Nhiều năm mắc bệnh trầm cảm và cho rằng bản thân là gánh nặng đối với gia đình, người đàn ông ở Hà Nội đã tìm đến cái c.hết.
Biến cố xảy ra không được giải quyết trong 2 tuần đầu tiên sẽ trở thành nguyên nhân gây trầm cảm, ảnh hưởng tâm lý con người. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể diễn biến thành mạn tính, dẫn đến ý tưởng t.ự t.ử, thậm chí làm hại bản thân và người xung quanh.
Bệnh nhân M. (57 t.uổi, Hà Nội), điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 (Hà Nội), cho biết ông lấy vợ năm 1993, có 2 con.
“Tôi được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm từ năm 1996 sau khi chủ động tới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) thăm khám. Thời điểm đó, tôi làm tài xế cho một cơ quan nhưng sau này, họ giải thể. Khó khăn khi tìm việc, tôi lang thang, phụ bán hàng, làm việc vặt và bắt đầu uống rượu”, ông M. chia sẻ.
Bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 (Hà Nội) có hành vi t.ự s.át nhiều lần. Ảnh minh họa: Quốc Vương.
Tuy nhiên, mất việc và trở thành gánh nặng kinh tế không phải nguyên nhân chính dẫn tới trầm cảm. Việc lái xe đường dài, luôn lao động với cường độ cao nhưng đột ngột rảnh rỗi khiến ông M. hụt hẫng.
Năm 1996, ông được điều trị nội trú tại Bạch Mai trong 2 tháng. Sau thời gian này, ông xuất viện, điều trị ngoại trú kết hợp uống thuốc và có kết quả tích cực. Tuy nhiên, 10 năm sau, căn bệnh quái ác trở lại.
3 lần cố gắng t.ự s.át
Năm 2004, 27 ngày sau khi vợ chồng ông M. sinh thêm một b.é t.rai, cháu được tiêm phòng tại trạm xá y tế và không may t.ử v.ong. Ông M. u uất và quyết định t.ự s.át lần đầu tiên với 2 nắm thuốc điều trị trầm cảm. May mắn, vợ ông về nhà sớm, phát hiện và đưa chồng đi cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
“Khi hồi tỉnh, tôi có cảm giác buồn, u uất và không thấy hối hận”, bệnh nhân chia sẻ. Sau khi hồi phục, ông tới Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) để điều trị tâm thần bằng máy sốc điện.
Lần t.ự s.át thứ 2 xảy ra vào tháng 10/2018. Ông M. nhịn ăn 16 ngày và cân nặng còn hơn 30 kg (trầm cảm từ chối ăn). Dù được mọi người khuyên nhủ, ông nhất quyết không ăn bất cứ thứ gì. Ông M. nằm trên giường đến khi gần ngất xỉu và được gia đình đưa trở lại bệnh viện điều trị.
Mới đây, sau khi xuất viện 23 ngày, ông xích mích với đám thanh niên gần nhà và có biểu hiện mất kiềm chế, gây thương tích cho một người trong số đó. Sau khi hết kích động, ông chia sẻ mình cảm thấy có lỗi.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Chỉnh, khoa 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, giải thích: “Hành vi này có thể liên quan tình trạng trầm cảm của bệnh nhân. Trong trầm cảm, bệnh sẽ xuất hiện 2 loại khí sắc là giảm và kích thích. Khí sắc kích thích là bệnh nhân bị tác động về mặt tâm lý bởi môi trường và phản ứng mạnh hơn, thậm chí đ.ánh n.hau, đ.ập p.há nhưng sau đó giảm xuống trạng thái buồn”.
Biến cố trên là cú sốc với ông M. Bệnh nhân cảm thấy cuộc sống quá khắc nghiệt và không thể hòa hợp nên quyết định dùng mảnh sắt, tự rạch cổ tay trái nhằm t.ự s.át.
Vết sẹo trên cổ tay trái do hành vi t.ự s.át của ông M. Ảnh: Quốc Vương.
Bệnh nhân may mắn được phát hiện sớm và cấp cứu trong tình trạng đứt gân. Sau 10 ngày, ông được chuyển tới Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 với cổ tay được cố định bằng nẹp.
Kiên trì điều trị và cố gắng vượt qua
Người đàn ông này tâm sự: “Trong những lần t.ự s.át, tôi cũng không rõ lý do bản thân buồn bã, ủ rũ. Tôi không giao tiếp với ai và luôn có tâm trạng chán nản. Chỉ một khó khăn rất nhỏ, tôi cũng tự nghĩ nó lớn, dẫn đến t.ự s.át”.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Chỉnh cho biết bệnh nhân khi nhập viện xuất hiện triệu chứng buồn chán, bi quan về cuộc sống, nghĩ bản thân không còn giá trị. Ông cho rằng mình là gánh nặng của gia đình khi họ đã tốn nhiều công sức nhưng không có kết quả.
“Dù được phát hiện sớm, bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Bệnh nhân điều trị nội trú ổn nhưng khi trở về nhà không uống thuốc theo chỉ dẫn”, thạc sĩ Chỉnh cho hay.
Thông thường, các bệnh nhân trầm cảm trên 45 t.uổi phải dùng thuốc cả đời. Nguyên nhân là thuốc chỉ giúp điều trị triệu chứng. Bệnh nhân sẽ bộc phát bệnh ngay khi dừng uống thuốc.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Chỉnh, khoa 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1. Ảnh: Quốc Vương.
