikungunya
UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với các địa phương tăng cường công tác truyền thông về cơ chế lây lan và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do vi rút Chikungunya để người dân biết.
Chikungunya là bệnh do virus được lây truyền sang người qua trung gian là muỗi Aedes nhiễm bệnh.
Để bảo đảm an toàn sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với các địa phương tăng cường công tác truyền thông về cơ chế lây lan và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do vi rút Chikungunya để người dân biết, thực hiện.
Cùng với đó là theo dõi sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh để có biện pháp phòng, chống kịp thời; trường hợp phát sinh các tình huống vượt quá thẩm quyền giải quyết, báo cáo UBND tỉnh cho ý kiến thực hiện.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chikungunya là bệnh do virus được lây truyền sang người qua trung gian là muỗi Aedes nhiễm bệnh.
Triệu chứng phổ biến của bệnh là sốt, đau khớp nghiêm trọng, đau cơ, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi và phát ban; các biểu hiện lâm sàng của bệnh này giống như bệnh sốt xuất huyết và Zika.
Dịch bệnh Chikungunya đã lây lan nhanh sang 12 tỉnh, thành phố tại Campuchia và có khả năng tiếp tục lan rộng sang các địa phương khác (trong đó có 3 tỉnh giáp biên giới với Việt Nam là Tbong Khmum, Ta Keo, Kampot).