Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hóa, căn bệnh được xem là bệnh nhà giàu nhưng hiện tại đã xuất hiện ở mọi đối tượng và đang ngày càng trẻ hóa.
Sai lầm điều trị gút
Anh H.M.K. (38 t.uổi, ngụ tại TPHCM) bị gút từ nhiều năm nay. Anh tình cờ được phát hiện mắc bệnh gút trong một lần khám sức khỏe định kỳ.
Tuy nhiên do chủ quan nghĩ mình còn trẻ, anh không chủ động điều trị cũng như duy trì chế độ ăn uống theo chỉ dẫn của bác sĩ khiến bệnh diễn tiến nặng.
Có lần, anh K. bị sưng đau, tấy đỏ các khớp chân phải, thường xuyên có những cơn đau dữ dội ở ngón chân cái.
Anh K. đã đến Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM khám. Các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc, hạn chế các thức ăn nhiều đạm để điều trị bệnh gút. Tuy nhiên, khi đang điều trị các triệu chứng sưng đau, nóng đỏ các khớp giảm đi đáng kể, anh tự ý ngưng thuốc.
Sau đó, mỗi lần các khớp sưng đau, anh K không tái khám mà sử dụng một loại thuốc bắc do người quen giới thiệu. Gần đây, anh thường xuyên bị các cơn đau, nóng và sưng tấy khớp bàn chân.
Qua thăm khám, các bác sĩ cho biết bệnh Gút của anh đã tiến triển giai đoạn nặng do nhiều khớp bị biến dạng, bàn chân biến dạng với các u cục do axit uric lắng đọng còn kèm theo biến chứng của việc lạm dụng thuốc có chứa corticoids.
Các bác sĩ cho biết việc điều trị của anh K. phức tạp và mất nhiều thời gian hơn.
Hình ảnh bàn chân, tay biến dạng do gút
TS BS. Cao Thanh Ngọc – Trưởng khoa Nội cơ xương khớp BV ĐHYD TPHCM cho biết bà thường xuyên gặp các trường hợp bệnh nhân như anh K. Bệnh nhân tự ý bỏ thuốc, không tuân theo liều lượng dùng cũng như các chỉ định của bác sĩ.
Việc bệnh nhân tự mua thuốc uống và sử dụng những các thuốc không rõ nguồn gốc cũng là sai lầm thường gặp. Điều này dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn như xuất huyết tiêu hóa, suy giảm miễn dịch khiến người bệnh dễ bị n.hiễm t.rùng, viêm phổi.
Ngoài ra, người bệnh còn có nguy cơ tàn phế do acid uric tăng cao, lâu ngày lắng đọng trên khớp gây biến dạng và mất chức năng khớp. Trong một số trường hợp nặng, người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng, thậm chí t.ử v.ong.
Bệnh nhà giàu đã nghèo hóa
Theo TS BS. Cao Thanh Ngọc, gút là bệnh lý do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin, làm tăng acid uric trong m.áu, dẫn đến lắng đọng urat trong các mô của cơ thể gây ra nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh lý về xương khớp. Đây là một trong những bệnh phổ biến trong cộng đồng, chiếm khoảng 1/3 tổng số lượng người bệnh đến khám các vấn đề về xương khớp.
Bác sĩ Ngọc cho biết cứ 4 người được chẩn đoán mắc bệnh gút thì có đến 2 người thuộc độ t.uổi từ 30 – 40, đáng báo động hơn là tỷ lệ này ngày càng gia tăng và trẻ hóa.
Bia rượu làm gia tăng bệnh gút
Nếu trước kia bệnh gút được coi là bệnh nhà giàu vì cho rằng chỉ những người có điều kiện, ăn uống nhiều chất đạm mới mắc bệnh gút thì hiện nay bệnh gút phát sinh ở mọi đối tượng thành phố và nông thôn, người giày hay nghèo.
Những người ăn uống thiếu khoa học (kể cả nữ giới), những người có t.iền sử gia đình mắc bệnh gút, những người thừa cân, béo phì đều có nguy cơ cao bị gút.
TS Ngọc chia sẻ bệnh gút không phải là một bệnh khó điều trị. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có rất nhiều người xem nhẹ bệnh, không tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ hoặc tự ý dùng thuốc gây hậu quả nghiêm trọng, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Bệnh thường biểu hiện bằng những đợt viêm khớp cấp tính và sau đó tiến triển thành mạn tính.
Triệu chứng đặc trưng của cơn gút cấp là khởi đầu đột ngột với tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội thường ở một khớp. Nếu không được điều trị đúng, lâu ngày bệnh sẽ tiến triển thành viêm khớp gút mạn với sưng đau khớp thường xuyên, biến dạng khớp, nổi hạt tophi, bệnh thận do gút, sỏi thận…
Vì vậy, nếu người bệnh có các triệu chứng sưng đau các khớp, người bệnh nên chủ động đến tại các cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, tránh việc tự ý điều trị khiến bệnh trầm trọng hơn. Sau khi hết sưng đau khớp, người bệnh cần phải kiên trì điều trị bằng cách dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng lịch.