Sau thời gian điều trị, bệnh nhân tiến triển tích cực. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe tâm thần chưa trở về mức bình thường. Bệnh nhân tiếp tục mất ngủ, còn triệu chứng buồn chán, bi quan và lo âu.
Theo thạc sĩ Chỉnh, ý tưởng t.ự s.át của bệnh nhân đôi khi vẫn xuất hiện. Do đó, các bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi hành vi của bệnh nhân. Ngoài ra, hướng điều trị sắp tới là duy trì thuốc chống trầm cảm, bệnh nhân được kết hợp kiểm tra tâm lý.
Chuyên gia này khuyến cáo: “Bệnh trầm cảm có thể xảy ra ở mức độ nặng hoặc nhẹ. Tuy nhiên, hành vi t.ự s.át có thể gặp ở mọi thể. Ngay khi có ý tưởng hoặc hành vi t.ự s.át, bệnh nhân buộc phải nhập viện điều trị”.
Điểm đặc biệt của hành vi t.ự s.át ở bệnh nhân trầm cảm là họ rất tỉnh táo. Do đó, họ có khả năng sắp xếp việc t.ự t.ử hợp lý nhằm tăng tỷ lệ thành công. Nếu không điều trị, giám sát kịp thời, khả năng bệnh nhân trầm cảm t.ự s.át thành công rất lớn. Một số phương pháp thường được họ lựa chọn là uống thuốc, c.ắt t.ay hay t.reo c.ổ.
Cảnh giác với tình trạng thường xuyên vui, buồn thất thường
Chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực khiến người bệnh vui vẻ vào ban ngày nhưng đến đêm lại bồn chồn, buồn bã, khó ngủ mà không rõ lý do.
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương (Hà Nội), chia sẻ: “Mới đây, tôi khám cho bệnh nhân nữ, 35 t.uổi. Bệnh nhân chia sẻ mình từng có thu nhập không dưới một tỷ đồng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, số t.iền này sụt giảm nghiêm trọng nhưng bệnh nhân phải chấp nhận và quyết định không làm gì”.
Sau khi trò chuyện, bác sĩ này phát hiện bệnh nhân vừa kết thúc giai đoạn hưng cảm của chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Ở giai đoạn này, bệnh nhân năng động, sáng tạo hơn.
“Trong giai đoạn hưng cảm, bệnh nhân có nhiều cảm hứng, sáng tạo khiến công việc trôi chảy. Tuy nhiên, khi giai đoạn này kết thúc, bệnh nhân xuất hiệu triệu chứng đau đầu, đau dạ dày, hoa mắt, chóng mặt và hồi hộp”, tiến sĩ Hồng Thu nói.
Trước đó, nữ bệnh nhân đã đi khám tại nhiều nơi, kiểm tra về thần kinh, nội tiết nhưng không thể tìm ra bệnh. Suốt quá trình đó, bệnh nhân này luôn cáu kỉnh, chán nản, buông xuôi trong công việc dù không có lý do.
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương. Ảnh: Quốc Toàn.
Theo tiến sĩ Hồng Thu, tỷ lệ người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực chiếm khoảng 4% dân số thế giới. Người bệnh sẽ trải qua sự thay đổi cảm xúc liên tục, khi vui vẻ và thừa năng lượng, lúc ngược lại. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và tập trung, gây trở ngại đáng kể cho cuộc sống hàng ngày.
Bệnh này gồm những thái cực cảm xúc đối lập. Chúng xuất hiện lặp lại kéo dài suốt cuộc đời. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được kiểm soát, kéo dài thời gian ổn định nhờ can thiệp sớm, uống thuốc đều đặn.
Chúng ta không biết trước được thời điểm nào cảm xúc người bệnh bị thay đổi. Thời gian chuyển đổi giữa 2 thái cực có thể trong một ngày, tuy nhiên, tình trạng này khá hiếm. Thông thường, các giai đoạn sẽ kéo dài vài ngày hoặc nhiều tháng.
Ở giai đoạn hưng cảm, bệnh nhân thường có biểu hiện như luôn lạc quan, vui tươi, phấn khởi, nhiều ý tưởng mới, đ.ánh giá cao bản thân. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân đều rõ biểu hiện. Một số trường hợp chỉ cảm thấy tràn trề sinh lực, luôn muốn làm việc. Những người này thường khó phát hiện bệnh. Thậm chí, không phải tất cả bệnh nhân đều có biểu hiện và triệu chứng điển hình.
Người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực rất khó phát hiện bệnh. Ảnh: Rehab Thailand.
Với giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân luôn buồn bã, thụ động và chán nản. Quá trình chuyển từ hưng cảm sang trầm cảm có thể tự nhiên xảy ra hoặc do tác động của một biến cố nhất định.
Tiến sĩ Hồng Thu cho hay: “Nữ bệnh nhân kể ban ngày rất vui vẻ, phấn chấn, hoạt bát nhưng về đêm lại bồn chồn, khó ngủ. Nếu bệnh nhân nhận ra điều bất thường này và điều trị ngay ở giai đoạn hưng cảm, các bác sĩ có thể điều trị tâm lý và không cần dùng thuốc”. May mắn, người phụ nữ này đã tới khám ngay khi vừa bước sang giai đoạn trầm cảm.
Người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực phải được bác sĩ theo dõi để kê đơn kết hợp điều trị tâm lý. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần uống thuốc trong thời gian dài để cuộc sống có chất lượng tốt hơn.