Căn bệnh nhà giàu, người Việt nghèo cũng mắc
Bệnh gout được xem là căn bệnh của nhà giàu nhưng hiện nay những người nghèo, người có thu nhập thấp, từ thành thị tới nông thôn đều nhiều người mắc.
Bệnh trẻ hóa
Anh Nguyễn Văn Thắng – 34 t.uổi, làm nghề thợ xây ở Hạ Long, Quảng Ninh cho biết anh bị bệnh gout 3 năm nay. Dù còn trẻ, công việc làm hàng ngày cũng vất vả nhưng anh không hiểu vì sao mình mắc bệnh gout.
Anh Thắng đi khám do sưng đau và nóng rát ở hai ngón chân cái. Bác sĩ kiểm tra phát hiện viêm khớp do lắng đọng axit uric.
Trước đây, anh Thắng nghĩ rằng chỉ những người nhà giàu hoặc người có t.iền mới mắc bệnh gout. Anh làm nghề thợ xây thì làm sao bệnh này được.
Không riêng gì anh Thắng, anh Đỗ Ngọc Minh – 46 t.uổi, Thanh Xuân, Hà Nội cũng vật lộn với bệnh guot. Anh Minh thường xuyên bị đau các ngón chân nhất là về sáng. Lúc đau sưng tấy, đỏ rực lên, đi khám bác sĩ cho biết anh bị bệnh guot. Anh Minh làm nhân viên kinh doanh, công việc thường xuyên phải nhậu nhẹt tiếp khách.
Trường hợp của ông Nguyễn Văn Lăng – 71 t.uổi, Hà Đông, Hà Nội cũng bị bệnh gout cả chục năm nay. Ông Lăng tâm sự trước đây nghèo chẳng có gì ăn thì không mắc bệnh, khi vừa có chút kinh tế, con cái trưởng thành muốn chăm sóc, báo hiếu bố mẹ, cho ăn nhiều món ngon thì cũng đành chịu vì bệnh tật phải kiêng. Ông Lăng bị bệnh 10 năm, hai lần vào nhập viện vì viêm gout cấp.
Người nghèo cũng mắc bệnh nhà giàu
Các bác sĩ cho rằng thói quen ăn uống chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh gout hiện nay. Tuy nhiên, cũng có nhiều người chỉ làm công việc bình thường, nghèo cũng mắc bệnh gout.
Bệnh do mâm cơm gây ra
PGS Tạ Văn Bình – nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương, cho biết hiện nay các bệnh về rối loạn chuyển hóa đang gia tăng. Không chỉ các bệnh như béo phì, đái tháo đường mà bệnh gout cũng tương tự.
Theo BS Bình, có những thanh niên chỉ 30 t.uổi đã rối loạn Axit Uric và có lắng đọng axit uric ở khớp. Bệnh rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng đặc biệt là khớp.
PGS Bình cho biết trước đây bệnh gút là bệnh của nhà giàu, ngày nay còn bắt gặp cả ở những người có thu nhập thấp, người nghèo.
Nguyên nhân của bệnh ai cũng thấy đó là đi bất cứ đâu từ thành thị đến thôn quê, đi đâu chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp cảnh ăn nhậu, chè chén. Chế độ ăn quá thừa đạm cộng với sự lạm dụng rượu bia quá mức dẫn đến rối loạn chuyển hóa của một chất có trong cơ thể là acid uric, từ đó gây ra bệnh gout.
Bệnh gout chủ yếu gặp ở nam giới. Bệnh cũng có yếu tố di truyền, nghĩa là nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh gout thì bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn người khác.
Những thực phẩm dễ gây bệnh gout đó là thực phẩm chứa purin như hải sản, các loại thịt có màu đỏ (thịt trâu, bò, ngựa, dê, thịt thú rừng…), phủ tạng động vật (lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…), trứng gia cầm (nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn), những thực phẩm giàu đạm khác (bao gồm đạm động vật như thịt heo, thịt chó, thịt gà, thịt vịt… cá và các loại thủy sản như lươn, ếch…).
Uống nhiều bia, rượu mạnh, cà phê làm tăng tích lũy acid uric trong m.áu và làm dễ lắng đọng urate tại khớp. Uống nhiều nước ngọt có ga làm tăng nguy cơ béo phì.
Biểu hiện của bệnh gout đó là những cơn đau cấp tính hay còn gọi viêm gout cấp, bệnh có đặc điểm khởi phát đột ngột, thường vào ban đêm với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp, thường gặp nhất ở khớp bàn-ngón chân cái.
Điều trị bệnh gout, người bệnh cần phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của thầy thuốc về chế độ điều trị, bao gồm thuốc men và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.
Trong thực tế, không ít người bị bệnh thường chỉ quan tâm đến bệnh và dùng thuốc trong đợt cấp, sau đó thì ngưng, dẫn đến bệnh tiến triển nặng dần và gây ra các biến chứng. Bệnh cần điều trị lâu dài, theo dõi ngay kể cả khi qua giai đoạn cấp của bệnh.
Phòng bệnh gout không phải dễ vì bệnh liên quan tới thói quen ăn và uống của nhiều người. Tuy nhiên, PGS Bình cho rằng bất cứ thực phẩm nào cũng có thể ăn nhưng nên nhớ đừng ăn quá nhiều.